Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, thành phố hưng yên hiện nay (Trang 32)

1.3.1. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Quản lý nhà trường thực chất là quá trình quản lý lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trị , diễn ra trong q trình dạy học , giáo dục.

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, được nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục- với thế hệ trẻ- với trường học”.

Trường THPT là cơ quan giáo dục của nhà nước. Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có giáo dục đạo đức.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết thể hiện ở các chức năng quản lý giáo dục: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.

* Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

Giáo dục đạo đức là một q trình trong đó khâu đầu tiên là xây dựng kế hoạch. Kế họach hoá là chức năng quan trọng hàng đầu trong cơng tác quản lý. Vì thiếu tính kế hoạch, giáo dục khó đạt được kết quả cao.Muốn có kế hoạch khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau:

- Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học. Thực trạng này thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học. Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của cơng tác giáo dục đạo đức, những vấn đề cịn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết.

Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường, từ đó xây đựng kế hoạch giáo dục đạo đức. Kế hoạch này là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường, trong đó, thể hiện sự thống nhất giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hố ,xã hội của địa phương. Vì q trình giáo dục đạo đức thống nhất biện chứng với q trình xã hội, với mơi trường sống.Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

- Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

+ Kế hoạch phải được thể hiện tính khoa học, kế thừa, tồn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng thời kì.

+ Kế hoạch thể hiện được phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.

+ Kế hoạch phản ánh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá.

Do đó, việc xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và đặc biệt là kế hoach giáo dục đạo đức thì hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả xã hội và động lực mục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên truyền để làm biến đổi nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Là xếp đặt một cách khoa học những yếu tố, những lượng người, những dạng hoạt động của tập thể người lao động thành một hệ toàn vẹn, bảo đảm cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu, đưa hệ tới mục tiêu.Tổ chức chính là sinh thành ra hệ toàn vẹn, tạo ra hiệu ứng tổ chức. Lê Nin nói: “Một trăm người sẽ mạnh hơn một ngàn người khi một trăm người này biết tổ chức lại thì nó sẽ nhân sức mạnh lên mười lần”.

Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách của học sinh.

Tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm:

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức. - Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm

chất và năng lực từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân cơng theo từng “êkíp” để cơng việc được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả.

- Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện. Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hồn thành tốt nhiệm vụ.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất định .Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông là chỉ huy , ra lệnh các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, có kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho hiệu quả.

Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng cần kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch bằng cách thu thập thơng tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn. Có thể đó là những quyết định điều chỉnh, sửa sai để hoạt động giáo dục diễn ra theo đúng kế hoạch.

Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo hiệu trưởng biết kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khuyến khích, tơn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền phát huy năng lực và sáng tạo của họ.

* Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch:

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn.

Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đốn nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra.Kiểm tra đánh giá là một chức năng của quản lý, nếu thiếu chức năng này người quản lý sẽ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay bng lỏng quản lý.

Việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, tồn diện, hệ thống, cơng khai.Sau kiểm tra có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời những sai trái thì mới có tác dụng. Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kì, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra, đánh giá mới khách quan cơng bằng, rõ ràng, chính xác.

1.3.2. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh sinh

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, là người thay mặt nhà nước điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD- ĐT trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực (cả phẩm chất ĐĐ và năng lực quản lý ) của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường.

Hiệu trưởng là người có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có chun môn vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và công tác quản lý. Người hiệu trưởng phải tự xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đốn có hiệu quả. Người hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đồn kết nhất trí của tập thể sư phạm và biết phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực của cán bộ, giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. U- sinx-ki từng nói: “Hiệu trưởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trường, giáo dục học sinh thông qua các giáo viên, làm thầy các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục”

Người hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong hoạt động GDĐĐ HS THPT, là người trực tiếp lập kế hoạch quản lý tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ. Hiệu trưởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm

tra, đánh giá quá trình GDĐĐ cho HS và trực tiếp giáo dục HS, đặc biệt giáo dục HS cá biệt. U-sinx-ki đã viết trong cuốn “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ ”: “Nếu hiệu trưởng chỉ dạy cách giáo dục mà không trực tiếp tiếp xúc với học sinh thì ơng ta khơng cịn là nhà giáo dục nữa. Thiếu sự tác động trực tiếp tới học sinh, Hiệu trưởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà sư phạm và năng lực tiếp xúc với thế giới tâm hồn trẻ.” [41, tr.67 ].

