Lực lượng tham gia giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, thành phố hưng yên hiện nay (Trang 63)

STT Cá nhân và lực lƣợng Cần phải tham gia Không cần tham gia GV Phụ huynh GV Phụ huynh

1 Gia đình ( Ơng, bà, cha, mẹ…) 100 100 0 0

2 Ban giám hiệu nhà trường 100 100 0 0

3 Cán bộ, giáo viên nhà trường 100 100 0 0

4 Đoàn thanh niên 100 100 0 0

5 Ban đại diện cha mẹ học sinh 86 71,6 14 28,4 6 Cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương 84 65,3 16 34,7

7 Các tổ chức xã hội ( Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh..)

75 62,1 25 37,9 8 Các cơ quan, ban ngành (Tuyên

giáo, công an, tư pháp, giao thông…)

81 67,3 19 32,7 Kết quả ở Bảng 2.13 cho thấy: 100% số ý kiến được hỏi đều cho rằng lực lượng cần thiết tham gia giáo dục đạo đức học sinh và gia đình (Ơng bà, cha mẹ…); Ban giám hiệu nhà trường; Cán bộ, giáo viên nhà trường; Đoàn thanh niên. Sự trùng hợp về ý kiến của phụ huynh và cán bộ giáo viên cho thấy nhận thức về trách nhiệm tham gia của họ trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đây là một điều kiện thuận lợi để tổ chức, phối hợp khi giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tuy nhiên, số ý kiến cho rằng không cần sự tham gia của: Các tổ chức xã hội (GV là 25% và phụ huynh là 37,9%); Cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương (GV là 16% và phụ huynh là 34,7%); Các cơ quan, ban ngành (GV là 19%; phụ huynh là 32,7%) cho thấy sự tham gia nhưng chưa tích cực của các lực lượng này.

+) Sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Để nắm được thực trạng phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi đã gặp phụ huynh học sinh và nêu ra câu hỏi:

Quý vị thường phối hợp với lực lượng nào khi giáo dục đạo đức con em mình?

Kết quả trả lời cho chúng tơi tổng hợp thành bảng

Bảng 2.14: Phối hợp của phụ huynh với các lực lượng khi giáo dục đạo đức học sinh

STT Phối hợp lực lƣợng Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thi thoảng Không phối hợp

1 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm 77,9 22,1 0 2 Phối hợp với Đoàn thanh niên 31,6 54,6 13,8 3 Phối hợp với giáo viên bộ môn 35,8 40 24,2 4 Phối hợp với Ban giám hiệu 37,9 36,8 25,3 5 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ

học sinh 38,9 48,4 12,7

6 Phối hợp với chính quyền địa

phương và các lực lượng xã hội 24,2 30,5 45,3 Kết quả ở Bảng 2.14 cho thấy: Phụ huynh học sinh thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức học sinh 77,9%, tiếp theo là phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh 48,9%; thấp nhất là phối hợp với Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội 24,2%. Mức độ thỉnh thoảng phối hợp cao nhất là phối hợp với Đoàn thanh niên 54,6%. Kết quả khảo sát cuãng cho thấy phụ huynh học sinh không phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội chiếm tỉ lệ không nhỏ 45,3%.

Khi phỏng vấn trực tiếp phụ huynh học sinh, chúng tôi được biết: Phụ huynh thường phối hợp với GVCN trong giáo dục đạo đức học sinh bởi vì GVCN là người trực tiếp quản lý, giáo dục con em họ ở trường. Khi con mắc khuyết điểm, phụ huynh thường ngại phối hợp với Ban giám hiệu, với chính quyền địa phương, với Đồn thanh niên vì phụ huynh cho rằng nếu BGH, chính quyền địa phương biết sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp loại hạnh kiểm của con em mình, sợ mang tiếng với thơn xóm, chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, không thể giấu được như: học sinh đánh nhau, vi phạm luật giao thông bị cơng an xử lý… thì phụ huynh mới phối hợp với Ban giám hiệu, với Chính quyền địa phương. Cá biệt cịn có phụ huynh che dấu khuyết điểm khi con vi phạm đạo đức ngoài nhà trường gây khó khăn trong cơng tác giáo dục đạo đức học sinh. Từ kết quả trên cũng cho thấy công tác tuyên truyền về phối hợp đạo đức học sinh là chưa tốt, chưa có cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức học sinh.

