7. Bố cục Luận văn
2.1. Chủ trƣơng và chỉ đạo khôi phục và phát triển làng nghề thủ công ở
2.1.2. Chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ
Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Sau 10 năm cùng nhân dân cả nước tiến hành sự nghiệp đổi mới kinh tế- xã hội (1986 - 1996), Đảng bộ và nhân dân Nam Hà đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và giành được những kết quả đáng trân trọng trên nhiều lĩnh vực: sản xuất kinh tế, ổn định đời sống nhân dân; văn hóa- an sinh xã hội. Đối với hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sau một thời gian suy giảm do cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, thì từ năm 1986 trở lại đây, nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với các ngành nghề nông thôn, đã mở ra một hướng phát triển mới cho các làng nghề. Cùng với sự phục hồi và khởi sắc của nhiều làng nghề thủ công truyền thống là sự xuất hiện của một số nghề mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Những thành tựu đó đã và đang tạo tiền đề cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Hà vững bước tiến vào thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng và đổi mới quê hương.
Thực hiện Quyết định của Quốc hội khoá IX nhằm tạo thuận lợi cho cơng tác quản lý hành chính, ngày 1/1/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình. Đây được coi là chủ trương hồn tồn đúng, phù hợp với tình hình thực tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phát huy thế mạnh của địa phương, chủ động triển khai các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, ở thời điểm năm 1997, Hà Nam gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội còn nhiều thiếu thốn. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 60%. Thu nhập bình quân đầu người bằng 58,2% mức bình quân của cả nước. Hoạt động của các ngành nghề nơng thơn tuy có khởi sắc hơn trước nhưng phát triển chưa xứng đáng với tiềm
năng của tỉnh; sản phẩm cịn ít, giá thành cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. Việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu cịn nhiều khó khăn. Trong khi đó, trình độ tổ chức và quản lý của chủ các cơ sở sản xuất còn yếu nên đã hạn chế năng suất lao động.
Trước tình hình đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV họp từ ngày 2 đến ngày 5/7/1998, theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Đại hội đã tổng kết công tác lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những năm qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 3 năm (1998 - 2000) là khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đưa Hà Nam trở thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh. Để thực hiện những mục tiêu trên, Đại hội XV của Đảng đưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng nhanh nông sản hàng hoá… Tăng cường đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng… Đồng thời, phát triển công nghiệp dệt, may, chế biến nơng sản xuất khẩu, cơng nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp và mở rộng làng nghề… Với những chủ trương đúng đắn và thực hiện các biện pháp tích cực, đến năm 2000, một số làng thủ cơng truyền thống: mây, giang đan, thêu ren xuất khẩu được khôi phục và phát triển mạnh. Bước sang thế kỷ XXI, cách mạng nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội lớn song cũng khơng ít những khó khăn, thách thức. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, có nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là lao động thiếu việc làm, lao động thất nghiệp còn nhiều. Để giải quyết vấn đề này, phát triển các ngành nghề ở nông thôn là giải pháp quyết định tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển làng nghề thủ công được đề ra tại Đại hội IX và những Hội nghị tiếp theo, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2000 - 2005 đưa ra nhiệm vụ chung cho toàn
thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phải tích cực huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn, ngày 21/5/2001, Tỉnh uỷ Hà Nam ra Nghị quyết số 03-NQ/TU về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nơng thơn. Trên cơ sở đánh giá tình hình sản xuất nơng nghiệp và hoạt động của các làng nghề thủ công trong 3 năm (1997 - 2000), Nghị quyết định ra phương hướng: “Tập trung khai thác mọi nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, có 70% số xã, thị trấn trong tỉnh có ngành nghề với quy mô, ngành hàng phù hợp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng và phát triển ngành nghề, tham gia xuất khẩu, làm dịch vụ thương mại. Tăng tỷ lệ lao động làm ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ đến năm 2010 là 50%”.
