Khái niệm xung đột pháp luật về đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại việt nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế (Trang 26)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Tổng quan lý luận về giải quyết xung đột pháp luật đấu thầu tại Việt Nam

1.2.1. Khái niệm xung đột pháp luật về đấu thầu

Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho cơng dân nước mình. Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này ln có sự khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý… Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc các quốc gia liên kết với nhau để cùng hợp tác và phát triển trở nên ngày càng phổ biến, quá trình hợp tác, đặc biệt trong hợp tác kinh tế không tránh khỏi các hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra. Như vậy, xung đột pháp luật được hiểu là “hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau”.

Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật là do các quan hệ dân dự có yếu tố nước ngồi khơng được điều chỉnh bằng các quy phạm thực chất thống nhất hoặc có sự khác nhau về nội dung trong pháp luật của các nước hoặc khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức.

Đấu thầu là một loại quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng do đó, trên thực tế cũng phát sinh tình trạng xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các nước khác nhau về vấn đề này. Có thể hiểu xung đột pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu ở Việt Nam là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ đấu thầu có yếu tố nước ngồi mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau. Các xung đột này cần phải được giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.

1.2.2. Khái niệm Hiệp định vay và việc thực hiện Hiệp định vay quốc tế ở Việt Nam

điều kiện của nước hoặc tổ chức cho vay bao gồm: về khoản vay, các cơ chế về đấu thầu hàng hóa và dịch vụ cho dự án, giải ngân vốn và các vấn đề khác.

Khoản vay tại Hiệp định vay bao gồm Khoản vay hoặc viện trợ khơng hồn lại, không ràng buộc và khoản vay hoặc viện trợ khơng hồn lại có ràng buộc: (1) Khoản vay hoặc viện trợ khơng hồn lại khơng ràng buộc là khoản vay bằng vốn vay hoặc khơng hồn lại khơng kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ. (2) Khoản vay hoặc viện trợ không hồn lại có ràng buộc là khoản vay bằng vốn vay hoặc khơng hồn lại có kèm theo các điều kiện liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định do nhà tài trợ quyết định.[1]

Các tổ chức cho vay thường là: Những tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc như: UNDP, UNICEP, UNIDO, FAO, UNFPA, WB, IDA, IMF; Các tổ chức liên Chính phủ như Liên minh châu Âu, Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, Hiệp hội các nước ASEAN…; Các tổ chức tài chính khu vực như: Ngân hàng phát triển Châu á, Ngân hàng đầu tư Châu Âu…; Các khoản vay chính thức này thường kèm theo những điều kiện tương đối khắt khe về mặt vĩ mô. Lẽ đương nhiên, các khoản ODA do IDA, IMF, ADB.. cung cấp cho Việt Nam cũng tuân theo nguyên tắc chung, một trong số các ngun tắc bắt buộc đó chính là phải tn thủ các thủ tục, thể lệ và quy định của việc sử dụng và thực hiện sử dụng vốn vay này. Trong khi đó, đấu thầu là vấn đề nhạy cảm trong chính sách kinh tế của các quốc gia nên môi trường đầu thầu luôn tại tồn tại những vấn đề xung đột liên quan đến cơ chế pháp lý. Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các xung đột pháp luật về đấu thầu là những vấn đề liên quan tới minh bạch và cạnh tranh, một số ít liên quan tới các vấn đề về đấu thầu (ví dụ các điều kiện đối với từng hình thức đấu thầu, tiêu chuẩn kỹ thuật trong đấu thầu, khiếu nại khiếu kiện trong đấu thầu…). Do vậy, việc giải quyết các xung đột pháp luật về đấu thầu tại mỗi quốc gia cũng như tại Việt Nam là vơ cùng quan trọng.

Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho hoạt động vay nợ quốc tế ngày càng trở thành một hoạt động tài chính quốc tế phổ biến với nhiều chủ thể ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động vay nợ quốc tế có vai trị quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn ngoại tệ, giúp các chủ thể vượt qua khó

khăn về vốn, đồng thời, góp phần khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của chủ thể. Tuy nhiên, cùng như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động vay nợ quốc tế cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hiệu quả của hoạt động vay nợ quốc tế chỉ có thể được đảm bảo khi công tác quản trị vay nợ quốc tế được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và đầy đủ, qua đó giúp góp phần thúc đẩy cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững của nền kinh tế đất nước.

Là một trong những quốc gia đang trong quá trình phát triển, vấn đề vay và trả nợ nước ngồi được Chính phủ Việt Nam quan tâm từ rất sớm. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ xác định rõ: vay nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và dài hạn (có thời hạn vay trên một năm) có hoặc khơng trả lãi do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam (gọi tắt là bên đi vay) vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (gọi tắt là bên cho vay nước ngồi).[15]

Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có thể phân loại vay nợ nước ngồi thành các hình thức sau:

- Theo chủ thể cho vay: gồm các khoản vay song phương và khoản vay đa

phương, theo đó vay đa phương chủ yếu đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ; vay song phương đến từ chính phủ của một nước, vùng lãnh thổ hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính hay viện trợ nhân đạo.

- Theo loại hình đi vay: gồm vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay

thương mại, theo đó, (i) vay ODA bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các chính phủ) hoặc đa phương trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không. Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại hình vay nợ có nhiều điều kiện ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay ODA dài (có thể 10,15 hay 20, 50 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước

đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên hình thức vay này thường đi kèm theo những điều kiện ràng buộc cụ thể. (ii) vay thương mại là hình thức vay khơng có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn mà áp dụng theo lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường.

- Theo thời hạn vay: bao gồm vay ngắn hạn có thời gian đáo hạn 1 năm trở

xuống và vay dài hạn có thời gian vay kéo dài trên 1 năm kể từ ngày ký kết vay. Trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, có thể nói nguồn vốn vay nước ngồi có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Nguồn vốn này được đưa vào đầu tư công, trở thành nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc gia, phục vụ các chương trình cơng nghiệp hố dài hạn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp đầu vào để phát triển các ngành công nghiệp cơ bản. Vốn vay nước ngồi cũng đóng vai trị quan trọng đối với phát triển nơng nghiệp, nông thôn đặc biệt là cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thơng từ đó tác động tích cực tới cơng cuộc xố đói, giảm nghèo ở nơng thơn, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua. Vốn vay nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển dịch vụ cơng cộng, y tế, văn hố, giáo dục, khoa học kỹ thuật, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư trong nước, thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần ổn định tiêu dùng trong nước vượt qua tình trạng khủng hoảng tài chính.

Các khoản vay quốc tế được ghi nhận thơng qua các hiệp định vay quốc tế - đây là một loại hình cụ thể của Hiệp định quốc tế/hay Điều ước quốc tế nói chung, theo đó hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc vay nợ một khoản tiền nhất định thơng qua nhiều hình thức khác nhau phục vụ các mục đích cơng.

Hầu hết các khoản vay của Việt Nam là những khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, chủ yếu là của ADB, WB và Nhật Bản nên thời gian vay thường dài, lãi vay ưu đãi, chi phí vay thấp, ít có biến động trong cơ cấu vay nợ.

1.2.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu quốc tế

Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là việc các quốc gia lựa chọn một hệ thống pháp luật nào đó để áp dụng giải quyết một quan hệ phát luật phát sinh. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để áp dụng sẽ khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tịa án có thẩm quyền hoặc sẽ khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ đó. Đây cũng là mục đích của tư pháp quốc tế nhằm đảm bảo giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh một cách khách quan, trọn vẹn trên cơ sở hợp tác bình đẳng, bảo đảm lợi ích hài hịa giữa các quốc gia. Thực tế hiện nay, hầu hết các nước đều có những cách thức và biện pháp riêng của mình để điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất quốc tế. Trong đó có hai phương pháp phổ biến là Phương pháp xung đột và Phương pháp thực chất. Nhìn chung, mỗi

phương pháp đều có những ưu thế và hạn chế nhất định tác động hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, việc phối hợp cả hai phương pháp này một cách mềm dẻo, linh hoạt vào giải quyết các quan hệ pháp luật sẽ mang lại những tác động tích cực khơng chỉ đối với quan hệ đó nói riêng mà lớn hơn là tình hữu hảo, giao lưu, phát triển lâu dài giữa các quốc gia với nhau nói chung.

