7. Phạm vi nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Một số khái niệm trong ĐTTT
Trong ĐTTT, người ta thường sử dụng các khái niệm sau: Đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa qua mạng, giáo dục trực tuyến, E-Learning, hệ thống giáo dục điện tử.
Khái niệm E-Learning hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-Learning. Theo Website từ điển bách khoa toàn thư mở [29]: “Giáo dục trực tuyến (Hay còn gọi là E- Learning) là phương thức học ảo thơng qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang; băng rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v…Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-School), mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác”.
Dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất [36]:
- Theo William Horton, E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập.
- Theo Compare Infobase Inc, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. - Theo MASIE Center, E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được
chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục.
- Theo CBT - Sun Microsystems Inc, E-Learning là việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử, việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, Video Tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính.
- Theo http://www.e-learningsite.com, E-Learning là việc truyền tải các hoạt động, quá trình, sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM, Video Tape, DVD, TV và các thiết bị cá nhân... [33]
- Theo định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-Learning trong doanh nghiệp, "E-Learning chính là việc sử dụng cơng nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thơng tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân”.
Hình vẽ dưới đây mơ tả kiến trúc của một hệ thống E-Learning:
Hình 3: Kiến trúc hệ thống E-Learning
Quan sát trên hình vẽ, chúng ta thấy:
- Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW).
- Hệ thống E-Learning sẽ được tích hợp vào Portal của trường học hoặc doanh nghiệp. Như vậy hệ thống E-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học như hệ thống QLSV, hệ thống QLGV, lịch giảng dạy…
- Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System), gồm nhiều Module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet như:
Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp hoặc giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn và yêu cầu các học viên trả lời.
Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn đề nào đó Module kiểm tra và đánh giá
Module Chat trực tuyến: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên thơng qua Chat.
Module Video và Audio trực truyến: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ Video Conference.
Module Flash
Video Conference (Hội thảo dựa trên Video): giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ Video Conference
Hệ thống quản lý học tập (LMS: Learning Management System): Là
hệ thống kỹ thuật trực thuộc hệ thống giáo dục điện tử (E-Learning) có chức năng quản lý học liệu và người học khi sử dụng mạng máy tính để giảng dạy và học tập.
Hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS: Learning Content
Managemnet System): Là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp và phân phối nội dung E-Learning dưới dạng các đối tượng học tập.
Hệ thống truyền hình hội nghị tƣơng tác: Là hình thức trao đổi trực
tuyến 2 chiều hoặc đa chiều bằng hình ảnh (Video) và âm thanh (Voice) thông qua mạng tin học-viễn thông (như Webcam, Video Conference)
Lớp (phòng) học ảo (Virtual Classroom): Là môi trường mô phỏng
lớp học mặt-giáp-mặt nhờ ứng dụng tiến bộ của kỹ thuật CNTT và truyền thơng. Nơi cung cấp tài ngun mạng, giúp ta có nhiều lựa chọn và phương pháp trao đổi thông tin.
Học liệu in: là học liệu được thể hiện dưới dạng ấn phẩm in trên giấy
hoặc trên một số vật liệu in chuyên dụng khác
Học liệu điện tử: là học liệu được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử
(Data), sử dụng trên cơ sở ứng dụng CNTT và truyền thơng máy tính hoặc thơng tin di động (CBT, Web, Multimedia, PDA…).
Sách điện tử (E-Book): Là các định dạng điện tử có thể đọc trên màn
hình máy tính (Html, Pdf,...) của học liệu in.
Bài giảng điện tử: Là nội bài giảng môn học-học phần được thể hiện
dưới dạng tổ hợp các định dạng điện tử (bao gồm văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, lời giảng, đoạn phim,..) được cấu trúc phù hợp theo yêu cầu của màn hình trình diễn bài giảng đa phương tiện, có thể đọc, duyệt bằng các trình duyệt Web/Internet, trình duyệt điện thoại, điện thoại không dây thông dụng.
Học liệu đa phƣơng tiện: Là tập hợp các bài giảng điện tử và các
phương tiện đảm bảo việc dạy và học trên mạng tin học - viễn thông.
Học liệu mở (Open Course Ware): Là việc xuất bản các tài liệu giảng
dạy chất lượng cao, mở, miễn phí và truy cập được qua trang Web, được tổ chức dưới dạng các khoá học, cho phép sử dụng và phân phối lại.