Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, thành phố hưng yên hiện nay (Trang 76 - 78)

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sin hở trường THPT

3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và

đạo đức tích cực cho học sinh.

Học sinh THPT là đối tượng rất nhạy cảm, hiếu động có nhiều biến động trong tâm lý, hành động và rất dễ bị ảnh hưởng của những tác động từ bên ngoài theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế muốn hồn thành tốt nhiệm vụ GDĐĐ cho các em, khơng thể khơng tính đến sự ảnh hưởng của các mối quan hệ của các em, tác động của các lực lượng giáo dục, các nhân tố bên ngoài nhà trường đến đạo đức, nhân cách của các em.

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THPT Tô Hiệu thành phố Hƣng Yên

3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong và ngoài trường trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Kế hoạch giáo dục đạo đức định hướng để các lực lượng giáo dục thực hiện theo một lộ trình đã được xác định chứ không kiểu làm được chăng hay chớ.

- Phát huy được trí tuệ, sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngay từ việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện.

- Kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường giúp cho tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục nắm bắt được mục tiêu, nội dung, cách tổ chức thực hiện, xác định vai trò trách nhiệm từng thành viên, xác định nguồn lực và việc phân bổ nguồn lực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Từ đó để mọi người phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

- Các cấp quản lý căn cứ kế hoach giáo dục đạo đức của nhà trường để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở phân tích thực trạng, căn cứ vào tiềm năng và những khả năng của nhà trường, Hiệu trưởng xác định rõ và lựa chọn chính xác các mục tiêu GDĐĐ phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu bao

gồm: Thời gian, con người, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện GDĐĐ cho HS (kế hoạch chung) và triển khai thành kế hoạch gắn với từng bộ phận, cá nhân cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường; đáp ứng yêu cầu của người học và yêu cầu của xã hội.

Bản kế hoạch vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể, đảm bảo tính tồn diện và chú ý đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể mà có sự phân cơng khoa học, rõ ràng, phù hợp với chức năng của các tổ chức, cá nhân theo các mặt hoạt động ở từng thời gian, công việc cụ thể.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Người Hiệu trưởng cần rà soát, khảo sát, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị; dự đoán về những biến động của đời sống xã hội trong khu vực, của địa phương và diễn biến của tình hình đạo đức học sinh, GDĐĐ cho học sinh trường mình; dự kiến về những tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn của cơng tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ. Từ đó xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh nằm trong chương trình giáo dục tổng thể của nhà trường, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể, thiết thực và khả thi.

Trước khi đưa ra kế hoạch cần tham khảo ý kiến của các tổ chức có liên quan, các chuyên gia; đóng góp, bổ sung của những cán bộ giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín.

Khi xây dựng kế hoạch phải luôn bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và của nhà trường. Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch phải xuất phát từ mục tiêu và vì mục tiêu GDĐĐ đã được lựa chọn.

Kế hoạch phải được cụ thể, chi tiết hố: có phân định thời gian, tổ chức, người thực hiện, nội dung và nhiệm vụ công việc rõ ràng.

Kế hoạch phải được triển khai đúng thời điểm, đúng tiến độ, đồng bộ, thống nhất; được quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời.

Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các nguồn lực phục vụ cho thực hiện kế hoạch, chú ý huy động và tranh thủ tối đa tiềm năng của các nguồn lực, lường trước, ngăn ngừa và hạn chế đến mức cao nhất những khó khăn, những tác động có ảnh hưởng xấu đến cơng tác GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, thành phố hưng yên hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)