Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Những vấn đề chung
Để có được những cơ sở ban đầu nhằm kiểm chứng độ tin cậy và tính phù hợp trong việc vận dụng tích hợp liên mơn vào dạy học phần làm văn thuyết minh lớp 10, hướng tới mục tiêu tăng sự hứng thú học tập phần làm văn thuyết minh cho học sinh, luận văn đã triển khai dạy thử nghiệm ở lớp 10A2, 10A3 trường THPT Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chính xác giá trị thực tiễn của những nội dung đã được đề xuất trong luận văn.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành nhằm hướng tới những mục đích sau đây: Thứ nhất, luận văn triển khai thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm sự phù hợp của những đề xuất về dạy học phần Làm văn thuyết minh lớp 10 theo định hướng tích hợp liên môn được đưa ra trong luận văn. Với mục đích này chúng tơi lựa chọn một số tiết Làm văn thuyết minh lớp 10, thiết kế giáo án theo định hướng tích hợp liên mơn và thử nghiệm cho một số đối tượng học sinh; thơng qua phân tích, xử lý bảng hỏi và kết quả kiểm tra của học sinh để xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.
Thứ hai, qua việc thu nhận những thông tin phản hồi từ phía giáo viên và học sinh về vấn đề dạy học phần Làm văn thuyết minh lớp 10 theo định hướng tích hợp liên mơn để phân tích, đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của việc vận dụng tích hợp vào dạy học phần làm văn thuyết minh lớp 10 đặc biệt là quy trình biên soạn một giờ học theo định hướng tích hợp để có những giải pháp nhằm bổ sung, hồn thiện và từng bước nâng cao chất lượng của các tiết học Làm văn.
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng chọn để tiến hành thực nghiệm là học sinh hai lớp 10 ở hai lớp 10A2 và 10A3, tại trường THPT Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. Đây là hai lớp học có sức học đồng đều nhau, học theo chương trình cơ bản.
3.1.3. Nội dung và các bước tiến hành triển khai thực nghiệm
Việc thực nghiệm đã được tiến hành theo các nội dung sau:
3.1.3.1. Bước 1: Tổ chức dạy thực nghiệm:
Luận văn tiến hành dạy học thực nghiệm bài Thực hành làm văn thuyết minh
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi soạn hai giáo án:
- Giáo án thứ nhất: Soạn theo cách dạy truyền thống, khơng chú trọng đến việc vận dụng tích hợp liên môn vào dạy học
- Giáo án thứ hai: Soạn theo tinh thần dạy học tích hợp liên mơn
- Dưới đây là giáo án bài Thực hành làm văn thuyết minh soạn theo tinh thần tích hợp liên mơn.
Hướng dẫn, tổ chức học sinh thuyết minh về thủ đô Hà Nội bằng hình thức thuyết trình
Giờ thực hành làm văn thuyết minh có hiệu quả là giờ học phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh có chuẩn bị bài tốt đến đâu, có bao nhiêu nguồn tài liệu mà giờ học lại bị động thì cũng khơng có hiệu quả. Nếu như một giờ giảng văn thông thường, dù muốn hay không, giáo viên cũng ln cần đóng vai trị chính, bởi nếu khơng có những đoạn bình giảng, những “điểm sáng” trong giờ học văn, thì tác phẩm văn chương sẽ mất đi chất “văn” cần có. Sang đến những làm văn, đặc biệt là giờ thực hành làm văn thuyết minh, người giáo viên hồn tồn có thể chỉ giữ vai trị định hướng, tổ chức học sinh hoạt động. Học sinh cần được tạo điều kiện để bộc lộ năng lực, khả năng của mình trước bạn bè thầy cơ, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình về đối tượng thuyết minh mà mình vừa tìm hiểu, khơng chỉ bộc lộ bằng
ngôn ngữ viết, mà cịn ở ngơn ngữ nói. Do vậy, tổ chức cho học sinh thuyết trình, thuyết minh về một đối tượng cụ thể là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Thuyết trình trong giờ học là kết quả của sự tìm tỏi học hỏi đào sâu nghiên cứu những vấn đề hấp dẫn trong bài học mà giáo viên đã định hướng. Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng “Khi học sinh thuyết minh quá trình, nội dung và phương pháp lĩnh hội kiến thức, nhất thiết các em phải tự làm công việc lựa chọn sắp xếp, phân tích, tổng hợp để nội dung lời thuyết minh đó được sáng tỏ”. Như vậy nhờ có thuyết trình, học sinh có thể khẳng định được mình, vấn đề mình quan tâm, rèn luyện khả năng ngơn ngữ và lịng tự tin vào bản thân mình. Ở lớp 10 và 11, các em được học 4 thao tác lập luận: Thao tác lập luận phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận, đây chính là cơ hội để các em sử dụng các thao tác đó trong thực tế, tạo ra một “sản phẩm” sáng tạo riêng của học sinh. Sản phẩm ấy, có thể là của 1 cá nhân, nhưng giáo viên có thể giao cho một nhóm trình bày, thuyết trình, và do vậy, sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm tạo ra một bài thuyết trình thuyết phục. Bài thuyết trình của học sinh phản ánh vấn đề mà các em quan tâm, thấy hứng thú và đủ năng lực làm sáng tỏ, tuy nhiên vai trò của giáo viên trong việc giúp đỡ học sinh là vô cùng quan trọng.
