7. Phạm vi nghiên cứu
2.1. Khái quát về trƣờng ĐHSP Hà Nội
Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục và hiện là trư ờng đại học trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường Sư phạm ở Viê ̣t Nam , đồng thời là trung tâm l ớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học, là nơi đào tạo nhân tài và các nhà khoa h ọc danh tiếng cho đất nước. Trong quá trình phát triển của Trường, các giai đoạn lịch sử quan trọng bao gồm [25]:
Giai đoạn 1951-1956: Trường Sư phạm Cao cấp Giai đoạn 1956-1967: Trường ĐHSP Hà Nội
Giai đoạn 1967-1976: Trường ĐHSP Hà Nội I và Trường ĐHSP Hà Nội II Giai đoạn 1976-1993: Trường ĐHSP Hà Nội I
Giai đoạn 1994-1999: Trường ĐHSP thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Giai đoạn từ 1999 đến nay Trường ĐHSP Hà Nội
Những năm đầu tiên mới thành lập trường được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên phổ thơng cấp 2, 3 theo 3 ngành: Tốn – Lý, Lý – Hố và Hóa – Sinh.
Giai đoạn tiếp theo, trường được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cho các trường phổ thông cấp 2, 3 theo các hình thức học chính quy tập trung, chun tu, tại chức với 12 khoa cơ bản [26].
Ngày 10 tháng 12 năm 1993, theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, trường trở thành một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội với nhiệm vụ vừa đào tạo chuyên gia các ngành khoa học và cơng nghệ theo các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ vừa hỗ trợ về học thuật cho một số trường đại học và một số trường cao đẳng ở các địa phương; nghiên cứu
khoa học, công nghệ, triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống xã hội gắn với giảng dạy và đào tạo.
Ngày 12 tháng 10 năm 1999, theo Quyết định 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường được tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội và mang tên là trường ĐHSP Hà Nội. Nhiệm vụ của trường là đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế, đóng vai trị là trường sư phạm trọng điểm của cả nước.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mạng của trƣờng ĐHSP Hà Nội
a. Chức năng của trường ĐHSP Hà Nội:
- Làm nòng cốt cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình. - Tổ chức triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu chọn lọc cơ bản, khoa học
giáo dục, khoa học ứng dụng công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào triển khai các đề án, các quy trình cơng nghệ.
- Tư vấn cho các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo giáo viên, đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cải cách giáo dục
- Đào tạo giáo viên có chất lượng cao cho các cấp học, ngành học, giáo dục đặc biệt, cán bộ quản lý giáo dục có học vị cao
b. Nhiệm vụ của trường ĐHSP Hà Nội:
- Đào tạo giáo viên các cấp học từ mầm non đến đại học, các chuyên gia giáo dục, quản lý giáo dục, các cán bộ nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục có trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên các cấp; phát huy vai trò của trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm của cả nước bằng việc nghiên cứu, triển khai
các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; đào tạo giáo viên.
- Đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học cho các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
- Nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản và các lĩnh vực liên quan khác, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Chiến lược phát triển của Trường ĐHSPHN giai đoa ̣n 2008-2020 có mục đích t ạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng các loại hình đào tạo, tăng cường đào tạo năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, phục vụ thiết thực sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hướng tới một xã hội học tập [26].
c. Tầm nhìn
Đến năm 2020 Trường ĐHSP Hà Nội sẽ trở thành trường đại học nghiên cứu hàng đ ầu của Quốc gia, đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp, có quy mơ lớn và có uy tín cao trong khu vực và thế giới [26].
d. Sứ mạng
Trường ĐHSP Hà Nội có sứ mạng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội, tiến hành nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến, cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước [26].
- Quy mô đào tạo được mở rộng theo sự phát triển của Trường và nhu cầu của thị trường lao động.
- Chất lượng các chương trình đào tạo được cải thiện rõ rệt theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế.
- Các chương trình đào tạo được kiểm định, giám sát và đánh giá theo chuẩn quốc gia và quốc tế.
b. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ
- Động cơ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ của giảng viên và sinh viên được nâng cao mạnh mẽ.
- Chất lượng và tính phù hợp của các cơng trình nghiên cứu khoa học cơng nghệ được nâng cao.
- Cách thức đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học cơng nghệ được áp dụng trên có sở chất lượng và hiệu quả.
c. Lĩnh vực tổ chức và nhân sự
- Cơ cấu tổ chức của Trường được hồn thiện và phát triển theo mơ hình hiện đại, năng động, linh hoạt, hội nhập khu vực và thế giới.
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, có trình độ cao và cơ cấu hợp lý.
- Công tác đánh giá nhân sự được tăng cường.
2.1.3. Quy mô trƣờng, lớp, số học viên, cán bộ giảng viên của trƣờng ĐHSP Hà Nội năm học 2006 - 2007
Trường ĐHSPHN là một trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp với chất lượng cao. Trường ĐHSPHN hiện có 22 khoa đào tạo chuyên ngành, một viện nghiên cứu và 27 trung tâm nghiên cứu khoa học kĩ thuật và giáo dục. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường gồm 18 giáo sư, 118 phó giáo sư, 10 tiến sĩ khoa học và 248 tiến sĩ và hàng trăm thạc sĩ. Tỷ lệ qui đổi số sinh viên chính qui trên số giảng viên là 8,35. Các thế hệ của Trường
ĐHSPHN ln tích cực phấn đấu để trường xứng đáng là trường “mô phạm” của cả nước và đồng thời là m ột trung tâm nghiên cứu khoa học và văn hóa có tầm cỡ của đất nước và khu vực [26].
Trường có hệ thống thư viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị khá hiện đại, nguồn lực thông tin tương đối đầy đủ phục vụ hoạt động đào tạo và NCKH của nhà trường.
Thư viện đã được trang bị một phòng Internet nhằm giúp bạn đọc khai thác nguồn thông tin trên mạng. Thư viện đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động quản lý và phục vụ bạn đọc của mình. Thư viện được nối mạng cục bộ (LAN), Intranet và Internet.
2.1.4. Quan hệ hợp tác Quốc tế
Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kì đổi mới, trường ĐHSPHN được xã hội tín nhiệm và đánh giá cao về chuẩn mực đào tạo giáo viên các cấp ch ất lượng cao và nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến về các lĩnh vực cơ bản, ứng dụng và giáo dục. Trường kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, gắn các đề tài nghiên cứu với việc đào tạo trình độ cao. Hoạt động quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với ngồi nước khơng ngừng mở rộng. Hiện nay, trường ĐHSPHN có quan hệ hợp tác với khoảng 100 trường và tổ chức quốc tế ở 33 nước trên thế giới.