Chủ trương của Đảng về khôi phục và phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 35 - 38)

7. Bố cục Luận văn

2.1. Chủ trƣơng và chỉ đạo khôi phục và phát triển làng nghề thủ công ở

2.1.1. Chủ trương của Đảng về khôi phục và phát triển làng nghề

Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, CNH - HĐH đất nước là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc CNH - HĐH đất nước là CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là con đường ngắn nhất để hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, đồng thời mang lại kết quả cao và phù hợp với xu thế của nền kinh tế thế giới, tận dụng được những thành tựu cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ của nhân loại.

Nhận thức và nắm bắt được tư duy đó nên trong tồn bộ hệ thống chủ trương của Đảng, vấn đề nông nghiệp và kinh tế nông thôn ln chiếm một vị trí quan trọng. Ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, những chủ trương, chính sách đó lại có sự bổ sung, thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Trong đường lối đổi mới được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta có cái nhìn đúng đắn về bộ phận kinh tế ở nông thôn và khẳng định: Cần thấy rằng hiện nay lực lượng tiểu, thủ công nghiệp đang sản xuất khoảng một nửa khối lượng hàng tiêu dùng và còn nhiều khả năng thu hút hàng triệu lao động. Cần xoá bỏ ngay những chính sách, chế độ đang gị bó lực lượng này…. Cải tiến chính sách thuế đối với tiểu, thủ công nghiệp theo hướng khuyến khích các ngành, nghề cần phát triển. Đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, sử dụng và đãi ngộ tốt với các nghệ nhân, đồng thời đào tạo và bồi

dưỡng lực lượng kế thừa, khơng để mai một những ngành, nghề đã có từ lâu đời trong nhân dân. [25,tr.50]

Đến Đại hội VII, vị trí, vai trị của nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn được nhấn mạnh, xem nó có ý nghĩa quyết định đối với ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Đại hội VII (tháng 6/1991), Đảng ta xác định: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… [25, tr.1600]

Đại hội VIII (tháng 7/1996) đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Với một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nơng thơn thì việc tạo ra một cơ cấu kinh tế mới hợp lý và hiện đại ở nông thôn là điều cần thiết. Chính vì vậy, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nơng nghiệp và cả bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nơng thơn. Trong q trình vận động và phát triển, các làng nghề thủ cơng đã có vai trị tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng của cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nơng nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nơng nghiệp có thu nhập cao hơn. Nhận thấy những lợi ích kinh tế từ hoạt động của các làng nghề mang lại, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị tứ, thị trấn, liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung. Phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề làm hàng xuất khẩu, mở mang các loại hình dịch vụ. Xây dựng thêm đường sá, mạng lưới cấp điện, cấp nước, điện thoại, trường học, cơ sở y tế, văn hố ở nơng thơn. [25, tr.1757]

Với tinh thần tiến công cách mạng tiếp tục trên con đường đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX (tháng 4/2001) khẳng định phát triển kinh

tế, CNH- HĐH là nhiệm vụ trọng tâm. Phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nơng thơn và thành thị có vị trí quan trọng và lâu dài. Do đó, Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để phát triển.

Đối với làng nghề thủ công, Đảng đưa ra định hướng phát triển đó là:

“mở mang làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu, phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hố ở nơng thơn, tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp”. [22,tr.279]

Nhằm phát huy năng lực của các thành phần kinh tế, tháng 2/2002, Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn thời kỳ 2001- 2010”, trong đó Hội nghị khẳng định vai trò quan trọng của các làng nghề thủ công với sự phát triển kinh tế của đất nước, gắn với phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Vì vậy, việc khơi phục và phát triển làng nghề thủ cơng có tác động tích cực đến q trình CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, đồng thời tạo thêm những điều kiện cho CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, văn hoá, giáo dục, nâng cao đời sống cư dân nông thôn.

Nội dung những chủ trương, chính sách trên thực sự là sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, bước đầu tháo gỡ những khó khăn cho các ngành nghề ở nơng thôn, đồng thời mở ra định hướng phát triển lâu dài để Đảng bộ địa phương vận dụng thực hiện trong quá trình lãnh đạo phát triển làng nghề nơng thơn. Qua đó, thể hiện sự phát triển trong nhận thức và tư duy lí luận của Đảng về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, là sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước ta cho các làng nghề ở nông thôn dần khôi phục và phát triển, khuyến khích sự hình thành các làng nghề mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)