TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN NHẰM THỰC HIỆN XÃ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta potx (Trang 85 - 93)

- Nguyên nhân của những sai lầm:

3.2. TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN NHẰM THỰC HIỆN XÃ

NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN NHẰM THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Nâng cao hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp công hữu là là nội dung trọng yếu của cải cách kinh tế ở Việt Nam, nhất là từ khi chúng ta xác định xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm thế nào để kinh tế công hữu phát triển lớn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường luôn luôn là một vấn đề lý luận và thực tiễn trọng đại mà chúng ta phải đối mặt. Cổ phần hóa được coi là một trong những biện pháp, là con đường ngắn nhất và hiệu quả để thực hiện cải cách chế độ công hữu ở nước ta.

Ở Việt Nam, sự xuất hiện của cơng ty cổ phần cịn khá mới mẻ, nhưng đối với nền kinh tế thế giới nó đã xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XVIII. Trong quá trình phát triển, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ làm xuất hiện những lĩnh vực kinh doanh mới cần có quy mơ vốn lớn, do yêu cầu của sự cạnh tranh buộc các nhà tư bản nhỏ thỏa hiệp, liên minh với nhau để tập trung tư bản cá biệt thành tư bản lớn, đủ sức giành ưu thế trên thị trường, từ đó hình thành những cơng ty cổ phần, với chủ sở hữu không phải là một mà là nhiều cá nhân có vốn tham gia. Sự xuất hiện của các công ty cổ phần là mở đầu của việc phủ định chế độ sở hữu tư bản tư nhân.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các hình thức tổ chức kinh tế hết sức đa dạng và phong phú, trong đó phổ biến và quan trọng nhất là công ty cổ phần. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cũng đang có những u cầu khách quan địi hỏi sự hình thành và phát triển các công ty cổ phần trong nền kinh tế. Cụ thể là:

Thứ nhất, hiện nay thiếu vốn đang là vấn đề gay cấn và bức bách nhất đối

với hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nước ta. Nhu cầu mở rộng thị trường, đổi mới cơng nghệ đều địi hỏi nguồn vốn to lớn và kịp thời. Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế thích hợp để giải quyết vấn đề đó. Cơng ty cổ phần là cơng cụ có thể

huy động được vốn nhanh chóng, với quy mơ lớn. Thơng qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công ty cổ phần có thể huy động được những khoản tiền nhàn rỗi, tản mạn trong xã hội để tập trung lại đầu tư vào những cơng trình địi hỏi nguồn vốn lớn, dài hạn mà từng cá nhân, doanh nghiệp không thể làm nổi.

Thứ hai, công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro nhằm hạn chế

những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Thứ ba, cơng ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong nền

kinh tế thị trường, có vai trị to lớn trong q trình phát triển kinh tế, góp phần hồn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Do công ty cổ phần có ưu điểm lớn nên chúng ta không chỉ tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà cịn cần thiết có chính sách khuyến khích thành lập các cơng ty cổ phần trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ,v.v.. Việc khuyến khích các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập công ty cổ phần là rất phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay, bởi vì hình thức tổ chức kinh tế này khơng những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nó cịn là hình thức, để khi thấy cần thiết, nhà nước có thể dễ dàng thâm nhập vào nó, điều tiết nó theo định hướng của mình bằng cách góp vốn mua cổ phiếu với tỷ lệ khống chế.

Để đẩy mạnh cổ phần hóa, cần thực hiện các giải pháp sau:

Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục đổi mới nhận thức về cổ phần hóa, giao, bán, khốn, cho th doanh nghiệp nhà nước:

Qua phân tích các yếu tố cản trở, làm sai mục tiêu q trình cổ phần hóa và các biện pháp tái cấu trúc khác, yếu tố hàng đầu là chưa thống nhất hành động bắt nguồn từ nhận thức của các bên tham gia vào quá trình này. Nhận thức chưa đúng về cổ phần hóa và các biện pháp tái cấu trúc khác mang tính phổ biến ở cả bốn nhóm đối tác tham gia: các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động.

Vì vậy, thời gian tới cần phải tuyên truyền làm rõ những vấn đề sau đây để có nhận thức thống nhất:

Thứ nhất, cổ phần hóa và các biện pháp tái cấu trúc khác chắc chắn không

làm mất đi kinh tế nhà nước, ngược lại, chắc chắn nó sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, qua đó góp phần tích cực để doanh nghiệp nhà nước thực hiện đúng vai trị của mình.

Thứ hai, bản thân mơ hình cơng ty cổ phần là một hình thức sở hữu cơng cộng về

tư liệu sản xuất, do vậy mơ hình này là phù hợp cho phát triển chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều này đã được C.Mác khẳng định cách đây hơn 100 năm khi phân tích mơ hình cơng ty cổ phần.

Thứ ba, những cản trở xuất phát từ lợi ích có tính cục bộ của ngành, địa phương, tổng công ty, doanh nghiệp cần phải khắc phục để đảm bảo lợi ích tồn cục của nền kinh tế.

