Mối quan hệ mật thiết giữa môn văn và các bộ môn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Mối quan hệ mật thiết giữa môn văn và các bộ môn khác

1.1.4.1. Mối quan hệ giữa kiến thức văn học và lịch sử

Giữa văn học và khoa học nói chung, sử học nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Khi sáng tác một tiểu thuyết, nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Khi tìm hiểu nội dung một tác phẩm văn học phải tìm hiểu hồn cảnh sáng tác, bối cảnh lịch sử của nó để đặt tác phẩm ấy trong hồn cảnh cụ thể mới có thể hiểu được dụng ý nhà văn cũng như thời đại mà tác phẩm ra đời. Đối tượng của văn học cũng như sử học là toàn bộ thế giới nhưng văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. Vì vậy, vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn giúp học sinh hiểu biết đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử xảy ra liên quan đến tác phẩm văn học để từ đó học sinh sẽ có nền tảng để hiểu và khai thác văn bản.

1.1.4.2. Mối quan hệ giữa kiến thức văn học và địa lí

Khoa học địa lí có mối liên hệ đặc biệt với văn học, vì nghiên cứu văn học phải xuất phát từ những sự kiện cụ thể, diễn ra trong một bối cảnh nhất định - diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định. Một tác phẩm văn học gắn liền với một hay nhiều vị trí khơng gian địa lý phù hợp với văn cảnh . Nhiều vấn đề của tác phẩm văn học xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa

đặc biệt quan trong trong dạy học văn. Có những tác phẩm văn học được ra đời ở những vùng miền khác nhau và ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa vùng miền. Nếu chúng ta khơng hiểu khơng gian địa lí đó thế nào thì chúng ta chưa thể đi sâu để khai thác thấu đáo và hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Do đó vận dụng kiến thức liên mơn là cần thiết để kết hợp giữa địa lí và văn học nhằm rút gần khoảng cách khơng gian địa lí với tác phẩm văn học.

1.1.4.3. Mối quan hệ giữa kiến thức văn học và giáo dục công dân

Trong nhà trường phổ thông môn ngữ văn vừa đáp ứng yêu cầu về tri thức vừa gắn với rèn giũa cho học sinh có được cơng cụ để đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống. Do đó mối quan hệ giữa kiến thức môn văn và giáo dục cơng dân cũng có những thuận lợi riêng bởi q trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được những thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân. Chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó cịn diễn ra q trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là q trình thầy cơ giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa học sinh bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn. Môn văn và giáo dục cơng dân đều có vai trị giáo dục và trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết bởi vì học sinh THPT đang ở giai đoạn hình thành và hồn thiện nhân cách. Do đó mối liên quan mật thiết giữa mơn văn và giáo dục cơng dân giúp học sinh có những phương tiện cần thiết và kĩ năng quan trọng cho cuộc sống giúp giáo viên giáo dục học sinh về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn. Việc tích hợp kiến thức liên môn giữa văn và công dân là cần thiết cho việc dạy học văn của giáo viên và phù hợp với xu thế dạy học hiện nay.

1.1.5. Vai trị và ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy làm văn thuyết minh lớp 10 THPT

1.1.5.1. Vai trị

Sử dụng tích hợp liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở trường phổ thơng nói chung và mơn văn nói riêng.

Sử dụng tích hợp liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học văn nói chung và dạy học làm văn thuyết minh nói riêng. Mặt khác, sử dụng tích hợp kiến thức liên mơn cịn là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học. Nếu sử dụng tốt tích hợp kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn.

1.1.5.2. Ý nghĩa

- Về mặt giáo dưỡng: sử dụng tích hợp liên mơn đảm bảo được tính tồn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại. Tích hợp liên mơn cịn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức văn học và gây được hứng thú học tập cho học sinh.

