Chuyển sở hữu tư nhân tư bản thành sở hữu toàn dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta potx (Trang 36 - 43)

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đất nước ta tạm chia làm hai miền, miền Bắc được hồn tồn giải phóng, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã quốc hữu hóa khơng bồi thường đối với các tài sản của thực dân Pháp và của tầng lớp tư sản mại bản, chuyển thành tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đồng thời đề ra chủ trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, trước hết cho nhân dân lao động. Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (khóa II) tháng 11 năm 1958 đã đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc (1958 - 1960) với nội dung chủ yếu là:

Đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành

phần kinh tế tư bản, tư doanh; đồng thời ra sức phát triển kinh tế quốc doanh [11, tr.12].

Trong việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta chủ trương dùng phương pháp hịa bình: dùng chính sách sử dụng, hạn chế và cải tạo; chính sách chuộc lại và trả dần đối với tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản. Các hình thức được sử dụng là gia cơng, đặt hàng, đại lý, xí nghiệp cơng tư hợp doanh và xí nghiệp hợp tác, kết hợp các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục.

Với chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân để dần dần biến nền kinh tế quốc dân thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu của toàn dân và của tập thể, tiến tới cao trào cải tạo xã hội chủ nghĩa trong tất cả các ngành, phát triển và củng cố mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán nhằm đến năm 1960, sẽ nắm hầu hết thị trường bán buôn và hơn một nửa tổng ngạch hàng hóa bán lẻ, đến cuối năm 1960 phải căn bản hoàn thành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Thực hiện chủ trương đó, trên lĩnh vực cải tạo cơng thương nghiệp tư bản tư doanh chúng ta đã tiến hành khẩn trương, triệt để. Một bộ phận các nhà tư bản “tự nguyện” hiến tài sản của họ cho nhà nước thành xí nghiệp quốc doanh; một bộ phận liên kết với nhà nước dưới hình thức xí nghiệp cơng tư hợp doanh, sau một thời gian ngắn được chuyển sang xí nghiệp quốc doanh.

Kết quả là đến cuối năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc căn bản hồn thành. 100% số hộ tư sản cơng nghiệp, 99,4% hộ tư sản thương nghiệp, 99% số hộ tư sản kinh doanh trong ngành giao thông vận tải đã được cải tạo. “Năm 1960, thành phần kinh tế tư bản tư doanh và giai cấp tư sản dân tộc căn bản bị loại bỏ (chỉ cịn 5% giá trị sản lượng cơng nghiệp, 6,4% tổng mức bán buôn, 8,8% tổng mức bán lẻ)” [5, tr.79].

Qua 3 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp tư doanh và xây dựng cơ sở mới, hệ thống kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước được hình thành và mở rộng nhanh chóng từ trung ương đến địa phương. Thời điểm này

toàn miền Bắc đã có trên 2.175 xí nghiệp quốc doanh (bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thơng vận tải), trong đó riêng cơng nghiệp quốc doanh có 200 xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh trung ương và 800 xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh địa phương (bao gồm các xí nghiệp được xây dựng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, các xí nghiệp tước đoạt khơng bồi thường và xí nghiệp công tư hợp doanh).

Ở miền Nam, sau khi giải phóng, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ sở hữu và mơ hình quản lý kinh tế đang áp dụng ở miền Bắc suốt mấy thập kỷ qua được nhân rộng ra cả nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IV đặt ra mục tiêu đến năm 1980 phải hồn thành cơng cuộc cải tạo đối với công thương nghiệp ở miền Nam. Đến tháng 3 - 1977, Bộ Chính trị đã quyết định: Hồn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh trong 2 năm 1977 - 1978, trước hết là xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương đó, cơng cuộc cải tạo tư bản tư doanh ở miền Nam đã được đẩy nhanh và thực hiện bằng các hình thức sau: quốc hữu hóa và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh (xí nghiệp cơng quản và xí nghiệp của tư sản mại bản, tư sản bỏ chạy ra nước ngoài) 1.354 cơ sở với 13 vạn công nhân, bằng 34% số cơ sở, 55% số cơng nhân; xí nghiệp cơng tư hợp doanh có 498 cơ sở với 13.000 cơng nhân, chiếm 14,5% số cơ sở, 5,5% số cơng nhân; xí nghiệp hợp tác, gia cơng, đặt hàng có 1.600 cơ sở với trên 7 vạn công nhân, chiếm 45% về cơ sở và khoảng 30% về công nhân. Số cơ sở cơng nghiệp tư bản tư doanh cịn lại chiếm khoảng 6% về cơ sở, 5% về số cơng nhân trong tổng số các xí nghiệp cơng nghiệp tư doanh.