Theo chúng tôi, người giáo viên cần định hướng tổ chức cho học sinh hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: Phân công
Phân cơng nhóm trình bày, có thể phân cơng theo nhóm hoặc phân cơng cho một nhóm duy nhất trình bày tồn bộ bài.
Nếu phân cơng theo từng nhóm thì bài thuyết trình sẽ sâu sắc, nội dung phong phú, học sinh sẽ thấy lợi ích của việc mình chuẩn bị bài. Mặt khác, vì có nhiều nhóm nên tính ganh đua giữa các nhóm cũng cao hơn, sự cố gắng nỗ lực sẽ được thể hiện rõ. Tuy nhiên, vì có nhiều nhóm, dẫn tới việc kết nối,
logic giữa các nội dung sẽ bị hạn chế, đặc biệt là thời gian có thể sẽ khơng được bảo đảm và do đó tiết học chỉ là thuyết trình một chiều chứ khơng có thảo luận giữa các nhóm học sinh.
Nếu phân cơng cho một nhóm, có thể xảy ra tình huống, đó là việc thuyết trình sẽ có thể nghiêng về một vấn đề hay nội dung nào đó. Tuy nhiên, sự logic và thống nhất trong nội dung của toàn bài sẽ được bảo đảm, mặt khác, các nhóm khác dựa vào nguồn tài liệu mình đã sưu tầm, tìm hiểu để thảo luận với nhóm trình bày, từ đó giúp hồn thiện bài học.
- Bước 2: Hướng dẫn hình thức trình bày
Giáo viên nhắc lại bài học “Trình bày vấn đề” được học ở chương trình lớp 10 học kì I.
“Kĩ năng trình bày một vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ, u cầu, tâm lí, sở thích của người nghe, lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày theo thứ tự; chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn. Để trình bày đạt hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ”
Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau:
+ Bảng phấn
+ Sử dụng sơ đồ tư duy
+ Phần mềm Power Point và máy chiếu. - Bước 3: Tổ chức học sinh thuyết trình
Theo thực nghiệm của chúng tôi, chúng tôi đã hướng dẫn nhóm học sinh kết hợp cả 3 hình thức trên, cụ thể là:
+ Một số học sinh sẽ thiết kế power point và trình chiếu + Một số học sinh sẽ thuyết trình
+ Tổng kết bằng một sơ đồ tư duy trên giấy A0
+ Học sinh còn lại của lớp sử dụng sơ đồ tư duy của mình theo dõi và thảo luận.
Thực tế đã cho thấy, càng đa dạng hóa hình thức thảo luận thì hiệu quả đem lại càng cao, tất nhiên, việc này cũng đòi hỏi ở người giáo viên một trình độ nhất định về kiến thức cơng nghệ và sự linh hoạt trong phương pháp.
- Bước 4: Nhận xét, tổng kết.
Sau phần thuyết trình của học sinh thì người giáo viên khơng thể qn vai trị định hướng của mình, những nhận xét về hoạt động của nhóm thuyết trình sẽ một lần nữa khắc sâu những thành công hoặc hạn chế của hoạt động, những kiến thức cần ghi nhớ. Ở bước này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết những bài thu hoạch về đối tượng thuyết minh mà mình vừa tìm hiểu được.
Giáo án thực nghiệm: THỰC HÀNH LÀM VĂN LỚP 10
1. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức
Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học về làm văn thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trình bày một cách chuẩn xác,hấp dẫn về một địa danh (danh lam thắng cảnh) theo một hình thức, kết cấu phù hợp
b. Kĩ năng
- Học sinh có thể làm được tốt bài văn thuyết minh
- Học sinh cùng hợp tác xây dựng chiến lược để trình bày và thuyết trình về một vấn đề
- Học sinh kết hợp tốt các thao tác: sử dụng cơng nghệ khi trình bày, trình bày trước tập thể lớp, lắng nghe, phản biện, đánh giá và rút kết luận
c. Thái độ
- Có ý thức tơn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh - Có niềm tự hào về con người và bản sắc văn hóa người Hà Nội d. Kiến thức liên môn
- Vận dụng các kiến thức liên môn:
+ Lịch sử : nguồn gốc, lịch sử đấu tranh và hình thành của Hà Nội + Ngữ văn :sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn +Địa lí : vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, đặc điểm phát triển kinh tế của Hà Nội
+ Giáo dục cơng dân : lịng u thiên nhiên, yêu Tổ quốc, con người, tự hào truyền thống văn hóa
+Tin học: dùng các phương tiện hiện đại công nghệ thông tin để thực hành thuyết trình cho bài thuyết minh
2. Chuẩn bị của thầy và trò.
a. Chuẩn bị của thầy
- Lập kế hoạch bài giảng
- Chia lớp thành các 4 nhóm thuyết trình. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
b. Chuẩn bị của trò
- Chuẩn bị bài
+ Học sinh sưu tập tư liệu về thủ đơ Hà Nội tích hợp kiến thức liên mơn văn, sử, địa, công dân để thuyết minh
- Làm việc nhóm: phân cơng từng thành viên với việc cụ thể như tìm tư liệu, thiết kế bài thuyết trình, cử người thuyết trình.
3. Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Phương tiện dạy học + Phấn bảng
- Phương pháp dạy học
+ Dạy học bằng thực hành dạy của học sinh
+ Thảo luận nhóm, thuyết trình, bài tập trắc nghiệm, vấn đáp, học theo tình huống, dạy học hợp tác
4. Các bước lên lớp
Giáo viên nêu vấn đề
Đề bài: Tình huống cần giải quyết là
Bạn Mai, một học sinh ưu tú của Hà Nội được thay mặt cho học sinh Việt Nam tham dự trại hè Thiếu niên Quốc tế tại Đức. Bạn bè quốc tế đều muốn nghe bạn Mai nói về thủ đơ nơi bạn sinh sống. Nếu là bạn Mai, em sẽ giới thiệu gì về Hà Nội. Hãy thuyết trình một bài văn thuyết minh về thủ đô Hà Nội
Nội dung môn học
Khái quát Thuyết minh Nội dung bài
học
Thuyết minh về thủ đô Hà Nội
Vấn đề cần giải quyết
Hãy thuyểt minh về
1. Nhóm 1- Lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội
2. Nhóm 2- Địa lí Hà Nội
3. Nhóm 3 - Kinh tế và văn hóa của Hà Nội 4. Nhóm 4- Con người Hà Nội
Hình thức, phương
pháp dạy học: Dự
án, thuyết trình, thảo luận nhóm…
Thuyết trình Đại diện nhóm thuyết trình trước lớp
Thảo luận Thảo luận nhóm đặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* THUYẾT TRÌNH Tg
1 Giáo viên:
- Phổ biến cách thức thuyết trình, các bước thảo luận (5 phút đầu giờ)
+ Từng nhóm cử đại diện thuyết trình về vấn đề đã chuẩn bị (10 phút trình bày)
+ Một hoặc nhiều thành viên tham gia thuyết trình (khuyến khích sự phối hợp của các thành viên), mỗi nhóm phân công 1 thành viên kết hợp sử dụng công nghệ hỗ trợ cho phần thuyết trình miệng. + Các nhóm khác ghi chép, đặt các câu hỏi thảo luận (Các câu hỏi càng chất lượng càng có điểm cao) (Khống chế mỗi nhóm 1 câu hỏi cho nhóm đang thuyết trình)
+ Nhóm thuyết trình cử thành viên ghi câu hỏi và trả lời (10 phút cho hỏi và trả lời)
10p
2 Nhóm 1- Lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội 10p
3 GV cho học sinh thảo luận 5p
4 Nhóm 2- Địa lí Hà Nội 10p
5 GV cho học sinh thảo luận 5p
6 Nhóm 3 - Kinh tế và văn hóa của Hà Nội 10p
7 GV cho học sinh thảo luận 5p
8 Nhóm 4- Con người Hà Nội 10p
9 GV cho học sinh thảo luận 5p
10 Giáo viên tổng kết vấn đề, nhận xét và rút kinh nghiệm chung cho buổi làm việc
* THẢO LUẬN Tg
- Nhóm 1:
Hỏi: Các mốc son lịch sử ghi dấu tên thủ đô Hà Nội qua những lần thay đổi có ý nghĩa gì?
Đại diện trả lời: tên thủ đô Hà Nội thay đổi qua các thời kì có ý nghĩa đánh dấu bước phát triển của thủ đô theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn là một mốc son chói lọi ghi dấu sự lớn lên, trưởng thành của thủ đơ đã nghìn năm tuổi.
5p
- Nhóm 2
Hỏi: Địa lí Hà Nội có những điều kiện thuận lợi gì cho sự phát triển của thành phố?
Đại diện trả lời: thành phố Hà Nội có vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hố, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, mưa ít Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu.
5p
- Nhóm 3:
Hỏi: Kinh tế Hà Nội có điểm mạnh gì nổi bật?
Đại diện trả lời: Ngành cơng nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và cơng nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu.
- Nhóm 4
Hỏi: Tại sao xưa ta hay có câu hát “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” để nói về người Hà Nội Đại diện trả lời: Câu ca có thể được hiểu là thơm như hoa nhài và thanh lịch như người Tràng An;suy ra đức tính thanh lịch của người Tràng An được ví như hương thơm của hoa nhài, là người Tràng An phải thanh lịch, cũng như hoa nhài phải thơm. Là người Tràng An ở đâu mà gắn bó mật thiết với đức tính thanh lịch, như một sự tất yếu không thể phủ nhận được, giống như mùi thơm của hương hoa nhài.
* LÀM VIỆC NHÓM Tg
1 + Các nhóm khác ghi chép, đặt các câu hỏi thảo luận (Các câu hỏi