.Từ phía HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi phát âm phụ âm tiếng anh của học sinh việt nam (Trang 104)

3.1.3 .Các tác nhân gây lỗi khác

3.1.3.1 .Từ phía HS

Lý do đầu tiên giải thích vì sao HS mắc lỗi phát âm tiếng Anh là khả năng học ngoại ngữ của các em còn yếu, chính bản thân các em chƣa biết cách khắc phục những khác biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Từ những bỡ ngỡ không đƣợc khắc phục kịp thời cộng với bản tính rụt rè, e

ngại đã làm cho các em ngày càng chểnh mảng trong mơn học này. Vì vậy, các em cũng chẳng tha thiết gì với việc yêu cầu GV hoặc bạn bè giúp đỡ. Việc này đã cản trở các em tham gia các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh trên lớp. Sự sai lầm trong nhận thức nhƣ vậy đã có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣợng học tập (khả năng phát âm, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh) của HS.

Lý do thứ hai phải kể đến đó là trong q trình học tiếng Anh HS chỉ chú ý đến nghĩa và chính tả của từ mà khơng quan tâm gì đến cách phát âm từ chứ chƣa nói đến cách phát âm của từ trong từng phát ngôn cụ thể.

Lý do cuối cùng, theo chúng tơi khơng thể bỏ qua đƣợc, đó là thái độ học tập rất thụ động của HS. Các em khơng có động cơ học tập để có năng lực giao tiếp, hay xấu hổ khi nói trƣớc đám đơng, khơng có thói quen tranh luận trong lớp, nêu ý kiến của mình dù đúng hay sai. Tập thể lớp học cũng không có thái độ ủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, nhiều HS trong lớp thƣờng phản ứng hoặc cƣời ồ lên, hoặc cƣời nhạo, hoặc sửa lại một cách châm biếm, hoặc bình phẩm theo kiểu bóp méo...Hiện tƣợng này đã cộng thêm vào tính nhút nhát hạn chế sự tham gia bài học của HS. Điều này đi ngƣợc lại quan điểm giáo học pháp hiện đại: quá trình học ngoại ngữ là q trình hình thành thói quen mới, sự thành công của ngƣời học là ở chỗ họ sử dụng đƣợc chiến lƣợc giao tiếp của ngƣời nƣớc ngồi khi nói tiếng Anh [25,1981:103], lối sử dụng ngơn ngữ là q trình phát triển tự nhiên và sẽ đƣợc chỉnh sửa dần qua quá trình xây dựng giả thiết (hypothesis building) và thử nghiệm giả thiết (hypothesis testing).

Vậy, lý do mắc lỗi phát âm một phần do chính bản thân các em, một phần các do các nguyên nhân khác nhƣ: nội dung chƣơng trình và SGK, phƣơng pháp dạy ngoại ngữ, phƣơng thức kiểm tra đánh giá ở cấp học này...

3.1.3.2.Từ phía chương trình và SGK

Hai lý do chính đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng phát âm tiếng Anh của HS từ phía chƣơng trình và SGK.

Một là, bộ sách tiếng Anh, English 6-9 không đƣợc biên soạn để dạy theo phƣơng pháp mới. Các bài học khơng có phần để phát triển kỹ năng nghe-nói. Theo “Báo cáo về nghiên cứu điều tra cơ bản về chƣơng trình dạy tiếng Anh PTCS ở Việt Nam [11,1999] thì “...Tiếng Anh trong sách là tiếng Anh cổ khơng thích hợp, các chủ đề không phù hợp với HS PTCS ở Việt Nam...Chƣơng trình đƣợc hình thành nên bởi ngữ pháp và từ vựng, cịn bốn kỹ năng thì khơng đƣợc dạy. SGK đã có từ trƣớc khi có lý luận giáo học pháp thực hành giao tiếp nên nó chủ yếu dựa vào hành vi luận: các hoạt động của HS đƣợc hạn chế vào việc nhắc lại các bài hội thoại và luyện tập các mẫu cấu trúc ngữ pháp ở cấp độ thấp. Khơng có các hoạt động luyện tập tính lƣu lốt”.