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay

1.4.1. Yếu tố xã hội

Xã hội có tác động khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động của lối sống coi trọng vật chất, ham hưởng thụ hơn tính nhân văn. Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thơng tin, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội nên nhìn chung học sinh ngày nay phát triển nhanh về nhiều mặt và có những biểu hiện rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây chính là kinh nghiệm, vốn sống và khả năng phân biệt bản chất các vấn đề xã hội của trẻ còn rất hạn chế. Chính vì thế mà chỉ với những hiểu biết bề nổi, trẻ tưởng rằng mình đã là người lớn thực thụ nên tự quyết định những vấn đề của bản thân mà xem nhẹ những lời khuyên của cha mẹ, của thầy cơ, của người lớn. Từ đó dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.

Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà trẻ tiếp xúc là những tấm gương phản diện với những gì mà cha mẹ và nhà trường giáo dục cho nên gây khó khăn cho q trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào những chuẩn mực đạo đức mà thầy cơ và gia đình giáo dục các em.

Bởi vậy, tất cả các lực lượng giáo dục cần nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những lý luận của đạo đức học để giáo dục, để quản lý học sinh có hiệu quả nhất theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

1.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

Học sinh trung học phổ thông là những em đang ở độ tuổi từ 15-19. Ở tuổi vị thành niên này diễn ra những biến động hết sức mạnh mẽ và phức tạp từ thể chất đến thế giới tâm hồn các em. Tuổi vị thành niên được coi là giai đoạn con người chuyển từ trẻ con sang người lớn, chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này những biến đổi của các em chịu sự tác động của cộng đồng, dân tộc và các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội.

Thời kỳ này, các em có sự phát triển nhanh, mạnh cả về trí tuệ và thể lực. Đây cũng là thời kỳ đánh đấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội. Các em có xu hướng thốt khỏi phạm vi gia đình hồ nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển những kĩ năng mới để tự khẳng định mình. Ở lứa tuổi này, ngoài những đặc điểm sinh lý, tâm lý đang phát triển mạnh, các em cịn phải thích nghi với những thay đổi to lớn về môi trường học tập (chuyển từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, chuyển vùng, thay đổi điều kiện sống..) và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội cũng như thích nghi với những môi trường xã hội rộng lớn hơn. Trong bối cảnh xã hội thời kỳ CNH-HĐH, đất nước mở cửa, hội nhập toàn cầu; đặc biệt là cơ chế thị trường và nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh và có những diễn biến phức tạp như hiện nay thì những tác động từ bên ngồi, từ điều kiện xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi ghê gớm của học sinh ở lứa tuổi bén nhậy này về mọi mặt, đặc biệt là tâm lý, tính cách, lối sống. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi HS THPT có những biểu hiện cụ thể như sau :

* Về thể lực và trí tuệ

Duới tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục, ở trẻ diễn ra hàng loạt những thay đổi nhanh chóng hình dáng của cơ thể. Đây là thời kỳ

thể lực của cơ thể phát triển sung mãn, sinh lực dồi dào có tính đột biến (bước ngoặt).

Ở thời kỳ này, q trình nhận thức của các em có tính chủ định cao; các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trước các đối tượng đã biết, đã đọc, đã học và cả các đối tượng chưa biết, chưa học trong trường. Các em bắt đầu có khả năng nhận xét đánh giá về bản thân, về mọi người xung quanh và các vấn đề của cuộc sống theo cách của riêng mình, có căn cứ và chuẩn xác hơn. Đương nhiên, tư duy của các em cũng không thể tránh khỏi những nhận thức sai lầm, thiếu chuẩn xác bởi tính nóng vội và nhu cầu bộc lộ bản thân phát triển mạnh mẽ.

* Về mặt tính cách

Ở độ tuổi này tính khí của các em thường hay thay đổi thất thường do chức năng nội tiết phát triển mạnh, những tác dụng ức chế của vỏ não chưa tới mức hồn hảo, có nhiều nhu cầu nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính phức tạp của cuộc sống, chưa hiểu rõ và làm chủ được hành vi của bản thân... nên thường xẩy ra xao động dẫn đến hay bực bội, lo lắng, buồn, vui thất thường.

Nhưng cũng ở chính độ tuổi này tính độc lập của các em phát triển rất cao, các em ngày càng trở nên ít hoặc khơng muốn phụ thuộc vào cha mẹ mà chú ý nhiều đến bạn bè để đạt được nhu cầu được độc lập, được khẳng định bản thân.

* Về mặt tình cảm

Do những biến đổi sinh lý sâu sắc, hc mơn sinh dục phát triển mạnh mẽ dẫn đến những biến đổi rõ rệt về tâm lý, tình cảm. Các em chuẩn bị bước vào mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và được yêu, tỏ ra thân mật và tạo sức hấp dẫn trong quan hệ với bạn khác giới.

Sự phát triển cảm xúc làm các em thay đổi khơng những trong tính tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, thành phố hưng yên hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)