Đánh giá KQHT trong ĐTTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở trường đại học sư phạm hà nội (Trang 46 - 51)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.5. Đánh giá KQHT trong ĐTTT

1.5.1. Đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Các mơ hình hay các phương thức dạy học đều hướng đến mục đích đạt được mục tiêu dạy học. Vấn đề đặt ra đối với ĐTTT là làm thế nào để sinh viên có thể học tập tốt nhất và làm thế nào để sinh viên có thể đạt được các mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Chính sự cần thiết phải trao quyền chủ động trong học tập cho sinh viên làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn trong vấn đề học tập của mình. ĐTTT đã thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa hai cách tiếp cận trong dạy học “người dạy là trung tâm” và “người học là trung tâm” [19].

Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học

Kiến thức được truyền đạt từ người dạy tới người học

Người học tiếp nhận thông tin Người dạy là chuyên gia về nội

dung kiến thức

Tấm quan trọng là các câu trả lời đúng Người đưa các thơng tin chính Chỉ duy nhất sinh viên được nhìn nhận

là người học

Bảng 2: Vai trò của người học và người dạy theo cách tiếp cận “Người dạy là trung tâm”

Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học

Người dạy đóng vai trị như là huấn

luyện viên và người hỗ trợ Xây dựng kiến thức, người học được thu hút tích cực Người dạy và người học học cùng

nhau Sự giáo dục là sự hợp tác, cộng tác và hỗ trợ Cung cấp cho người học các cơ hội

và khả năng lựa chọn

Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học

Khuyến khích người học thám hiểm

và khám phá Khám phá tri thức mới

Bảng 3: Vai trò của người học và người dạy theo cách tiếp cận “Người học là trung tâm”

Ngƣời dạy làm trung

tâm Ngƣời học làm trung tâm

Vai trò của người dạy Chuyển giao thông tin Cung cấp các cơ hội học tập

Vai trò của người học Tiếp nhận thông tin và thể hiện năng lực

Lựa chọn các cơ hội học tập và quyết định cái gì nên học

Các hoạt động/nhiệm vụ

Trình bày, giảng dạy, kiểm tra

Tự đề xướng các kế hoạch (dự án)

Bảng 4: So sánh hai mơ hình tiếp cận “Người dạy làm trung tâm” và “Người học là trung tâm”

Rõ ràng, ĐTTT đã thể hiện rõ nét mơ hình học tập lấy “Người học là trung tâm”. Đánh giá KQHT trong ĐTTT, trước hết cần tuân theo các nguyên tắc và các hình thức chung của đánh giá KQHT trong đào tạo truyền thống. Có thể kế thừa những nguyên tắc chung của đánh giá KQHT trong đào tạo truyền thống, mặt khác đánh giá KQHT trong ĐTTT cần phải biết tận dụng và phát huy được những lợi thế của loại hình đào tạo này. Để công tác đánh giá KQHT trong ĐTTT đạt được hiệu quả cao, cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Đặc thù của ĐTTT là người học phải có khả năng và tinh thần tự học rất cao. Ví dụ: thời lượng học trực tiếp trên lớp là 30%, thời lượng yêu cầu tự học thông qua mạng hoặc thông qua học liệu điện tử là 70%. Vì vậy đánh giá KQHT trong ĐTTT phải nhằm thúc đẩy học viên tự học.

- Đánh giá KQHT trong ĐTTT phải thống nhất được giữa đánh giá và tự đánh giá. Do thời lượng yêu cầu tự học chiếm một tỷ lệ cao tồn khóa học, các đối tượng tham gia ĐTTT lại không phụ thuộc vào khoảng

cách địa lý. Vì vậy, đánh giá KQHT trong ĐTTT phải là công cụ hỗ trợ học viên tự đánh giá.

- Đánh giá KQHT trong ĐTTT cũng phần phải đảm bảo tính khách quan, tin cậy, giá trị và phù hợp với mục tiêu đánh giá.

1.5.2. Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT

Hình 6: Sự tích hợp của đánh giá, phản hồi, các tài nguyên học tập và học bạ điện tử vào một môi trường học tập được hỗ trợ bởi hệ thống cơng nghệ có thể cung cấp

những vấn đề thiết yếu có hiệu quả cho tiến trình của người học [11].