Hai là, lƣợng kiến thức đƣa vào SGK để giảng dạy nhiều, thời gian thực hành lại ít nên HS chỉ mới biết chứ chƣa nắm vững để tạo cơ sở hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, chƣa thể địi hỏi HS có khả năng khả năng sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp.

3.1.3.3.Từ phía mơi trường dạy và học ngoại ngữ

HS Việt Nam học tiếng Anh ở Việt Nam, do các GV ngƣời Việt Nam giảng dạy nên các em thiếu hẳn một mơi trƣờng tự nhiên để thực hành tiếng. Có thể nói đây là trở ngại lớn nhất, nguy cơ gây lỗi lớn nhất trong quá trình học tiếng Anh. Thêm vào đó, các GV lại chủ yếu dạy theo phƣơng pháp truyền thống, chú trọng nhiều đến bài giảng, GV làm trung tâm và HS đƣợc yêu cầu ghi chép và học thuộc lòng. Kỹ năng nghe (cụ thể là nghe băng do ngƣời bản ngữ thực hiện) khơng đƣợc triển khai trong q trình dạy. HS phụ thuộc nhiều vào GV. Tỷ lệ HS có thái độ độc lập, coi bài giảng của GV chỉ là một phần kiến thức cần có, chỉ là định hƣớng, rất ít. Thói quen này làm cho GV thƣờng phát huy hết khả năng của mình để chiếm lĩnh thời gian trên lớp, cịn HS thì thu mình lại một cách quá khiêm tốn. Lối học “tự nhiên” (informal learning) thƣờng thấy trong các lớp học phƣơng Tây rất vắng bóng ở Việt Nam. Học một cách “nghiêm túc” (formal learning) nhƣ vậy có thể chấp nhận

đƣợc đối với nhiều môn lý thuyết, nhƣng học ngoại ngữ lại không thể chấp nhận đƣợc. Học ngoại ngữ là một quy trình thực hành thuần tuý, thực hành tới mức nhuần nhuyễn, biến những điều mình hiểu đƣợc thành những điều mình sử dụng đƣợc. Bài tập ngoại ngữ không phải dùng để sửa (xác định đúng sai), mà cịn phải dùng để luyện (biến nó thành của mình).

Cần phải nói thêm rằng số lƣợng HS trong mỗi lớp hiện nay lại quá đông (40-50 HS/lớp). Đây là một bất lợi đối với một lớp học ngoại ngữ, đặc biệt đối với lớp học ngoại ngữ theo phƣơng pháp giao tiếp. Với số lƣợng lớn HS nhƣ vậy GV rất khó bao quát lớp trong các hoạt động theo cặp, nhóm và càng không đủ thời gian để luyện cho từng cá nhân.

3.2. GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC KHẮC PHỤC CÁC LỖI PHÁT ÂM PA TIẾNG ANH CHO HS THCS.

3.2.1. Tổng quan

Trƣớc hết, muốn khắc phục lỗi phát âm của học sinh, GV phải hiểu đƣợc những đặc điểm chung nhất của số đối tƣợng này.

Đặc điểm đầu tiên phải kể đến đó là HS học tiếng Anh trong môi trƣờng ngôn ngữ nguồn (học tiếng Anh ở Việt Nam, do ngƣời Việt Nam dạy). Do đó, các em thiếu hẳn một mơi trƣờng tự nhiên để thực hành tiếng Anh.

Một đặc điểm nữa là, HS học tiếng Anh (là ngoại ngữ thứ nhất), trƣớc kia chƣa học một ngoại ngữ nào khác. Do đó, các em khơng có kinh nghiệm học ngoại ngữ.

Thêm vào đó, các em học tiếng Anh khi tƣ duy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) đã khá ổn định.

Đặc điểm cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng, liên quan đến khả năng tiếp thu của HS là HS Việt nam khơng có đặc điểm hƣớng ngoại (extrovertive). Mặc dù nhiều em xác định đƣợc rằng, học tiếng Anh là cần thiết và có động cơ học tập đúng đắn, nhƣng do sự nhút nhát, xấu hổ cho nên

các em không dám giao tiếp, tranh luận bằng tiếng Anh với các bạn, đặc biệt là với GV.

Những yêu cầu tiếp theo cần phải đƣợc làm tốt trong quá trình khắc phục lỗi phát âm là song song với việc truyền đạt kiến thức ngữ âm một cách có hệ thống và vừa sức phải có thái độ đúng đắn đối với việc mắc lỗi của HS. Yêu cầu cuối cùng của quá trình khắc phục lỗi là tạo đƣợc một môi trƣờng học tiếng tự nhiên nhất.

3.2.1.1. Truyền đạt kiến thức ngữ âm

Thực tế giảng dạy cho thấy, đối với những trƣờng hợp không truyền thụ tri thức ngữ âm hay truyền thụ một cách sơ lƣợc, đơn giản đều mang tới những kết quả khơng mấy khả quan. Thậm chí, ngay cả những trƣờng hợp có chú trọng đến việc truyền thụ tri thức ngữ âm mà không xuất phát từ những đặc trƣng riêng của tiếng Việt, chỉ xuất phát từ những sự so sánh đối chiếu bề mặt, thiếu phƣơng pháp khoa học cũng cho thấy tỷ lệ, mức độ và phạm vi mắc lỗi của HS là rất cao, đáng phải xem xét. Nhƣ vậy, để đảm bảo có thể khảo sát đƣợc lỗi cần có sự hồn chỉnh ngay từ phía GV. Theo chúng tơi, trƣớc hết GV phải có một vốn đầy đủ và chắn chắn về hệ thống ngữ âm tiếng Anh. Nhƣng một vốn tri thức chắn chắn về ngữ âm tiếng Anh chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là GV phải nắm đƣợc những khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Nhƣ vậy, cần thiết phải biết đƣợc cả cái chung và những cái đặc thù từ phía hai ngôn ngữ. Trên một cái nền chung về tri thức của GV nhƣ vậy, HS có đủ điều kiện để tiếp nhận những tri thức ngữ âm tiếng Anh vừa theo kiểu bắt chƣớc mơ phỏng (cảm tính), nhƣng ln ln có sự kiểm sốt của lý tính, qua sự hiểu biết chắc chắn và rõ ràng. Đây là điều kiện tối thiểu phải có từ phía GV để phịng ngừa những trƣờng hợp rủi ro nhất. Khi có nguy cơ mắc lỗi rất cao thì bản thân HS vẫn đủ tự tin xem xét cẩn thận lại đƣợc tính hệ thống của tri thức ngữ âm tiếng Anh và định vị đƣợc vùng lỗi của mình. Qua đó tìm ra

đƣợc biện pháp phù hợp để khắc phục lỗi và tự hoàn thiện "hệ miễn dịch" lỗi của mình.

Bên cạnh việc truyền đạt một kiến thức cơ bản về ngữ âm, GV phải tập trung nhiều cho công việc luyện phát âm. GV cần sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị băng tiếng, băng hình ngoại ngữ trong giai đoạn đầu học tiếng Anh (thực hiện trong các tình huống cụ thể của bài học). Nên cho HS tiếp xúc càng nhiều càng tốt với việc phát âm chuẩn của ngƣời bản ngữ trong mọi tình huống giao tiếp. Ngữ liệu lời nói cung cấp cho HS cần đƣợc xuất hiện trong ngữ lƣu với tốc độ bình thƣờng, tự nhiên và chính xác. Cách làm này có tác dụng giúp cho HS tri giác trực tiếp và chính xác ngữ liệu về ngữ âm, ghi nhớ và tái hiện đƣợc tri thức, đồng thời rèn luyện đƣợc kỹ năng phát âm chuẩn xác ngay từ đầu.