- Về kĩ năng: Việc sử dụng tích hợp kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học văn là một trong những biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành các kĩ năng như : phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Về mặt giáo dục: bộ môn ngữ văn ở nhà trường phổ thơng có ưu thế trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện về mặt nhân cách. Khi chúng ta học dạy học văn các tác phẩm văn chương sẽ giúp học sinh có những tình cảm u, ghét, lo lắng, hồi hộp, khâm phục,…điều đó sẽ tạo cơ sở cho việc giáo dục đạo đức tư tưởng tình cảm cho học sinh

1.2. Cơ sở thực tiễn

Để hiểu rõ thực tiễn sử dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh THPT, tôi đã tiến hành điều tra thực tế ở trường THPT Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội. Thông qua việc điều tra, phỏng vấn giáo viên môn văn và các em học sinh qua dự giờ, thăm lớp, tôi đã thu được kết quả về tình hình thực tiễn sử dụng tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học làm văn thuyết minh như sau:

1.2.1. Về phía giáo viên

1.2.1.1 Thực trạng của việc dạy học làm văn ở trường THPT hiện nay

Có nhiều giáo viên tâm huyết đã có những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng phần làm văn để nhằm nhằm rèn luyện kỹ năng tư duy chính xác, nhạy bén, kỹ năng diễn đạt đúng và hay bằng ngôn ngữ những hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm của người học sinh trước một hiện tượng về văn học, về cuộc sống. Tuy nhiên việc dạy và học phân môn làm văn thuyết minh hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập.

1.2.1.2. Thực trạng dạy học làm văn thuyết minh lớp 10 theo hướng tích hợp liên mơn

a. Nhận thức của giáo viên THPT về dạy học tích hợp

- Qua khảo sát, tôi nhận thấy, vấn đề áp dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy làm văn nói riêng đã được giáo viên tiếp cận nhưng chưa thật sự có chiều sâu. Sự tiếp cận ấy có thể chỉ dừng lại ở việc nắm được quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình và SGK mới là theo định hướng tích hợp và có hai hình thức tích hợp là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Thế nhưng tích hợp như thế nào, với nội dung và phạm vi nào thì thực sự là vấn đề khó khăn với các giáo viên. Do vậy dẫn đến thực trạng là nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng quan điểm tích hợp, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt; nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách

gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp khơng có mối liên hệ gắn bó; nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm.. - Có 75% giáo viên đều quan tâm đến việc sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học làm văn. Tuy nhiên, trên thực tế việc giáo viên sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn chưa đạt hiệu quả.

- Có tới 65% số giáo viên quan niệm về việc sử dụng kiến thức liên môn là giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh kiến thức cần thiết. Có 4% số giáo viên quan niệm rằng giáo viên chỉ cần nhắc lại để học sinh nhớ. Nhận thức này chứng tỏ giáo viên chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng tích hợp kiến thức liên mơn. Tuy nhiên, có 22% giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn thì cho rằng khi sử dụng tích hợp kiến thức liên mơn là yêu cầu học sinh nhớ và vận dụng kiến thức đã học vào học tập nhằm giải quyết phần làm văn của mình một cách chủ động, tích cực.

b. Việc tổ chức dạy học làm văn thuyết minh theo hướng tích hợp liên mơn - Theo kết quả điều tra cho thấy, số lượng giáo viên không coi trọng việc áp dụng quan điểm tích hợp liên mơn vào dạy học phần làm văn thuyết minh là rất lớn. Chủ yếu giáo viên chỉ cho học sinh làm bài thực hành làm văn thuyết minh bằng hình thức viết trên lớp hoặc giao về nhà làm. Điều này cũng đồng nghĩa với kết quả của các giờ học này chưa đạt được mục tiêu của mơn học nói chung và từng phần trong mơn học nói riêng.

- Nguyên nhân của thực trạng này là:

+ Một là, lý thuyết về dạy học tích hợp liên mơn cịn khá mới mẻ đối với giáo viên

+ Hai là, tâm lý ngại thay đổi đã trở thành một trong những rào cản để giáo viên sử dụng những quan điểm mới, phương pháp mới vào dạy học.

+ Ba là, phần làm văn trong chương trình Ngữ văn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn tồn tại những quan điểm xem nhẹ nội dung này.

Chương trình Ngữ văn 10 đã triển khai các nội dung học tập của ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn. Việc đổi mới chương trình đưa đến một yêu cầu tất yếu là phải có phương pháp dạy học phù hợp.

