ĐA DẠNG HỐ CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC, TẬP TRUNG ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN NHỮNG LOẠI HÌNH PHÙ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta potx (Trang 93 - 98)

- Nguyên nhân của những sai lầm:

3.3. ĐA DẠNG HỐ CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC, TẬP TRUNG ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN NHỮNG LOẠI HÌNH PHÙ

NƯỚC, TẬP TRUNG ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN NHỮNG LOẠI HÌNH PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đa dạng hóa các loại hình kinh tế tư bản nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng đẩy nhanh xu hướng chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.

Đa dạng hóa các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước là đa dạng hóa các hoạt động đầu tư trên cơ sở phát huy nguồn lực của nhà nước để khai thác các tiềm năng phong phú trong nước và ngồi nước, đặt nó trong cơ cấu thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau tăng trưởng. Việc mở rộng các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước nhằm để thực hiện mục tiêu chung: tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo việc làm, tận dụng các nguồn lực trong nước, tăng thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu,…Tuy nhiên không thể đạt được tất cả các mục tiêu đó trong mỗi một hình thức cụ thể. Do đó, cần phải mở rộng tất cả các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước nhằm khai thác tối đa ưu thế của mỗi loại hình để phát triển kinh tế đất nước.

Về cơ bản, trong điều kiện nước ta hiện nay, hướng chủ yếu để lựa chọn và mở rộng các loại hình chủ nghĩa tư bản nhà nước là:

Hình thức liên doanh, liên kết giữa Nhà nước với tư bản nước ngoài:

Trong điều kiện của nước ta hiện nay như đã phân tích ở phần thực trạng, mặc dù trong thời gian thu hút đầu tư nước ngồi, liên doanh là hình thức được ưa chuộng nhất so với các hình thức khác và là hình thức thu hút vốn nhiều nhất. Nhưng trên thực tế, trong thời gian gần đây, hình thức xí nghiệp liên doanh đang bộc lộ những giới hạn của nó. Điều đó cho thấy khơng phải lúc nào hình thức liên doanh cũng phù hợp và có thể đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là trong tình hình vốn góp và cán bộ là những điểm yếu của ta hiện nay. Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc xây dựng ồ ạt các xí nghiệp liên doanh, thậm chí vội vã lập các liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các đối tác nước ngoài vừa yếu về năng lực tài chính, vừa kém về phẩm chất càng làm cho liên doanh kém hiệu quả, dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước. Phải lấy việc bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước làm mục tiêu chứ không chạy theo số lượng liên doanh. Những năm đầu khi chưa kịp đào tạo cán bộ, cịn thiếu cán bộ tốt, có năng lực, Nhà nước thiếu vốn và để tập trung tốt hơn cho những liên doanh có hiệu quả thì cần hạn chế tỷ lệ xí nghiệp liên doanh giữa nhà nước với các nhà đầu tư nước ngồi và nên khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn của tư nhân trong và ngoài nước dưới hình thức tơ nhượng hay cho th đất và các tư liệu sản xuất khác của Nhà nước. Khuyến khích hình thức liên doanh giữa tư bản tư nhân trong nước với tư bản nước ngoài với những dự án vừa và nhỏ trong các lĩnh vực mà nhà nước không cấm.

Trước mắt, để hạn chế thiệt hại và nâng cao hiệu quả của xí nghiệp liên doanh trong điều kiện hiện nay ở nước ta cần phải thực hiện một số công việc sau:

- Lựa chọn kỹ các doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài. Khi

chọn các đối tác tham gia liên doanh cần lưu ý: những doanh nghiệp nào nếu thuộc những ngành có sản phẩm tiêu thụ trong nước, vốn liếng và công nghệ không quá sức. Những ngành có những sản phẩm đã từ lâu có chỗ đứng vững chắc trên thị

trường trong nước thì nhà nước khơng nên cho liên doanh. Cơng ty bia Sài Gòn là một thí dụ điển hình minh chứng cho chủ trương đúng đắn này. Đây là một nhà máy mà gần như toàn bộ thiết bị mới bên trong từ nhà xưởng đến dây chuyền sản xuất đều do công nhân nhà máy tạo nên. Mặc dù không liên doanh với nước ngoài nhưng từ lâu sản phẩm của nhà máy đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nên công suất hàng năm tăng lên đáng kể, nộp ngân sách ngày càng cao.

- Phải tìm hiểu và nhận thức rõ đối tác bên ngồi. Muốn quản lý có hiệu quả thì phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đối tượng của mình, khơng thể chỉ dựa vào kinh nghiệm. Những hạn chế về kết quả trong hợp tác liên doanh vừa qua, một phần cũng do chúng ta chưa nhận rõ đối tác bên ngồi. Thơng thường khi nói về nguyên tắc liên doanh hai bên cùng có lợi, nhưng trong thực tế những năm qua, nguyên tắc này chưa được thực hiện. Nhìn chung, nước ngồi có lợi nhiều mặt, cịn phía Việt Nam thua lỗ khơng ít. Rất nhiều liên doanh, chính phía nước ngồi đã cạnh tranh, lợi dụng khai thác triệt để thế yếu của Việt Nam, bất chấp sự sống còn của liên doanh như thế nào. Để hạn chế thiệt hại về phía mình, trước hết cần phải tìm hiểu, lựa chọn đối tác phù hợp với điều kiện, yêu cầu của chúng ta, chứ khơng để tình trạng đầu tư vào lĩnh vực nào cũng được. Thực tiễn cho thấy cần phải lựa chọn nhà đầu tư nước ngồi có sức nặng về tài chính, cơng nghệm, quản lý - họ thường làm ăn lâu dài, nghiêm túc và giữ gìn uy tín vốn có.