Kết quả trên đây cho thấy mặc dù nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục, song sự phối hợp này chưa thường xuyên, chưa bài bản, chưa có cơ chế phối hợp và quy định trách nhiệm cụ thể. Do đó chưa phát huy được sức mạnh vốn có của các lực lượng này trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

2.3.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức

Để tìm hiểu thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức, chúng tôi lấy ý kiến của CBQL và giáo viên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15: Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh

STT Nội dung Mức độ(%) Làm tốt Làm chƣa tốt Chƣa làm

1 Xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá 72 28 0 2 Xác định nội dung, đối tượng, thời gian,

hình thức kiểm tra, đánh giá

68 32 0

3 Thông báo công khai kết quả kiểm tra đánh giá 63 37 0 4 Điều chỉnh ( thúc đẩy, uốn nắn, xử lý) 61 39 0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy: Tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá đều được thực hiện, khơng có nội dung nào là khơng thực hiện. Mức độ Làm tốt: Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá là 72%, tiếp theo là Xác định nội dung, đối tượng, thời gian, hình thức kiểm tra đánh giá 68%. Mức độ làm chưa tốt: Điều chỉnh (thúc đẩy, uốn nắn, xử lý) 39%; Thông báo công khai kết quả kiểm tra đánh giá 32%.

Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù nhà trường đã quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh, song một số nội dung kiểm tra đánh giá thực hiện chưa tốt. Qua trao đổi với CBQL và giáo viên, chúng tôi được biết việc kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh được thực hiện hàng tháng, hàng kỳ và kết thúc năm học, việc đánh giá giáo dục đạo đức gắn liền với việc xếp loại hạnh kiểm học sinh.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tô Hiệu trƣờng THPT Tô Hiệu

2.4.1. Ưu điểm và hạn chế

*) Ưu điểm

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức. Công tác kiểm tra đánh giá được tiến hành để giúp nhà trường đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối năm học.

Nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh, nhà trường đã tổ chức hội nghị xã hội hóa cơng tác giáo dục đạo đức. Từ đó huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia giáo dục đạo đức học sinh.

*) Hạn chế:

Nhiều cán bộ giáo viên tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh song do sức ép trong việc đảm bảo chất lượng dạy học, chất lượng thi cử, dạy ôn thi đại học, dạy học sinh giỏi… nên chưa

quan tâm đúng mức và không dành nhiều thời gian cho công tác giáo dục đạo đức hoặc có quan tâm song khơng thường xun. Một số giáo viên do khối lượng kiến thức trong một giờ học nhiều nên mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ, dạy hết kiến thức của bài học nên rất hạn chế trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường chưa cụ thể, chưa có quy trình xây dựng kế hoạch, chưa có sự tham gia của đại diện các lực lượng xã hội do đó gây khó khăn trong cơng tác tun truyền và tổ chức thực hiện.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức chưa thật quyết liệt, có thời điểm cịn bị chi phối bởi kế hoạch dạy học, thi cử. Sự phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong nhà trường chưa đồng bộ, nhịp nhàng.

Công tác kiểm tra đánh giá thể hiện bằng việc xây dựng được hệ thống kiểm tra đánh giá và được cụ thể bằng kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá còn chưa được thường xuyên. Kết quả kiểm tra đánh giá chưa được sử dụng hiệu quả trong việc điều chỉnh (thúc đẩy, uốn nắn, xử lý) hành vi đạo đức của học sinh.

Đa số học sinh trong trường đều có chất lượng đầu vào thấp cả về mặt học lực lẫn hạnh kiểm. Nhiều học sinh do học lực kém nên khó có thể tiếp thu được kiến thức mới nên khi ngồi học thường không chú ý nghe giảng, nói chuyện hay làm việc riêng. Một số học sinh hay bỏ giờ, trốn tiết, nói tục, chửi bậy, đánh nhau, không tôn trọng các thầy cô giáo làm cho việc giáo dục đạo đức học sinh ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Sự phối kết hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa thường xun, chưa có cơ chế ràng buộc giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Ý thức thực hiện nội quy, nề nếp của một bộ phận học sinh khơng cao. Tính tích cực trong việc tự rèn luyện, tự giáo dục của một số học sinh còn rất mờ nhạt.

Chế độ khen thưởng còn nhiều bất cập, khơng kịp thời do đó chưa thật sự động viên, khuyến khích được cá nhân và tập thể phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Vì thế, cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong cơng tác QLGD nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức học sinh, đáp ứng với yêu cầu phát triển con người toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân của các ưu điểm:

Trường THPT Tơ Hiệu đóng trên địa bàn thành phố nên đại đa số gia đình học sinh là cán bộ cơng nhân viên chức hoặc bn bán nên có điều kiện về kinh tế, thoát khỏi nơng nghiệp nên đa số học sinh có nhiều thời gian dành cho việc học tập. Đa số phụ huynh đều đồng thuận với các chủ trương, biện pháp của nhà trường trong cơng tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, ủng hộ các nhà trường thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là các ngành cơng an, y tế, Đồn thanh niên… đã phối hợp, giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động giáo dục.

Đảng, Nhà nước quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức. Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về công tác giáo dục đạo đức lối sống của học sinh sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Ngành GD&ĐT cũng có các văn bản cụ thể về công tác quản lý cũng như đánh giá xếp loại học sinh như: Quy chế 40 của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học…

Đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện do đó có điều kiện quan tâm, chăm lo cho giáo dục.