Để các làng nghề thủ cơng thực sự phát triển bền vững, mang tính lâu dài, Tỉnh uỷ Hà Nam cũng đưa ra một số biện pháp phát triển ngành nghề tiểu, thủ cơng nghiệp nơng thơn đó là: Củng cố, mở rộng và phát triển làng nghề truyền thống; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và ngành nghề tiểu, thủ cơng nghiệp trong nơng thơn. Khuyến khích tạo thêm nhiều nghề mới để giải quyết việc làm, đa dạng hố sản phẩm. Nhanh chóng xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp ở thị xã, các xã, thị trấn và xây dựng làng nghề - du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm 2001, trên địa bàn tỉnh Hà Nam mới có 25 làng nghề thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau. [49]
Vì vậy, năm 2003, Tỉnh uỷ Hà Nam đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TU ngày 2/5/2003 về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN. Nghị
quyết chỉ ra tầm quan trọng và định hướng phát triển cơng nghiệp nói chung và sự phát triển TTCN, làng nghề nói riêng. Nhằm quy hoạch các làng nghề tại vùng nhất định để tạo ra sự tập trung trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 829/2003/QĐ-UB về đầu tư xây dựng và quản lý cụm công nghiệp - TTCN huyện, thành phố và cụm TTCN làng nghề xã và thị trấn; Quyết định số 863/2003/QĐ-UB ngày 5/8/2003 về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu cơng nghiệp tỉnh Hà Nam. Việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hà Nam chủ yếu căn cứ vào quy hoạch kinh tế - xã hội và nhu cầu thực tế. Từ đó, góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng chính là những Quyết định quan trọng nhằm tạo ra bước phát triển đột phá cho nền kinh tế tỉnh nhà nói chung và các làng nghề nói riêng.
Đặc biệt, trong năm 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành hai văn bản quan trọng: Quyết định số 208/QĐ-UB ngày 9/2/2004 về ban hành quy chế về tiêu chuẩn làng nghề TTCN. Trong đó quy định, một làng được cơng nhận là làng nghề thủ cơng ngồi việc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định ở địa phương, thì làng nghề đó phải có số lao động làm các nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm trên 50% lao động của làng và giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng. Cùng với đó, Quyết định cũng chỉ ra trách nhiệm của làng nghề đó là: Tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất; quan tâm cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Bám sát nhu cầu thị trường để sản xuất những mặt hàng mới, du nhập nghề mới, đồng thời chú trọng đảm bảo môi trường sinh thái trong các làng nghề. [67] Quyết định 209/QĐ-UB ngày 9/2/2004 về ban hành quy định về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh
hiệu và một số chế độ ưu đãi với thợ giỏi, nghệ nhân, người có cơng đưa nghề về làng.
Có thể nói, việc ban hành những quy chế trên là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao với những người thợ có tay nghề tiếp tục nghiên cứu, sáng tác, phục hồi, phục chế các sản phẩm và du nhập những nghề mới; tập trung trí tuệ sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, mang bản sắc văn hoá dân tộc, có tính nghệ thuật cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số làng có nghề cố gắng phấn đấu đạt tiêu chí cơng nhận làng nghề. Nhờ đó, các làng nghề mới xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia. Tính đến cuối năm 2005, số lượng làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh tăng gấp đôi so với năm 2001 là 51 làng nghề. Các làng nghề này đang được quy hoạch vào các cụm TTCN - làng nghề, bước đầu tạo ra sự tập trung trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Những chủ trương trên của Đảng bộ tỉnh Hà Nam là sự vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển TTCN, làng nghề, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của tỉnh. Đó là nền tảng, là điểm xuất phát quan trọng cho việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công của các Đảng bộ địa phương.