Khái niệm e-Assessment (tạm dịch là đánh giá điện tử) đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Sau đây là định nghĩa của tổ chức JISC/QCA về về e-Assessment: “e-Assessment: là tiến trình kết hợp song song giữa đánh giá điện tử có ứng dụng CNTT-TT cho cơng tác triển khai hoạt động đánh giá và sự ghi lại kết quả đánh giá. Nó bao gồm sự kết hợp song song chặt chẽ giữa học viên, người hướng dẫn, các cơ sở học tập, hội đồng giám khảo và người điều chỉnh, và các quy định chung” [11].

ĐGKQHT trong ĐTTT có thể sử dụng hai hình thức “đánh giá dựa trên máy tính” (CBA: Computer-Based Assessment) và đánh giá có sự trợ giúp của máy tính (CAA: Computer-Assissted Assessment). Hai hình thức này có thể hốn đổi cho nhau.

Đánh giá (Assessment) Module học tập (E-Learning hoặc học tập hỗn hợp) Phản hồi cho Sinh viên

Thông tin đa dạng để hỗ trợ cho sinh viên trong kế

hoạch học tập kế tiếp Module học tập kế tiếp (E-Learning hoặc học tập hỗn hợp) Module ôn tập Phản hồi cho Sinh viên

Thông tin đa dạng để hỗ trợ cho ôn tập Module lƣu trữ Đối với các chứng chỉ đã được công nhận - lưu trữ hồ sơ Đạt Chưa đạt

Một khái niệm khá gần gũi với đánh giá điện tử là e-Portfolio (tạm dịch: học bạ điện tử), thường là biểu mẫu các tài liệu số hóa (KQHT) q trình học tập trong mỗi giai đoạn của học viên. Sự độc đáo giữa học bạ điện tử như là bản ghi kết quả học tập và học bạ điện tử như là một cơng cụ của đánh giá trở nên khó phân biệt ở chỗ khi kết quả của các đánh giá,

bao gồm tự đánh và bao gồm cả các đánh giá trong biểu mẫu của các trang nhật ký, trang Web Blogs hoặc các trang Web từ điển mở. Học bạ điện tử cũng có nghĩa là các chứng chỉ học tập đã được đánh giá [11].

Một hệ thống ĐGKQHT trong ĐTTT bao gồm các công cụ như: hệ thống đánh giá điện tử (e-Assessment), hệ thống học bạ điện tử (e- Portfolio), các công cụ hỗ trợ nhằm kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên, người học, người hướng dẫn, các cơ sở học tập, hội đồng chỉ đạo ĐTTT và các quy định chung của ĐTTT... Một hệ thống ĐGKQHT trong ĐTTT phải có các công cụ như Module ôn tập giúp học viên ôn tập kiến thức một cách chủ động, Module phản hồi giúp thông báo thông tin về đánh giá kịp thời cho sinh viên.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT là một nội dung quản lý cịn khá mới mẻ trong ĐTTT nói chung và ở các cơ sở ĐTTT nói riêng ở nước ta. Thực tế ở nước ta chưa có nhiều cơ sở ĐTTT cấp bằng ĐTTT theo đúng quy định của bộ GD&ĐT. Một số trường Đại học mặc dù đã có ứng dụng ĐTTT nhưng thực chất là ứng dụng ĐTTT cho hình thức ĐTTX hoặc các hình thức đào tạo khác. Hơn nữa, quy chế ĐTTT2 cịn chưa được chính thức ban hành để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT bao gồm quản lý việc xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá điện tử, Module ôn tập, Module phản hồi KQĐGHT của học viên, các Module công cụ hỗ trợ cho

công tác ĐGKQHT, hệ thống học bạ điện tử nhằm lưu trữ kết quả học tập và các hoạt động khác của học viên trong suốt quá trình học tập và lưu trữ lâu dài.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT cũng bao gồm việc xây dựng và hoàn thiện quy chế và hình thức đánh giá trong cho loại hình đào tạo này.

Kết luận chƣơng 1

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu vai trò, chức năng, nguyên tắc, quy trình và hình thức đánh giá và ĐGKQHT trong ĐTTT. Luận văn cũng nghiên cứu các yêu cầu đối với công tác ĐGKQHT và quản lý công tác ĐGKQHT trong ĐTTT.

Phần lý luận về đánh giá và ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT sẽ được sử dụng làm cơ sở để:

- Phân tích thực trạng cơng tác ĐGKQHT của học viên nói chung và cơng tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT nói riêng ở trường ĐHSP Hà Nội.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng ĐGKQHT trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội ở Chương 3.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở trường đại học sư phạm hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)