Các giám đốc và cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước cần phải thông hiểu và thực thi chủ trương cổ phần hóa, bất kể về mặt lợi ích cá nhân họ có lợi hay khơng. Tuy nhiên, để tránh các xáo trộn không cần thiết, cần có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước trước khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, khơng được để tình trạng cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp gây cản trở cổ phần hóa như ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Đối với người lao động ở các doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa, tâm lý chung của đại đa số là khơng muốn cổ phần hóa do mất đi tính an tồn khá lớn về cơng ăn việc làm. Tuy nhiên, phải tuyên truyền cho người lao động hiểu rằng, trong nền kinh tế thị trường, những đặc quyền hiện có của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước sẽ dần mất đi và thay vào đó là chế độ sử dụng lao động chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, kết hợp cho họ tham quan thực tế ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa thành cơng…sẽ giúp người lao động nhiệt tình hưởng ứng các giải pháp tái cấu trúc. Mặt khác, chế độ, chính sách cho người lao động cũng phải rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu để khắc phục sự nghi ngờ, thiếu niềm tin của họ.

Như vậy, để đẩy nhanh cổ phần hóa, ngồi việc ban hành các nghị quyết và nghị định còn phải chú ý hơn nữa trong việc thống nhất quan điểm, phát động phong trào, vận động tư tưởng, đi đôi với các biện pháp tổ chức cán bộ hiệu quả thì mục tiêu cổ phần hóa mới có hy vọng sớm hoàn thành.

Cần lưu ý rằng, trong một số văn bản nghị quyết của Đảng ta có khẳng định chủ trương “cổ phần hóa” của Việt Nam khơng phải là “tư nhân hóa” và yêu cầu các cấp, các ngành khơng được biến cổ phần hóa thành tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương này cho đến nay vẫn cịn đúng và hồn tồn có giá trị thời sự. Tư nhân hóa muốn ám chỉ ở đây là lợi dụng cổ phần hóa để nhanh chóng chuyển các doanh nghiệp nhà nước vào tay tư nhân thao túng. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương này, cũng cần khắc phục xu hướng cực đoan, sợ cổ phần hóa là tư nhân hóa, từ đó do dự hoặc thậm chí cản trở q trình cổ phần hóa. Về mặt học thuật, nếu hiểu tư nhân hóa theo nghĩa rộng thì nó có nghĩa: chuyển sở hữu thuần túy của nhà nước sang sở hữu công cộng của các cá nhân và nhà nước, thực chất là chuyển sở hữu tư nhân về vốn thành sở hữu công cộng hỗn hợp giữa cá nhân với nhà nước về các tài sản. Nếu hiểu như vậy thì cổ phần hóa khơng phải là tư nhân hóa mà là một hình thức lơi cuốn sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng hỗn hợp giữa nhà nước với tư nhân. Đó là một hình thức thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước, dùng kinh tế nhà nước để đưa tư nhân vào quỹ đạo của kinh tế nhà nước.

Những giải pháp vĩ mô của Nhà nước:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX đã tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về các giải pháp vĩ mơ của Nhà nước trong việc đẩy mạnh cổ phần hóa.

Thứ nhất, để thực hiện thành công, đúng thời hạn đề án sắp xếp lại cần phải

trao mạnh quyền hơn nữa cho các cấp bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, hội đồng quản trị các tổng công ty 91 trong lựa chọn hình thức cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giao doanh nghiệp hoặc chuyển chúng thành đơn vị sự nghiệp, sự nghiệp có thu. Việc quyết định doanh nghiệp nào nhà nước cần giữ cổ phần chi phối cũng nên giao

cho các cấp bộ, ngành, địa phương, không nên khống chế quá chặt và cấp quyết định quá cao như hiện nay.

Thứ hai, đẩy mạnh cổ phần hóa các tổng cơng ty lớn, có uy tín trên thị trường. Biện pháp này đã được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 9 khóa IX, nhưng để thực hiện nhanh trên thực tế, cần có các biện pháp rất cụ thể của Chính phủ và các bộ liên quan. Do vậy, cần đưa các chỉ tiêu về tiến độ, danh mục các công ty cần cổ phần hóa vào kế hoạch thực hiện của Chính phủ và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Thứ ba, khẩn trương làm các thủ tục giao đất và tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Mặc dù đây là giải pháp có tính kỹ thuật, nhưng trong điều kiện về thể chế đất đai hiện nay, thẩm quyền và tính phức tạp của nó vượt xa ra ngồi khn khổ kỹ thuật. Các cấp quản lý và quy hoạch phải nhanh chóng xác định doanh nghiệp nào được nhận quyền sử dụng đất, doanh nghiệp nào sử dụng đất khơng đúng mục đích cần phải thu hồi.

Những giải pháp kỹ thuật

Xét về khía cạnh kỹ thuật, cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường là những hoạt động mang tính kỹ thuật mua bán - trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường. Do đó, việc thực hiện các biện pháp này phụ thuộc vào ba yếu tố: người bán, người mua và thể chế thực hiện. Song nếu không quan tâm đúng mức sẽ dẫn tới sự thất thoát lớn tài sản nhà nước.

- Về phía người bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước

Thực tiễn q trình cổ phần hóa vừa qua cho thấy cả dư luận và các cơ quan quản lý nhà nước đều quá lo ngại tới hiện tượng thất thoát tài sản nhà nước qua các hoạt động cổ phần hóa, giao, bán, khốn, cho th. Hơn nữa, q trình định giá theo Nghị định 28/CP và 44/CP cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp khi đã cổ phần hóa hoặc đã định giá quá thấp do chính sách và phương pháp định giá hiện nay mang nặng tính chủ quan, không theo nguyên tắc thị trường. Dưới góc độ tổ chức thực tiễn, có thể kết luận rằng, khó có thể có phương án cổ phần hóa nào mà chủ sở hữu nhà nước tận dụng được toàn bộ giá trị từ việc bán tài sản doanh nghiệp. Ngay cả ở

những nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Anh, Pháp với rất nhiều tổ chức định giá chuyên nghiệp, lành nghề mà nhiều khi việc định giá doanh nghiệp vẫn có sai sót dẫn đến thất thốt tài sản. Do đó, cần chấp nhận quan điểm thu hồi giá trị vốn nhà nước có tính tương đối, tất nhiên thể chế cổ phần hóa phải cụ thể loại bỏ các hành vi câu kết nhằm biển thủ tài sản của Nhà nước.

Phương thức định giá theo kiểu hội đồng của nước ta hiện nay tỏ ra không phù hợp, vừa mất thời gian vừa khơng chính xác. Trong thời gian tới, trên cơ sở rút kinh nghiệm các biện pháp đã áp dụng và áp dụng thử nghiệm, phải kiên quyết và triệt để tiến hành định giá doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường khi tái cấu trúc. Các biện pháp sau đây cần được nghiên cứu áp dụng:

Thứ nhất, về xử lý nợ, các biện pháp xử lý nợ trong thời gian tới cần phải kiên quyết, triệt để và bài bản hơn theo hướng sau: sửa đổi các văn bản pháp quy để đổi mới thể chế xử lý nợ tồn đọng; nhanh chóng phân loại doanh nghiệp nhà nước xét theo tiêu chí xử lý nợ để các công ty mua bán nợ tiến hành thủ tục mua lại nợ, tạo điều kiện lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp; gấp rút ban hành hạn mức vay nợ nước ngồi, chấm dứt tình trạng nợ nước ngoài của doanh nghiệp quá lớn và nhà nước phải là người trả thay.

Thứ hai, những doanh nghiệp lớn, có uy tín, có thể bán ngay cổ phiếu trên thị

trường chứng khốn thì phải triệt để sử dụng thị trường chứng khoán trong định giá doanh nghiệp. Kinh nghiệm xác định giá trị cổ phần của công ty Vinamilk đã minh chứng cho khả năng hiện thực và ý nghĩa của giải pháp này. Ngoài ra, khi xác định giá trị, phải có sự tham gia của các công ty chuyên nghiệp về định giá. Đối với doanh nghiệp nhỏ, khơng có tiếng tăm, khó định giá bằng các phương pháp chuyên gia, nên chăng cần thành lập một số trung tâm bán đấu giá tài sản doanh nghiệp để có mơi trường định giá thị trường các loại tài sản khơng có đối chứng. Cũng có thể đấu giá qua cung cách cổ đơng tự bỏ giá mua cổ phần. Thậm chí cần phải chấp nhận có những doanh nghiệp nhà nước không thể giao cho ai, bán cho ai thì phải giải thể, phá sản theo luật và đem tài sản bán đấu giá để giải quyết các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Ở đây cũng cần học tập kinh nghiệm của nhiều nước trong xử lý các

doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sau khi đối chiếu so sánh giá trị còn lại với các khoản nợ phải trả, trách nhiệm đối với công nhân viên, có thể chỉ cần bán với giá trị tượng trưng - thực chất là cho không để nghiệp vụ bán diễn ra đúng luật, đồng thời vẫn thực hiện được các mục tiêu khác.

Thứ ba, do nhà nước là người bán đặc biệt, không chỉ cần bán được doanh

nghiệp nhà nước với đúng giá trị để thu hồi vốn, chuyển từ sở hữu hiện vật sang sở hữu vốn bằng tiền để nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ngoài ra sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước còn phải đáp ứng các yêu cầu như ổn định nền kinh tế, ổn định xã hội, chính trị, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Cho nên, đối với những doanh nghiệp nhỏ không thể cổ phần hóa hoặc bán, cần mạnh dạn áp dụng giải pháp giao doanh nghiệp nhà nước cho những người có thực lực, có khả năng đem lại sức sống mới cho doanh nghiệp nhà nước. Những chủ thể có thực lực phải là người có vốn, có kinh nghiệm, có những mối quan hệ làm ăn, đảm bảo được các cam kết khi nhận giao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta potx (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)