Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2. Kết quả bài trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh
học bài
Bảng 3.2: Điều tra về mức độ hứng thú của học sinh sau giờ học thực nghiệm Mức độ Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không ý kiến 49 học sinh lớp thực 41 HS 84 % 7 HS 14% 1 HS 2 % 0 HS 0
Qua bảng thống kê cho thấy 84% số học sinh tỏ ra rất hứng thú với giờ học mà các em đã học chứng tỏ hiệu quả của việc dạy học Làm văn theo định hướng tích hợp liên mơn đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Với câu hỏi thứ 2, khi hỏi về mức độ hứng thú của học sinh thay đổi thế nào giữa việc học trong giờ học Làm văn thuyết minh có tích hợp với kiến thức liên môn của các môn học khác như sử, địa, cơng dân thì hầu hết học sinh đều chọn phương án: Hứng thú đã tăng lên (với 45 học sinh lựa chọn trên tổng số 49 em). Như vậy, giờ học đã thực sự làm các em cảm thấy thích thú và hơn hết là làm biến chuyển một năng lực quan trọng ở các em, năng lực hứng thú nhận thức. Đồng thời qua việc quan sát giờ học chúng tôi nhận thấy, trong giờ học có vận tích hợp liên mơn, học sinh sơi nổi, tích cực tham gia phát biểu hơn là trong giờ học theo truyền thống.
Trên đây là một số vấn đề lí luận và biện pháp vận dụng tích hợp liên môn vào dạy học phần Làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 10 mà chúng tơi đề ra và tiến hành thực nghiệm. Qua đó có thể khẳng định áp dụng dạy học Làm văn thuyết minh lớp 10 nói riêng và mơn Ngữ văn nói chung theo quan điểm tích hợp liên môn là cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, khơng có một biện pháp hay phương pháp nào là vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học phần Làm văn thuyết minh nói riêng. Mỗi một biện pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau như thế nào để có hiệu quả nhất. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn của mỗi giáo viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đã từ lâu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt trong bộ môn Ngữ văn, ln được quan tâm, có khơng ít cơng trình nghiên cứu với việc áp dụng nhiều phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Phân mơn làm văn xưa nay vốn ít có người quan tâm đến nó một cách đầy đủ mà chỉ tập trung vào phần đọc hiểu các văn bản ở phần Đọc văn. Vì thế dẫn đến tình trạng những giờ dạy lí thuyết làm văn chỉ nhắc lại kiến thức có trong bài, khơng có nhiều hình thức thay đổi phương pháp, gây mất hứng thú cho học sinh. Việc làm tăng sự hứng thú học tập của học sinh ở phần làm văn nói chung và văn thuyết minh nói riêng là vấn đề nên khai thác. Chính vì thế luận văn trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực nghiệm, đã thu lại những kết quả như sau:
- Dạy học phần Làm văn thuyết minh lớp 10 theo định hướng tích hợp kiến thức liên mơn đem lại hiệu quả cao. Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học làm cho học sinh thực sự say mê, thích thú với tiết học. Vì thế học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, biết cách vận dụng các tri thức đó vào phần Văn học, Tiếng Việt và các môn học khác như văn , sử, địa, công dân… - Với thực trạng dạy mơn Ngữ văn nói chung, phần Làm văn thuyết minh nói riêng như hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để dạy Làm văn thuyết minh theo định hướng tích hợp kiến thức liên mơn đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo mà Bộ giáo dục đã chủ trương. Nếu thực hiện tích hợp một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung.
- Để việc dạy học phần Làm văn thuyết minh theo định hướng tích hợp kiến thức liên mơn đạt được hiệu quả cao nhất thì giáo viên đứng lớp phải được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về tích hợp liên mơn . Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học là cần thiết tuy nhiên cần phải tránh tuyệt đối hoá
quan điểm này dẫn đến việc áp dụng nó một cách khiên cưỡng. Như thế sẽ dẫn tới tình trang phá vỡ đặc trưng của từng phần, từng môn học.
Trong luận văn này chúng tôi đã đề ra một số biện pháp sử dụng tích hợp kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập làm văn thuyết minh cho học sinh. Sau khi tiến hành bài thực nghiệm, chúng tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Từ kết quả nghiên cứu đạt được trên đây, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
- Một là đối với sách giáo khoa: nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới nhưng đối các bộ mơn có nội dung liên quan mà trùng lặp cần phải lược bớt. Nội dung sách giáo khoa Ngữ văn phần làm văn thuyết minh cịn khơ khan, nặng về trình bày kiến thức. Vì vậy, theo chúng tôi cần bổ sung các bài đọc thêm trong sách giáo khoa về những bài thuyết minh để làm phong phú nội dung bài học. Đó là nguồn kiến thức giúp học sinh hiểu bài và gây hứng thú học tập cho các em.