2.1.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công
Quán triệt đường lối của Đảng cũng như những chủ trương của tỉnh về khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công, các sở, ban, ngành các cấp tham mưu, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thực hiện công tác tuyên truyền
Sở Thông tin và Truyền thơng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, quản lý chặt chẽ, định hướng cụ thể công tác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, kịp thời giới thiệu những chủ trương, chính sách về phát triển TTCN, làng nghề đến toàn thể nhân dân trong
tỉnh. Trước năm 1997, do nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trị, vị trí của làng nghề thủ cơng trong phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến một số làng nghề thủ công truyền thống chậm được khôi phục. Bởi vậy, sau ngày tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XV, XVI, Nghị quyết số 03, Nghị quyết số 08 của Tỉnh, Quyết định số 208, 209 của UBND tỉnh… UBND các cấp; một mặt xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức học tập, quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng bộ tỉnh về phát triển các ngành nghề ở nông thôn; mặt khác, tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề. Đồng thời, chỉ đạo các làng nghề chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước; hàng năm tiến hành hoạt động sơ, tổng kết hoạt động của làng nghề; rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo phát triển nghề, làng nghề và du nhập nghề mới. Với biện pháp tích cực trên, các làng nghề thủ cơng truyền thống không ngừng được củng cố, phát triển; một số ngành nghề mới xuất hiện, nâng tổng số làng nghề thủ công của tỉnh lên tới 51 làng nghề, trong đó có 34 làng nghề thủ công truyền thống và 17 làng nghề mới (năm 2005).
Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn
Đối với các ngành nghề ở nông thôn, vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng các nguồn lực khác của làng nghề. Để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của tỉnh về mở rộng và phát triển làng nghề, Sở Tài chính phối hợp với các ngân hàng cùng chính quyền địa phương đã tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn huy động mọi nguồn vốn, cho các thành phần kinh tế vay, nhất là các hộ sản xuất nghề thủ cơng. Hình thức vốn tín dụng nhân dân được xác định là hình thức đầu tư vốn quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn được tiến hành rộng khắp. Một số xã trên địa bàn tỉnh đã thành lập được Quỹ tín
dụng nhân dân và đi vào hoạt động tốt. Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng tạo được nguồn vốn ổn định. Năm 2005, vốn đầu tư vào các làng nghề trên địa bàn tỉnh khoảng 222 tỷ đồng chiếm 59% tổng giá trị đầu tư vào ngành TTCN nên các nghề thủ công truyền thống của tỉnh được khơi phục và có bước phát triển vững chắc. Tiêu biểu như nghề mây giang đan Ngọc Động (huyện Duy Tiên) ngày càng được nhân rộng tới từng thơn, xóm. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp trong làng nghề mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng đầu tư nhà xưởng, thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất… năm 2003, làng nghề đầu tư 12 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh và nguồn vốn này tiếp tục được tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm năm 2005, Làng trống truyền thống Đọi Tam cũng có hàng chục cơ sở sản xuất trống, sản xuất da và hình thành các doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm của làng trống nổi tiếng khắp thị trường trong nước. Năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, làng trống Đọi Tam được đặt 300 trống hội. Hay nghề thuê ren ở Thanh Hà phát triển rộng rãi và hầu hết các hộ sản xuất đều làm vệ tinh cho doanh nghiệp. Huyện Thanh Liêm hiện có 2 cơng ty TNHH và 3 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh hàng thêu ren, đã tạo đầu mối và việc làm cho hàng ngàn lao động, trong đó có làng thêu ren Thanh Hà.
Đa dạng hố các hình thức tổ chức kinh doanh trong các làng nghề thủ công. Trước năm 2000, các làng nghề thủ công của tỉnh hoạt động chủ yếu
dưới hình thức sản xuất hộ gia đình, hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất, một số doanh nghiệp tư nhân xuất hiện nhưng chưa nhiều. Trong đó, hình thức kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Năm 2001, tồn tỉnh có 56.918 cơ sở sản xuất hộ gia đình trên tổng số 57.752 sơ sở sản xuất TTCN. Với hình thức tổ chức kinh doanh này sẽ đảm bảo được sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, đây là hình thức
tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến. Cịn hình thức sản xuất HTX, tổ hợp sản xuất trong làng nghề hạn chế việc đầu tư trang thiết bị công nghệ … Năm 2001, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU