Thực tiễn quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại việt nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế (Trang 40)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Thực tiễn quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện các

hiện các Hiệp định vay quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam ln tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại song phương, đa phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó lĩnh vực thương mại, đặc biệt mua sắm chính phủ ngày càng được quan tâm. Tại mỗi Hiệp định mà Việt Nam tham gia và là thành viên, vấn đề pháp luật về đấu thầu đều được coi là vấn đề quan trọng cần đàm phán nhằm giúp cho Việt Nam có điều kiện và cơ hội tiếp cận và nắm các nguồn vốn vay thông qua các Hiệp định vay quốc tế. Các Hiệp định quốc tế liên quan đến đấu thầu mà Việt Nam là thành viên bao gồm:

2.1.1. Quy định về đấu thầu tại Hiệp định vay liên quan đến mua sắm chính phủ theo Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Hiệp định TPP dành toàn bộ Chương 15 để quy định các vấn đề liên quan đến đấu thầu mua sắm Chính phủ, theo đó, các quốc gia thành viên phải đảm bảo “Sự tuân thủ”, cụ thể là:

- Mỗi nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo các cơ quan mua sắm của mình tuân thủ đúng quy định của Chương này khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh.

- Cơ quan mua sắm không được tạo lập, hình thành, cấu trúc hoặc phân chia một gói thầu thành những gói riêng biệt trong bất kỳ giai đoạn lựa chọn nhà thầu nào, hay sử dụng một phương pháp riêng để xác định giá gói thầu, nhằm tránh áp dụng Chương này.

- Các quy định của Chương này không ngăn cản một Nước thành viên, bao gồm cả cơ quan mua sắm của mình, xây dựng các chính sách, quy trình hay mẫu hợp đồng mới về đấu thầu với điều kiện là không trái với các quy định của Chương

Mua sắm chính phủ là một trong những lĩnh vực nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy trong khn khổ Hiệp định TPP việc tuân thủ các điều khoản liên quan đến vấn đề MSCP là bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia nhằm sử dụng thị trường MSCP để kích thích thương mại quốc tế phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn và bình đẳng hơn giữa các bên tham gia ký kết. Những điểm đáng chú ý trong quy định về MSCP của Hiệp định TPP tập trung vào ba vấn đề: phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc chung và sự khuyến khích sử dụng giao tiếp điện tử.

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, MSCP bao gồm họat động “mua, thuê, thuê mua, hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) và hợp đồng nhượng quyền cơng trình cơng cộng” [7, tr.15] với những điều kiện cụ thể được quy định tại Phụ lục của Hiệp định bao gồm: ngưỡng giá gói thầu; danh sách các cơ quan chính phủ; danh sách hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ xây lắp và các loại trừ chung.Trong quá trình đàm phán các bên đối tác chủ yếu tập trung thảo luận và đàm phán các vấn đề chi tiết tại Phụ lục.

Thứ hai, về nguyên tắc chung, Hiệp định TPP quy định các quốc gia thanh viên phải tuân thủ triệt để nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Đồng thời, các cơ quan chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định không được thực hiện “biện pháp bù trừ” [9] ở bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động mua sắm.

Thứ ba, về sự khuyến khích sử dụng giao tiếp điện tử, các bên ký kết được yêu cầu sử dụng các phương tiện điện tử trong q trình truyền đạt thơng tin, cung cấp tài liệu đấu thầu và nhận tại liệu đấu thầu. Với quy định này, Hiệp định TPP sẽ tạo ra cơ hội thương mại cơng bằng, bình đẳng cho các nhà cung cấp ở tất cả các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định từ giai đoạn tiếp cận thông tin mời thầu cho đến khi hoàn tất nộp hồ sơ dự thầu theo đúng quy định của cơ quan mua sắm.

Như vậy, với những quy định đấu thầu chặt chẽ về hoạt động MSCP, Hiệp định TPP mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, công bằng và minh bạch hơn cho doanh nghiệp thuộc các quốc gia ký kết Hiệp định TPP so với các hiệp định, tổ chức thương mại hiện có trên tồn cầu.

2.1.2. Quy định về đấu thầu tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA)

Khối Thương mại tự do Châu Âu được thành lập ngày 3 tháng 5 năm 1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu không gia nhập Liên minh Châu Âu. Khối EFTA hiện tại có 04 hội viên chính thức là Thụy Sỹ, Na Uy, Ai-xơ-len và Lich-ten-xtanh. Có thể thấy, EFTA là một liên kết kinh tế khơng lớn nhưng có tính năng động, đặc biệt, trong khối này cịn có một số thị trường có tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam là Thụy Sỹ và Na Uy.

Trên cơ sở tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Khối EFTA và Việt Nam cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ năm 2009, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Khối EFTA đã nhất trí sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế hai bên thông qua thảo luận một Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA. Được sự phê duyệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 22-25 tháng 5 năm 2012, Việt Nam đã tiến hành đàm phán phiên đầu tiên Hiệp định Thương mại tự do với Khối EFTA và tới nay hai bên đã trải qua năm phiên đàm phán FTA. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA sẽ là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm.

Một trong số chủ đề mà EFTA đàm phán là quy tắc pháp lý liên quan đấu thầu tạo hành lang pháp lý phù hợp các quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, hợp tác tiến bộ trong một số lĩnh vực. Để hoàn thiện hệ thống pháp lý về đấu thấu đối với Hiệp định thương mại tự do Khối Mậu dịch tự do Châu Âu, Việt Nam cũng đã đóng góp thơng qua việc nghiên cứu, góp ý lời văn nội dung mua sắm chính phủ do khối EFTA đề xuất; nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán lời văn nội dung mua sắm chính phủ và bản chào mở cửa thị trường; tìm hiểu quy định về đấu thầu, thị trường mua sắm chính phủ của các nước thành viên EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ).

Việc hoàn thiện các quy định về đấu thầu theo Hiệp định vay giúp cho Việt Nam tiếp cận và sử dụng được các nguồn vốn vay, viện trợ phát triển của Thụy Sỹ

trong nhiều năm qua, Các dự án do Thụy Sỹ cho vay hoặc tài trợ được thực hiện có hiệu quả, góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được những thành tựu phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc,

2.1.3. Quy định về đấu thầu tại đàm phán Chương Mua sắm chính phủ, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA)

Đàm phán EVFTA đã được tun bố chính thức hồn tất ngày 2/12/2015. Tuy nhiên, tới thời điểm 26/1/2016, văn kiện đàm phán vẫn chưa được hai Bên công bố. Mặc dù vậy, vào thời điểm kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA (ngày 4/8/2015), Ủy ban châu Âu đã cơng bố bản Tóm lược kết quả đàm phán cơ bản EVFTA, trong đó các nội dung liên quan đến đấu thầu đặc biệt quy định về đấu thầu trong phần Mua sắm cơng có nêu “EU và Việt Nam đã thống nhất các nguyên tắc hoàn toàn tương đồng với các quy tắc trong Hiệp định Mua sắm công (GPA), với mức độ minh bạch và công bằng trong thủ tục tương đương với các FTA khác của EU với các nước phát triển và các nước đang phát triển ở trình mức độ cao”.

Một trong những lĩnh vực của EVFTA được cho là sẽ có tác động trực tiếp và lớn tới hệ thống pháp luật Việt Nam là chế định về Mua sắm công – chế định tập hợp các nguyên tắc, yêu cầu đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan Nhà nước và/hoặc bằng ngân sách Nhà nước. Trong EVFTA, chế định về mua sắm công được tập trung trong Chương Mua sắm công (Government Procurement). Trong pháp luật Việt Nam, các vấn đề về mua sắm công này thuộc phạm vi của hệ thống pháp luật về đấu thầu.

Việt Nam đã tích cực trong việc nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán lời văn và bản chào mở cửa thị trường mua sắm chính phủ; soạn thảo dự thảo Chương Mua sắm chính phủ, Hiệp định EVFTA do Việt Nam đề xuất; tìm hiểu các Hiệp định song phương và đa phương mà EU đã ký kết.

2.2. Thực tiễn việc ký kết, thực hiện các Hiệp định vay quốc tế liên quan đến vấn đề đấu thầu

Quy định về đấu thầu tại các Hiệp định vay quốc tế nhằm thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp tác, tương trợ giữa các nước ký kết. Do

vậy, việc xây dựng những quy tắc chuẩn mực cho các bên tham gia để giải quyết xung đột quốc tế và tranh chấp khác phù hợp với điều ước quốc tế so với pháp luật của quốc gia thành viên là vấn đề cấp thiết luôn được đặt ra với mỗi quốc gia thành viên các Hiệp định quốc tế.

Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế của quốc gia đều được kích thích phát triển theo hướng chun mơn hóa sâu và đa phương hóa rộng. Với tầm quan trọng của công tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các định chế tài chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản tài trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế giới về đấu thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên hợp quốc), Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, Hướng dẫn đấu thầu mua sắm của WB, ADB, JBIC… Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia cũng đều có các quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể là luật, nghị định, sắc lệnh…

Nhận thức được mục đích, vai trị và ý nghĩa quan trọng đó, ngay từ ngày đầu của quá trình hội nhập quốc tế nhà nước ta đã thực hiện việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đặc biệt là đấu thầu quốc tế để tăng cường những ưu thế cho Việt Nam khi thực hiện các Hiệp định vay quốc tế. Mỗi Hiệp định vay đều quy định rõ ràng về quy trình, cách thức thực hiện trong các lĩnh vực cụ thể, phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước trong hệ thống cũng như hệ thống pháp luật về đấu thầu mà mỗi quốc gia ký kết. Các Hiệp định được ký kết trong thời gian gần đây là các điều ước được xây dựng trong bối cảnh pháp luật Việt Nam và các nước đang trong thời kỳ thay đổi mạnh mẽ, nhận thức và tư duy pháp luật trong lý luận cũng như thực tiễn có những đột biến, nhảy vọt, phù hợp với chính sách đối ngoại rộng mở nhằm thực hiện chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.

Năm 2008, Việt Nam trở thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới cũng như là thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc, hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và đấu thầu quốc tế nói chung đã có nhiều cơ hội lớn để đi lên và phát triển.

thực hiện bởi nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau. Các nước trên thế giới khơng cịn giới hạn việc đầu tư trong một quốc gia mà đã lan nhanh sang các nước trong khu vực và trên tồn thế giới. Cùng với đó, Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết các Hiệp định quốc tế, cơ hội sử dụng vốn của từ nước ngoài ngày càng gia tăng.

Ngày 22/4/.1999 Việt Nam đã ký kết Hiệp định vay với Quỹ Phát triển Quốc tế OPEC trong đó Bên vay là OPEC đã chấp thuận cho Bên vay vay khoản mười triệu đô-la Mỹ (US$ 10.000.000) phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản, lâm nghiệp và các hoạt động khác có bản chất tương tự.

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 và từ năm 2012 đến năm 2015 Việt Nam đã ký kết hai hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc thơng qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) nhằm thực hiện các dự án trong lĩnh vực hạ tầng như giao thơng vận tải, y tế, cấp thốt nước, dạy nghề. [37]

Ngày 5/12/2015, Việt Nam đã kí kết Hiệp định vay với Quỹ Phát triển Arab Saudi (SFD) với tổng trị giá 109 triệu riyal (khoảng 29 triệu USD). Số vốn vay trên sẽ dành để đầu tư vào các lĩnh vực như cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phương cịn nhiều khó khăn về kinh tế như Bắc Kạn, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Nghệ An, Hà Giang, Hịa Bình, Lạng Sơn và Hà Nam. [36]

Ngày 17/7/2014, Việt Nam đã ký với Ngân hàng Thế giới Hiệp định của 5 chương trình/dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới có tổng trị giá 876 triệu USD.Nguồn vốn nêu trên được sử dụng để thực hiện 5 Chương trình/Dự án bao gồm: Chương trình Quản lý kinh tế và nâng cao hiệu quả cạnh tranh lần thứ hai trị giá 250 triệu USD, Chương trình Đơ thị miền núi phía Bắc trị giá 250 triệu USD, Dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế trị giá 106 triệu USD, Chương trình Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện 3 trị giá 200 triệu USD và Chương trình Khoản vay Chính sách phát triển về Biến đổi khí hậu lần thứ ba trị giá 70 triệu USD. [25]

2.3. Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại Việt Nam trong quá trình thực hiện các Hiệp định vay quốc tế trong quá trình thực hiện các Hiệp định vay quốc tế

Như đã tìm hiểu tại Chương 1 về khái niệm xung đột pháp luật - được hiểu là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau. Thơng thường, cách thức để giải quyết xung đột pháp luật là: (1) Áp dụng bộ quy tắc chung thể hiện qua việc ký kết một điều ước, thỏa thuận chung; (2) Chiếu vào Luật của một trong hai nước hoặc của một nước thứ ba; và (3) Theo thông lệ quốc tế.

2.3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện các Hiệp định vay theo Hiệp định thương mại quốc tế PPT, EVFTA

Để giải quyết những vấn đề xung đột liên quan đến cơ chế pháp lý, các quy định về đấu thầu Việt Nam nỗ lực thực hiện các biện pháp hồn thiện chính sách về đấu thầu để giải quyết tối đa những xung đột liên quan đến đấu thầu trong quá trình hội nhập kinh tế của quốc gia mình cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mức độ áp dụng thủ tục đầu thầu điện tử, đa số các quốc gia đối tác đều công bố kế hoạch mua sắm và thông báo mời thầu qua các phương tiện điện tử như: Trong số các đối tác đàm phán Hiệp định TPP, số lượng đối tác có tồn bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại việt nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế (Trang 40)