Phương pháp thực chất: được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy

phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia quan hệ. Các quy phạm thực chất này thể hiện dưới hai hình thức:

+ Trong các điều ước quốc tế (quy phạm thực chất thống nhất): Đây là trường hợp mà quy phạm thực chất đã được nhất thể hóa trong các điều ước quốc tế. Trong quá trình hợp tác quốc tế về mọi mặt: kinh tế, thương mại, kỹ thuật, văn hóa, giao thơng vận tải… Hay có thể nói rằng đây là q trình quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội giữa các nước.

+ Trong các văn bản pháp luật của một quốc gia (quy phạm thực chất trong nước).

Việc sử dụng phương pháp thực chất là việc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ pháp luật chiếu theo các quy phạm thực

chất đã được quy định sẵn trong các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật quốc gia để xem xét và giải quyết các xung đột. Điều này có nghĩa là sẽ trực tiếp áp dụng quy phạm đó để giải quyết và loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luật nước ngoài. Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp xung đột là nó giải quyết trực tiếp các quan hệ và chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Phương pháp này giúp cho việc giải quyết các xung đột nhanh chóng hơn, khơng phải qua giai đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải quyết.

Phương pháp này còn được thực hiện bằng cách các quốc gia kí kết điều ước quốc tế và ghi nhận các quy phạm thực chất thống nhất trong đó nhằm làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau.

Tuy nhiên, các quy phạm thực chất, do tính cụ thể và trực tiếp của nó mà đôi khi không thể trù liệu được hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh. Không những thế, phần lớn các quốc gia có điều kiện kinh tế chính trị xã hội khác nhau, do đó việc xây dựng một quy phạm thực chất thống nhất chung giữa các quốc gia là điều không hề đơn giản.

Phương pháp xung đột: được hình thành khá sớm và xây dựng trên nền

tảng hệ thống các quy phạm xung đột của các quốc gia, đó là hệ thống các quy phạm xung đột của nước mà tịa án ở đó có thẩm quyền giải quyết (theo nguyên tắc Lex fori). Quy phạm xung đột là quy phạm mang tính chất dẫn chiếu, ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngồi trong một tình huống thực tế. Vì vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chọn ra một hệ thống pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới yếu tố nước ngoài đề xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự.

Xuất phát từ đặc điểm của quy phạm xung đột, có thể thấy phương pháp xung đột mang tính chất chung, gián tiếp giải quyết các quan hệ cụ thể. Việc xây dựng các quy phạm xung đột có một ý nghĩa quan trọng trong tư pháp quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế chính trị của các quốc gia ngày càng phát triển, địi hỏi các nước phải có quan hệ mật thiết với nhau. Khi đó, việc

bảo hộ cho cơng dân nước nước mình tại nước ngồi cũng như trong nước sẽ là một vấn đề cần phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng là những quan hệ ln có tính chất vượt ra khỏi “biên giới” của quốc gia hay nói cách khác nó ln ln liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác. Do đó, việc thừa nhận quy phạm xung đột là công cụ chủ yếu để thiết lập và bảo đảm một trật tự pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế. Chính vì thế, phương pháp xung đột được sử dụng cả ở các nước theo hệ thống luật thực định (các nước châu Âu lục địa như Đức, Pháp…), cũng như ở các nước theo hệ thống luật thực hành (như Anh, Pháp…). Phương pháp xung đột giúp cho việc giải quyết các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngồi một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Qua đó, tránh được những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại việt nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế (Trang 26)