* Nguyên nhân của các hạn chế:

Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường lên mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và giáo dục đạo đức học sinh. Lối sống thực dụng, ham hưởng thụ vật chất, coi nhẹ các giá trị truyền thống, các giá trị đạo đức đang hàng ngày hàng giờ tác động không nhỏ đến một bộ phận học sinh THPT. Nhiều luồng văn hóa độc hại trong thời kỳ mở cửa đang tác động không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của khơng ít học sinh THPT.

Quan niệm trong đánh giá kết quả giáo dục từ xã hội, các cấp lãnh đạo và ngay cả người dân, thường nghiêng về chất lượng văn hóa ( tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, tỉ lệ đỗ Đại học cao đẳng, tỉ lệ học sinh Giỏi…) nhiều hơn là chất lượng đạo đức, lối sống.

Một số gia đình chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh hoặc có quan tâm nhưng thiếu phương pháp giáo dục; một số gia đình do cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ ly dị, cha mẹ khơng gương mẫu… gây khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ ngay từ gia đình. Mặt khác, do trình độ học vấn của một số phụ huynh còn ở mức thấp nên sự quan tâm, chăm sóc dạy bảo cũng như đầu tư cho con cái học tập còn ở mức độ nhất định.

Thu nhập cũng như đời sống cả cán bộ giáo viên ngành giáo dục cịn nhiều khó khăn do đó nhiều người chưa tồn tâm tồn ý với cơng tác giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức học sinh.

Một số chế độ chính sách, việc động viên khen thưởng cho những người làm cơng tác giáo dục đạo đức cịn nhiều bất cập: chẳng hạn theo Luật thi đua khen thưởng năm 2006 thì khơng có danh hiệu GVCN giỏi; hiện nay chế độ trừ giờ cho giáo viên làm chủ nhiệm được 4 tiết/ tuần.

- Nguyên nhân chủ quan

Một số cán bộ quản lý giáo dục, nhất là Hiệu trưởng chưa tập trung nhiều cho công tác giáo dục đạo đức học sinh. Phần lớn thời gian, nguồn lực trong nhà trường tập trung vào giáo dục văn hóa để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm như: Học sinh giỏi, học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT, học sinh đỗ Đại học…, chưa dành nhiều thời gian cho công tác giáo dục đạo đức.

Cán bộ giáo viên do sức ép trong việc đảm bảo chất lượng dạy học, chất lượng thi cử nên giáo viên giảng dạy thường tập trung thời gian cho cơng tác chun mơn để có thể dạy thêm, dạy ơn thi Đại học, dạy học sinh giỏi… để đảm bảo chất lượng được giao, để tăng thêm thu nhập và dễ có uy tín trước học trò, trước phụ huynh, trước xã hội mà chưa quan tâm đúng mức và không dành nhiều thời gian cho công tác giáo dục đạo đức, các giờ lên lớp thường tập trung cho dạy kiến thức môn học mà chưa chú ý đến lồng ghép giáo dục đạo đức hoặc có quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh nhưng làm không thường xuyên nên hiệu quả khơng cao. Việc động viên, khuyến khích cả về vật chất và tinh thần cho người làm công tác giáo dục đạo đức hạn chế.

Một số gia đình phụ huynh nhận thức hạn chế nên chưa biết cách giáo dục con, dung túng cho con nói dối, cho con tiền tiêu tự do, bất lực không giáo dục được con ngay từ gia đình. Tư tưởng “ trăm sự nhờ thầy cơ”, phó mặc cho nhà trường giáo dục con mình mà bản thân lại mải mê kiếm tiền, làm kinh tế, tất cả những điều này gây khó khăn khơng nhỏ trong cơng tác giáo dục học sinh.

Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể trong từng giai đoạn thường bị xem nhẹ và chưa đặt ngang tầm với kế hoạch dạy học.

Công tác giáo dục đạo đức chưa được tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trong nhà trường cũng như cộng đồng dân cư nên việc nhận thức của cán bộ, giáo viên, các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân địa phương cịn ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra.

Công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh cịn nhiều nhược điểm như: Chưa có sự chỉ đạo và kiểm tra việc giáo dục đạo đức của giáo viên bộ môn. Việc chỉ đạo GVCN làm công tác giáo dục đạo đức chưa thực sự đạt hiệu quả. Hoạt động của Đồn thanh niên cịn nặng nề về hình thức, theo thời vụ, cơng tác kiểm tra nề nếp của Đoàn thanh niên làm chưa thường xuyên, việc nắm bắt tư tưởng, tình cảm của Đồn viên thanh niên còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh của các lực lượng giáo dục chưa tốt, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia và tham gia tích cực trong cơng tác giáo dục đạo đức. Đội ngũ GVCN đa số là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, thành phố hưng yên hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)