Đối với tư sản thương nghiệp và những người buôn bán nhỏ. Nghị quyết Đại hội IV của Đảng chỉ rõ: “xóa bỏ ngay thương nghiệp tư bản tư doanh”. Cuối năm 1975, đợt I của chiến dịch cải tạo tư sản mại bản được tiến hành ở các thành phố lớn của miền Nam bằng các biện pháp: kiểm kê, tịch thu hàng hóa của 218 tư sản mại bản lớn, đánh thuế siêu ngạch hàng hóa tồn kho của 1.420 hộ tư sản thương nghiệp, tịch

thu 270 cơ sở kinh doanh của họ. Cuối năm 1976, đợt II của chiến dịch cải tạo nhằm vào số tư sản mại bản còn lại.

Đến năm 1978, công cuộc cải tạo tư sản công thương nghiệp ở miền Nam được đánh giá là đã cơ bản hoàn thành. Do cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam và đầu tư xây dựng mới của Nhà nước, số lượng cơ sở công nghiệp quốc doanh và cơng tư hợp doanh đã tăng lên từ 1.913 xí nghiệp năm 1976 lên 2.627 xí nghiệp năm 1980 và 3.224 xí nghiệp năm 1985.

Thắng lợi trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở hai miền Nam - Bắc có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực công thương nghiệp tư bản tư doanh, chuyển sở hữu tư nhân tư bản sang sở hữu toàn dân đã đem lại những kết quả tích cực, nền kinh tế nước ta đã có những biến đổi căn bản: Những tàn tích của nền kinh tế thực dân phong kiến đã được xóa bỏ. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập một cách phổ biến (chủ yếu về mặt sở hữu tư liệu sản xuất), chế độ người bóc lột người đã căn bản được xóa bỏ; lực lượng sản xuất được giải phóng và đang trên đà phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ngày càng được tăng cường, lực lượng lao động xã hội được phân bổ hợp lý hơn. Cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã được chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của ngành công nghiệp tăng lên. Cụ thể như sau:

Ở miền Bắc, hệ thống kinh tế quốc doanh được hình thành gắn liền với quá trình cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) đã tạo ra sự biến đổi nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân. Tổng sản phẩm xã hội bình quân hàng năm thời kỳ 1961 - 1965 tăng 9,5%; thu nhập quốc dân bình quân tăng 7%, giá trị sản lượng cơng nghiệp bình qn tăng 13,4%, kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 12,6%. Nếu lấy năm 1955 làm mốc (1 lần) thì đến năm 1965 chỉ số phát triển của một số ngành như sau: “Công nghiệp tăng 9,1 lần, trong đó: điện lực tăng 11 lần; nhiên liệu 7,7 lần; luyện kim đen 617 lần; luyện kim màu 8,8 lần; cơ khí 23 lần; hóa chất 30,7 lần; khai thác chế biến gỗ 9,3 lần; sành sứ thủy tinh 5,3 lần; dệt, da, may, nhuộm 6,4 lần; thực phẩm 7,6 lần; văn hóa phẩm 13,3 lần; các ngành cơng nghiệp khác 1,9 lần” [4, tr.10].

Nhìn chung, cơng nghiệp đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Đánh giá những thành tựu của giai đoạn 1961 - 1965, Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa III (08 - 04 - 1965) đã ghi nhận: “Qua việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tiềm lực kinh tế của miền Bắc tăng lên rõ rệt, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Có thể khẳng định, thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là đã tạo được những cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở kinh tế - xã hội cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Vào giữa thập niên 60, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, lúc này miền Bắc phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược vừa sản xuất vừa chiến đấu, với khẩu hiệu: “tất cả cho sản xuất, tất cả để chiến thắng”. Vì vậy, tiến hành quốc hữu hóa khơng bồi thường đối với tài sản của các tư sản thực dân và tư sản mại bản, tước bỏ cơ sở kinh tế của tầng lớp chống đối cách mạng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với điều kiện lịch sử. Chế độ cơng hữu xã hội chủ nghĩa mới được hình thành đã chứng tỏ có tác dụng tích cực đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Một mặt, chiến tranh gây khơng ít khó khăn cho sự phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là cơng nghiệp vẫn cịn non trẻ, làm đảo lộn và giảm sút lực lượng lao động, tàn phá cơ sở vật chất kỹ thuật mới được xây dựng. Song, mặt khác, chiến tranh đã thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần yêu nước và những truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta.

Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, mặc dù các cơ sở kinh tế quốc doanh không phát triển ổn định như thời kỳ 1961 - 1965 nhưng vẫn có những bước phát triển đáng kể. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ta tiếp tục được nâng lên. Hệ thống kinh tế quốc doanh lúc này càng được củng cố và tăng cường, góp phần tích cực xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc.

Ở miền Nam, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư doanh và đầu tư xây dựng mới của nhà nước đã đem lại những kết quả khích lệ: Giá trị tài sản cố định của tồn ngành cơng nghiệp đã tăng lên đáng kể: giai đoạn

1976 - 1980 là 13 tỷ đồng, bằng 35% tổng giá trị tài sản cố định mới tăng thuộc khu vực sản xuất vật chất và giai đoạn 1981 - 1985 là 18,6 tỷ đồng, bằng 40% tổng giá trị tài sản cố định mới tăng thuộc khu vực này. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1985 so với năm 1976 tăng 58%, bình quân mỗi năm tăng 5,2%. Năng lực sản xuất đã được bổ sung thêm, riêng trong giai đoạn 1981 - 1986, tăng 456.000 Kwh điện, 2,5 triệu tấn than, 2,1 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn sợi, 58.000 tấn giấy. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác. Giai đoạn 1981 - 1985, giá trị tổng sản lượng cơng nghiệp tăng 57,4%, tốc độ tăng bình qn hàng năm đạt 9,5%.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tích đã đạt được, nền kinh tế nước ta trong thời kỳ này đã bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

- Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và thứ ba không đạt được.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ kỹ thuật nói chung cịn lạc hậu (phổ biến là trình độ kỹ thuật của những năm 1960 trở về trước), lại chỉ phát huy được công suất 50% là phổ biến, cơng nghiệp nặng cịn xa mới đáp ứng được yêu cầu tối thiểu, công nghiệp nhẹ bị phụ thuộc 70 - 80% nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, đại bộ phận lao động xã hội vẫn là lao động thủ công. Nền kinh tế vẫn cịn là sản xuất nhỏ. Phân cơng lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội rất thấp.

- Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi làm cho nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Liên tục trong 10 năm (1976 - 1985), thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng. Tồn bộ tích lũy (rất nhỏ bé) và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn đi vay viện trợ nước ngoài. Năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp - USD.

- Phân phối và lưu thông bị rối ren. Thị trường, tài chính, tiền tệ không ổn định. Ngân sách nhà nước bị bội chi liên tục và ngày càng lớn. Lạm phát gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Nếu lấy chỉ số giá cả năm 1975 là 1 lần thì năm 1980 là 2,5 lần và năm 1985 là 38,5 lần.

- Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhất là đối với cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang và một bộ phận nông dân. Tiền lương thực tế bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên chức so với năm 1975 thì năm 1980 chỉ bằng 51,1%, năm 1984 bằng 32,7%. Do đó, tiêu cực và bất cơng xã hội tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Điều này chứng tỏ thời gian này, nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc.

Nguyên nhân của những yếu kém trên là có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là đất nước vừa được độc lập thống nhất lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và tiếp đó là cuộc chiến tranh ở phía Bắc. Tình hình đó buộc chúng ta phải duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung mới có thể đáp ứng được yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ chúng ta không thể làm khác Liên-xô được. Nguyên nhân chủ quan trước hết là nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ còn chủ quan, duy ý chí, giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên. Và trên thực tế chúng ta đã có những thành kiến không đúng, chưa thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan, do vậy không chú ý vận dụng chúng vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách kinh tế.

Trong q trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực cải tạo cơng thương nghiệp chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh. Nhưng kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ lực lượng sản xuất bị kìm hãm khơng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sở hữu tư nhân đã nhanh chóng bị xóa sổ hồn tồn để xác lập cơng hữu một cách hình thức, nơn nóng, ồ ạt, ham mở rộng quy mô, số lượng nhiều nhưng khơng hề tính đến trình độ năng lực của người lao động, trang thiết bị kỹ thuật, trình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta potx (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)