Chương trình sách giáo khoa nên có tài liệu tham khảo, có kiến thức các mơn vệ tinh để sách giáo khoa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với học sinh. Ví dụ: trong sách giáo khoa cần có đầy đủ hình ảnh cần thiết, trên cơ sở phân tích hồn cảnh địa lí, lịch sử giúp học sinh hiểu rõ đối tượng thuyết minh.
- Hai là đối với cấp quản lí: để gây hứng thú học tập làm văn thuyết minh cho học sinh, các cấp quản lí cũng cần quan tâm hơn nữa: trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, có phịng học bộ mơn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong q trình dạy – học. Cần có thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng kiến thức liên mơn trong chương trình giảng Ngữ văn.
- Ba là đối với giáo viên: cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các mơn học có liên quan đến văn để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn phù hợp với học sinh; phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), SGK Ngữ văn 10, tập 1 – 2. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Chương trình THCS mơn Ngữ văn. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng
môn Ngữ văn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn
10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích
hợp, tập 1, Nxb Giáo dục.
9. Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp,
tập hai, Nxb Giáo dục.
10.Vũ Cao Đàm ( 1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Gielle O. Martin – Kniep (2011), Tám đổi mới để trở thành người
giáo viên giỏi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
12. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
(2001), Từ điển giáo dục học. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
13. Trần Bá Hồnh (2006), “Dạy học tích hợp”. Tạp chí Khoa học Giáo dục
14. Nguyễn Thanh Hùng (2009), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng
Việt. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
15. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”. Tạp
chí Khoa học Giáo dục (6),tr 15-17.
16. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại- lí luận, biện pháp, kĩ thuật.
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. I.A. Cai- rốp (tổng chủ biên), N.K.Gôn- sa- rốp, B.P.Ét- si- pốp
(1959), Giáo dục học, Tập 1, sách dùng trong các trường Đại học Việt Nam.
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
18. L.F. Khalamơp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào. Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2002), Phương pháp dạy học văn.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
20. Đỗ Chu Ngọc (2003), “Chống tích hợp trong dạy học Ngữ văn mà
không hiểu ngữ, không hiểu văn, khơng hiểu tích hợp”. Tạp chí Thế giới
trong ta, (1), tr11-13.
21.Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
22. Đoàn Kim Nhung (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS theo
hướng tích hợp và tích cực. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ
Chí Minh.
23.N.M. Iacôplep (1975), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ
thông, Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
24. N.U. Savin (1983), Giáo dục học. Nhà xuất bản Giáo dục.
25. Nguyễn Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
26. Đào Trọng Quang (1997) Biên soạn sách giáo khoa theo quan điểm
27.Vũ Thị Sơn (2009), “Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực
tiễn Việt Nam”, Dạy và học ngày nay (19), tr20-22.
28. T.A.I. Lina (1970), Giáo dục học, người dịch Đàm Hữu Thiếu, hiệu đính
Nguyễn Đình Cao, Tư liệu trường ĐHSP Hà Nội I, 1972. Nhà xuất bản Đại học Matxcơva.
29. T.A.I. Lina (1973), Giáo dục học, Tập 1, người dịch Nguyễn Hữu
Chương. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
30. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị
Hồng Vân (2010), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
31. Nguyễn Tú (chủ biên) (2001), Một số vấn đề đổi mới dạy học văn - Tiếng
Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hồng Vân (2004), Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm
đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp.
33. Nguyễn Quang Vinh (1986), “Dạy học các môn theo quan điểm liên
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
( Vui lòng khoanh tròn vào đáp án lựa chọn, một câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời)
1. Trong các tài liệu về phương pháp giảng dạy Văn, các thầy cô đã có nghe nói (đã biết) về dạy học tích hợp chưa?
A. Nắm rất rõ B. Có đọc tài liệu C. Có nghe qua D. Khơng biết đến
2. Trong thực tế giảng dạy, các thầy/ có có vận dụng hình thức tích hợp liên mơn khơng?
A. Thường xun B. Thỉnh thoảng C. Ít khi
D. Khơng bao giờ
3. Quan niệm của các thầy (cô) khi sử dụng tích hợp liên mơn trong dạy làm văn là?
A. Cung cấp cho học sinh kiến thức cần thiết
B. Yêu cầu học sinh nhớ và vận dụng kiến thức đã học
C. Chỉ cần nhắc lại để học sinh nhớ D. Không cần dùng
4. Để chuẩn bị cho một giờ làm văn thuyết minh, thầy cô yêu cầu (mong muốn) học sinh chuẩn bị những gì?