Giáo học pháp ngày nay khẳng định sự đúng đắn và có hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ theo phƣơng pháp giao tiếp. Dạy học theo phƣơng pháp giao tiếp có nghĩa là đặt yêu cầu trôi chảy (fluency) lên hàng đầu, trƣớc cả tính chính xác (accuracy). Theo chúng tơi, trong trƣờng hợp dạy phát âm cho HS THCS ở Việt Nam nên cân nhắc giữa sự trơi chảy, lƣu lốt hay sự chính xác, chuẩn mực. Dù gì đi nữa, để khắc phục tận gốc lỗi phát âm của HS, GV nên tập trung luyện cho HS cách phát âm chính xác ngay từ đầu, nhƣ P.Tench [55,1981:42] đã nêu rõ qua hai lý do sau: “Thói quen đúng đuợc hình thành càng sớm càng tốt”(The sooner the right habbits are established the better) và “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”(Later remedial work is a burdensome task and could have been avoided by insisting on hard work at first).

Do đó, ngay từ đầu, cần phải luyện cho HS thói quen phát âm chính xác nhằm bồi dƣỡng một năng lực giao tiếp vững vàng song song với việc cung cấp cho các em ngữ liệu và hình thành năng lực ngơn ngữ. Để giao tiếp thành cơng phải phát âm chính xác từ, trọng âm, ngữ điệu, tiết tấu. Các mặt này cần đƣợc giảng dạy và rèn luyện trong những mẫu câu. Những mẫu câu này đƣợc

đặt trong những tình huống giao tiếp có mục đích. GV phải chú ý đến việc luyện các âm khó cho HS ở từng địa phƣơng cụ thể và phải biết kết hợp linh hoạt giữa luyện đọc tập thể và cá nhân.

Trong giảng dạy ngữ âm thực hành, GV có thể áp dụng phƣơng pháp giải thích và hƣớng dẫn kết hợp với phƣơng tiện nghe nhìn để dạy phát âm. Đƣơng nhiên, có thể áp dụng việc so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ trong dạy phát âm. Song cần tránh sự lạm dụng so sánh dẫn đến sự định hƣớng sai lệch kiến thức về ngữ âm tiếng Anh của HS. Đặc biệt tránh kiểu mô tả "na ná" tiếng Việt của âm này, âm kia khi giới thiệu các hiện tƣợng ngữ âm lạ của tiếng Anh. Nên cho HS định hƣớng bằng tri giác âm mẫu của băng chuẩn, rèn luyện lặp đi lặp lại dƣới hỗ trợ của GV. Qua đó, GV có sự đánh giá và khắc phục lỗi.

3.2.1.2. Thái độ đối với lỗi phát âm

Trƣớc đây, trong các lớp học ngoại ngữ, cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học đều coi việc mắc lỗi (lỗi ngữ pháp, lỗi sử dụng từ, lỗi phát âm) trong khi nói và viết của ngƣời học đều là khơng thể chấp nhận đƣợc. Vì vậy, ngƣời thầy có những hình phạt nhƣ chặn học viên lại để sửa lỗi hoặc chép lỗi của ngƣời học lên bảng để phê phán, cho điểm xấu tại chỗ. Ngƣời học trong lớp cảm thấy xấu hổ khi mắc lỗi, cảm thấy ai mắc lỗi nhiều là ngƣời ấy dốt. Điều này đã làm cho ngƣời học ngại ngùng không muốn hoạt động trên lớp để giữ "danh dự", đặc biệt là những ngƣời lớn tuổi học chung với học viên trẻ. Hiện tƣợng này xuất phát từ khái niệm coi trọng sự chuẩn xác (accuracy) trong nói năng hơn là sự trôi chảy (fluency).