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:

Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua những chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia. Nó cũng có những mặt tích cực, những mặt tiêu cực. Vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng những ưu thế của nó để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đồng thời chủ động phòng ngừa để hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Để doanh nghiệp 199% vốn nước ngồi phát huy có hiệu quả trong điều kiện nước ta hiện nay, việc vận dụng chúng cần phải dựa vào những tiêu chuẩn sau:

- Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có cơng nghệ cao như: điện tử, tin học, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị quang học.

- Các doanh nghiệp có cơng nghệ sản xuất “sạch” không gây ô nhiễm môi trường.

- Các doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất có tác dụng lan tỏa, nghĩa là sự hoạt động của các doanh nghiệp nàycó tác dụng kích thích sự phát triển các doanh nghiệp có liên quan hoặc để phục vụ sản xuất, hoặc gia công sản xuất sản phẩm hồn chỉnh.

- Có cơ chế kiểm tra, kiểm sốt hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp loại này nhằm hướng chúng vận động theo đúng quỹ đạo chung.

- Trong quá trình phát triển, khuyến khích các chủ doanh nghiệp nước ngồi cho các chủ thể kinh tế trong nước tham gia đầu tư qua hình thức mua cổ phần. Nếu thực hiện được cách này, doanh nghiệp 100 vốn nước ngồi sẽ dần chuyển hóa thành doanh nghiệp liên doanh.

Cần chú ý rằng, các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước không tồn tại cố định, giữa chúng có thể có sự chuyển hóa tùy theo điều kiện kinh doanh và ý nguyện của chủ sở hữu. Chẳng hạn, hình thức ban đầu là xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi, nhưng trong q trình hoạt động, xí nghiệp này có thể kêu gọi góp vốn cổ phần của Nhà nước và do đó nó sẽ chuyển sang hình thức xí nghiệp liên doanh; ngược lại , nếu xét thấy sự tham gia của kinh tế nhà nước vào xí nghiệp liên doanh là khơng hiệu quả thì có thể mạnh dạn chuyển sang hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngồi. Trong trường hợp đó, sự chi phối của kinh tế nhà nước không cần thiết phải là sự tham gia trực tiếp của nó vào một đơn vị kinh doanh.

Khuyến khích các nhà tư bản đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế:

Đây là một hình thức sử dụng có hiệu quả chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta. Trong thời gian tới, để tạo ra kết quả khả quan hơn nữa trong quá trình phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế ở nước ta thì cần phải hồn thiện chính sách và pháp luật trong lĩnh vực quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất,

đặc biệt là chính sách khuyến khích mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khu chế xuất, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài bỏ vốn và chất xám tham gia xây dựng xí nghiệp trong các khu cơng nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Bên cạnh đó, phải thường xun nâng cao trình độ tổ chức quản lý ở các cấp. Thực hiện chế độ “một cửa” là một cải tiến về thủ tục hành chính đã góp phần trực tiếp cho thành cơng ban đầu.

Nhanh chóng thúc đẩy việc triển khai hình thức “xây dựng - kinh doanh - chuyển giao” (BOT)

Nhu cầu vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nước ta là vô cùng bức bách, khơng những địi hỏi vốn lớn mà cịn là điều kiện có tính chất cơ sở quyết định của tiến trình phát triển và sử dụng các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta. Sử dụng hình thức BOT là để giải tỏa một phần sự căng thẳng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và cho phép các doanh nghiệp nước ngoài và cả tư nhân trong nước đầu tư vốn, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và kinh doanh trong một thời gian sau đó chuyển giao cho nhà nước Việt Nam.

Đây là hình thức mới được áp dụng ở nước ta khơng chỉ đối với tư bản nước ngồi mà cả đối với tư bản tư nhân trong nước. Hình thức này tỏ ra rất phù hợp và cần thiết sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đang rất cấp bách ở nước ta. Vì vậy, để thúc đẩy nhanh việc triển khai hình thức BOT, nhà nước cần sớm có quy định cụ thể và rõ ràng, xác lập khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là quy hoạch tổng thể xây dựng kết cấu hạ tầng vùng, cũng như các hạng mục đầu tư cần gọi vốn - cần thiết áp dụng các biện pháp kích thích đặc biệt như miễn tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất được thuê hoặc được giao để thực hiện dự án BOT; áp dụng mức thuế thấp nhất của thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cơng ty.

Ngồi ra, việc thành lập công ty cổ phần, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước - hợp tác xã cũng là những hình thức quan trọng trong chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta potx (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)