1.2.2. Về phía học sinh

1.2.2.1. Mức độ u thích mơn văn phần làm văn của học sinh

Chúng tôi đã tiến hành điều tra học sinh và thu được kết quả như sau: chỉ có 5% số học sinh thích học mơn văn phần làm văn nhất, có 19% số học sinh thi vào khối C và có 30% số học sinh có tinh thần hăng hái trong giờ học làm văn. Có 66 % các em học sinh trả lời là thích học và làm thực hành văn trong đó chỉ có khoảng 19% học sinh có nguyện vọng thi vào khối C. Bên cạnh đó vẫn cịn 11 % số học sinh không thích thực hành làm văn mà chỉ muốn viết bài để nộp cho xong . Có nhiều em nhận thức tốt, có tư duy lơgic trong học làm văn. Tuy nhiên các em vẫn không dành thời gian học tập văn như các môn học khác.

1.2.2.2. Hứng thú của học sinh đối với tích hợp kiến thức liên môn trong học làm văn thuyết minh

Khi được hỏi, trong giờ thực hành làm văn thuyết minh nếu thầy (cơ) sử dụng tích hợp kiến thức văn học, địa lí, giáo dục cơng dân thì em sẽ cảm thấy thế nào? Có 87% học sinh trả lời là hấp dẫn và dễ hiểu. Chỉ có 13% học sinh cho là bình thường, bởi vì trong những giờ học đó giáo viên nhắc lại qua loa, thậm chí có khi cịn bỏ qua.

Khi được hỏi nếu em được giao tham gia trực tiếp vào quá trình làm bài thực hành làm văn thuyết minh với hình thức thảo luận, trình bày thì em có tham gia khơng? Có đến 93% học sinh trả lời muốn tham gia và 84% học sinh cảm thấy rất hứng thú khi tham gia. Điều đó chứng tỏ sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh và có phương pháp sáng tạo để phát huy vai trị của chúng thật sự quan trọng.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ HƯỚNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Nội dung cơ bản và kiến thức liên mơn có thể sử dụng trong phần làm văn thuyết minh ở trường THPT làm văn thuyết minh ở trường THPT

2.1.1. Nội dung cơ bản của phần làm văn thuyết minh

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: nắm được và có kĩ năng xây dựng các hình thức kết cấu theo trình tự khơng gian, trình tự thời gian, trình tự lơ gic của văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh.

- Lập dàn ý bài văn thuyết minh: vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.

- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh: cách sử dụng câu văn, từ ngữ, các biện pháp tu từ phù hợp để làm tăng tính chuẩn xác và hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

- Phương pháp thuyết minh: ôn lại các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS và học thêm vài phương pháp mới, đồng thời kết hợp thực hành các phương pháp thuyết minh cho bài văn thuyết minh.

- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh: củng cố kĩ năng viết đoạn văn và lập dàn ý, thực hành viết đoạn văn thuyết minh phù hợp với các phương pháp thuyết minh đã học.

- Tóm tắt văn bản thuyết minh:hiểu và ghi nhớ nội dung một bài thuyết minh để tóm tắt lại cho người khác nghe hoặc giới thiệu về đối tượng thuyết minh. - Bài viết thực hành làm văn thuyết minh: vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học viết một bài làm văn thuyết minh.

2.1.2. Xác định kiến thức liên mơn có thể sử dụng trong dạy học làm văn thuyết minh thuyết minh

- Kiến thức về văn học: Với mỗi đối tượng thuyết minh cụ thể, có thể dụng các kiến thức về văn học để thuyết minh. Chẳng hạn khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh yêu cầu kiến thức văn học như kể về sự tích liên quan đến thắng cảnh đó hay những danh nhân văn hóa gắn bó với thắng cảnh…

Hoặc khi thuyết minh về một tác gia, tác phẩm văn học, kiến thức cần thuyết minh tích hợp ngồi tiểu sử, thân thế, con người, thì cịn cần đến quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, hay nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

- Kiến thức về lịch sử: sử dụng kiến thức lịch sử qua từng thời kì, sự phát triển về hình thái kinh tế, xã hội,văn hóa, những sự kiện lịch sử quan trọng, lịch sử địa phương để thuyết minh về một đối tượng nào đó.

- Kiến thức về địa lý: sử dụng các vấn đề về địa lý như địa lý tự nhiên, khí hậu, địa hình các vùng miền, địa lý về dân cư, địa lý địa phương để dùng trong bài thuyết minh khi thuyết minh về một đối tượng nào đó

- Kiến thức về giáo dục công dân: khi thuyết minh về một đối tượng cụ thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)