A. Trả lời câu hỏi trong SGK
B. Tìm hiểu, thu thập thơng tin cần thiết cho bài C. Xem thêm sách tham khảo
D. Công việc khác
5. Trên thực tế học sinh đón nhận giờ học làm văn thuyết minh có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn như thế nào?
A. Hào hứng B. Bình thường C. Miễn cưỡng
D. Bất hợp tác (thụ động)
6. Hoạt động nào tăng hiệu quả dạy học làm văn thuyết minh và cuốn hút học sinh tham gia?
A. Thảo luận
B. Thuyết trình về một chủ đề C. Thi đố vui
D. Hoạt động khác
7. Những tiến bộ rõ rệt nhất của học sinh sau khi tham gia giờ học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên mơn?
A. Cảm nhận sâu sắc hơn B. Diễn đạt lưu loát hơn C. Mạnh dạn tự tin hơn
D. Phát huy tính tích cực chủ động
8. Theo thầy cơ việc tổ chức một giờ học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên mơn thường gặp những khó khăn gì?
A. Khơng kịp giờ B. Học sinh thụ động
C. Phát sinh tinh huống ngoài dự kiến D. Lớp mất trật tự
9. Theo quan sát của thầy cô, học sinh thường gặp những khó khăn gì khi tham gia giờ học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên mơn?
B. Lan man, khó ghi chép C. Khơng hiểu bài
D. Khó khăn khác
10. Một giờ học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên mơn tốt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Cần nhiều thời gian hơn B. Phương tiện dạy học tốt hơn C. Trình độ học sinh
D. Năng lực giáo viên
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
1. Để chuẩn bị cho một giờ học làm văn thuyết minh, việc chuẩn bị bài của các em diễn ra như thế nào?
A. Thường xuyên B. Hầu hết
C. Thỉnh thoảng D. Không bao giờ
2. Công đoạn chuẩn bị bài của em thường chú trọng khâu nào? A. Xem trước bài sẽ học
B. Trả lời các câu hỏi trong SGK C. Đọc sách tham khảo
D. Xem phim ảnh, tài liệu liên quan
3. Em mong muốn được chuẩn bị bài theo: A. Hướng dẫn chuẩn bị bài của SGK B. Câu hỏi chuẩn bị của GV
C. Tìm đọc tài liệu theo gợi ý của GV D. Hình thức khác...
4. Em hứng thú với kiểu giờ học thế nào cho giờ làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên môn:
A. Theo lối truyền thống: bảng đen- phấn trắng
B. Sử dụng công nghệ thông tin: trình chiếu powerpoint C. Đóng kịch- tiểu phẩm- hóa trang
D. Thảo luận E. Hình thức khác...
5. Theo em, hình thức thảo luận nào hiệu quả và em mong muốn được tham gia trong giờ học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên môn?
B. Chia lớp thành hai (nhóm phản biện)
C. Nhóm nhỏ 4-6 học sinh (nhóm kim tự tháp) D. Nhóm 2 học sinh (nhóm thì thầm)
6. Khi tham gia phát biểu trong lớp, em thường e ngại điều gì? A. Nói khơng đúng ý thầy cơ
B. Mắc cỡ với bạn bè
C. Không diễn đạt được những suy nghĩ của mình D. Lý do khác (nêu rõ)...
7. Khi phát biểu ý kiến xây dựng bài trong khi học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên mơn, em mong muốn:
A. Được thầy cô khen ngợi
B. Được trao đổi, tranh luận, được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình C. Được thể hiện mình: Sự hiểu biết, khả năng diễn đạt, được công
nhận,...
D. Được cộng điểm
8. Theo em, để đạt một giờ học làm văn thuyết minh có tích hợp kiến thức liên mơn đầy hứng thú say mê thì cần những yếu tố nào?
A. Giáo viên giỏi B. Học sinh tích cực
C. Phương tiện dạy học tốt
D. Các yếu tố khác ( xin nêu rõ)...