Lý luận phƣơng pháp giảng dạy hiện đại cho rằng việc mắc lỗi sử dụng ngôn ngữ là hiện tƣợng thông thƣờng. Ngay cả khi dùng tiếng mẹ đẻ, nếu ghi âm lại nghiên cứu, chắc rằng, ngƣời nói mắc cũng khơng ít lỗi. Tất nhiên, chúng ta khơng khuyến khích ngƣời học mắc lỗi nhƣng cần phải thay đổi quan niệm và chấp nhận rằng việc mắc lỗi chính là yếu tố tất yếu trong quy

trình phát triển tự nhiên (natural sequence of development) và cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ. Quan niện này sẽ giải phóng cho ngƣời học khỏi những thành kiến vốn có, làm cho họ linh hoạt hơn trong học tập, bạo dạn hơn trong giao tiếp. Quan niệm này cũng đòi hỏi ngƣời "thầy cũ" phải thay đổi phƣơng thức xử lý lỗi.

Những lỗi cản trở hay phá vỡ giao tiếp cần phải đƣợc sửa, vì giao tiếp là mục đích đầu tiên và trƣớc nhất của việc dạy và học ngoại ngữ. Nhƣng sửa lỗi thế nào, khi nào để có hiệu quả cao nhất cịn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể và từng lớp học cụ thể bởi không một phƣơng pháp nào phù hợp với tất cả mọi đối tƣợng. Tuy nhiên, dù là sử dụng phƣơng pháp nào thì GV cũng phải chú ý không làm tổn thƣơng hoặc làm mất hứng thú học tập của HS. Điều này, nói nhƣ P.Ur [57,1996] địi hỏi ở ngƣời thầy "một sự nhạy cảm lớn".

Ngoài ra, phƣơng pháp sửa lỗi đƣợc cho là ƣu việt hơn cả là tạo cơ hội cho HS phát hiện, tự sửa lỗi cho mình và sửa lỗi cho nhau dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Phƣơng pháp để HS sửa lỗi cho nhau (peer correction) theo sự quan sát của chúng tôi tỏ ra có hiệu quả cao. Nhƣng cần phải nhấn mạnh rằng, phƣơng pháp này có thể sẽ thất bại nếu nhƣ GV không tạo đƣợc bầu khơng khí tin tƣởng và đồn kết lẫn nhau giữa HS trong lớp bởi phƣơng pháp này có thể sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa HS với nhau. Tuy nhiên, nếu khéo léo xử lý đây sẽ là một phƣơng pháp hữu hiệu giúp HS phát triển năng lực làm việc tập thể và kỹ năng giao tiếp. Còn phƣơng pháp tự sửa lỗi (self correction), tuy rất đƣợc phổ biến và ƣu chuộng tại các môi trƣờng giáo dục phƣơng Tây, đối với HS Việt Nam, những ngƣời quen với lối học thụ động và có phần nhút nhát, có lẽ bƣớc đầu sẽ khó áp dụng thành cơng. Vậy, GV nên khuyến khích, động viên HS bằng cách chỉ rõ lợi ích của việc tự sửa lỗi và hƣớng dẫn các em một cách cụ thể để đạt kết quả. Từ đó giúp các phát triển năng lực tự học, một trong những yếu tố quyết định thành công của việc học.

Để HS có đƣợc một mơi trƣờng tiếng thuận lợi nhất GV cần phải tạo cơ hội tối đa cho việc luyện tập và sử dụng ngơn ngữ. GV có thể tạo ra những tình huống giao tiếp giữa GV và HS với nhau để các em có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có ý nghĩa và hiệu quả. Để làm tốt việc này cần phát huy các hoạt động cặp nhóm (dƣới sự theo dõi của GV hoặc HS trƣởng nhóm) và sử dụng các thủ thuật lơi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực.

Trong q trình giảng dạy-học tập trên lớp GV nên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp (giữa GV và HS với nhau) nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi phát âm phụ âm tiếng anh của học sinh việt nam (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)