Thứ nhất, với việc không ngừng mở rộng quy mô hợp tác xã từ bậc thấp đến
bậc cao và được phổ biến rộng khắp cả nước sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chế độ công hữu về ruộng đất đã được hoàn tất trên phạm vi cả nước. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh thì chủ trương tập thể hóa tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ đã tạo cơ sở kinh tế - xã hội cho việc huy động nhân lực, tài lực và vật lực phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ hai, nhìn tổng thể cả thời kỳ dài, nền nông nghiệp nước ta cũng đã có
những bước phát triển trong từng giai đoạn nhất định. Nhiều tiến bộ kỹ thuật như giống mới, cơ cấu cây trồng mới, chế độ mùa vụ mới, biện pháp canh tác mới đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, khiến cho lực lượng sản xuất phát triển ở mức độ nhất định. Trong sự thành cơng đó, các hợp tác xã nơng nghiệp đã đóng vai trị quan trọng việc khơi phục kinh tế, khai hoang phục hóa, xây dựng lại nông thôn.
Thứ ba, trong thời kỳ sa sút nhất của các hợp tác xã, Chỉ thị 100 của Ban Bí
thư Trung ương về khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động là một chủ trương đúng đắn, đã tạo được động lực cho các xã viên hợp tác xã. Truyền thống cần cù lao động của người nông dân Việt Nam mới được khôi phục, xã viên thực sự gắn bó với cây trồng, vật ni nên đã tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động để có phần vượt khốn. Quyền sở hữu sản phẩm vượt khốn của xã viên được xác lập, ngồi phần tiêu dùng, họ có quyền được bán nơng sản thừa, có cơ hội tích lũy vốn bằng tiền để mua các công cụ và tư liệu lao động phục vụ sản xuất. Như vậy, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư là bước đi đầu tiên cho phép tồn tại sở hữu tư nhân để khai thác có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu nhà nước (đất đai) và tài sản thuộc sở hữu tập thể. Đó là một hình thức quản lý tiến bộ, thích hợp với điều kiện lao động nước ta - chủ yếu cịn là lao động thủ cơng và là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Chỉ thị 100 đã giải quyết tốt việc kết hợp ba lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân. Nhờ đó, sản xuất nơng nghiệp trong giai đoạn 1981 - 1985 đã được phát triển. Năm 1985, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 126,9% so với năm 1980,
bình quân mỗi năm tăng 4,9%, sản lượng lương thực tăng 27%, đạt 18,2 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 304 kg. Nhờ những cố gắng trên mặt trận nông nghiệp mà lương thực, thực phẩm và những nhu cầu bức thiết của đời sống nông dân được bảo đảm.