2.1.1. Nội dung cơ bản của phần làm văn thuyết minh
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: nắm được và có kĩ năng xây dựng các hình thức kết cấu theo trình tự khơng gian, trình tự thời gian, trình tự lơ gic của văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh.
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh: vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh: cách sử dụng câu văn, từ ngữ, các biện pháp tu từ phù hợp để làm tăng tính chuẩn xác và hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
- Phương pháp thuyết minh: ôn lại các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS và học thêm vài phương pháp mới, đồng thời kết hợp thực hành các phương pháp thuyết minh cho bài văn thuyết minh.
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh: củng cố kĩ năng viết đoạn văn và lập dàn ý, thực hành viết đoạn văn thuyết minh phù hợp với các phương pháp thuyết minh đã học.
- Tóm tắt văn bản thuyết minh:hiểu và ghi nhớ nội dung một bài thuyết minh để tóm tắt lại cho người khác nghe hoặc giới thiệu về đối tượng thuyết minh. - Bài viết thực hành làm văn thuyết minh: vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học viết một bài làm văn thuyết minh.
2.1.2. Xác định kiến thức liên mơn có thể sử dụng trong dạy học làm văn thuyết minh thuyết minh
- Kiến thức về văn học: Với mỗi đối tượng thuyết minh cụ thể, có thể dụng các kiến thức về văn học để thuyết minh. Chẳng hạn khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh yêu cầu kiến thức văn học như kể về sự tích liên quan đến thắng cảnh đó hay những danh nhân văn hóa gắn bó với thắng cảnh…
Hoặc khi thuyết minh về một tác gia, tác phẩm văn học, kiến thức cần thuyết minh tích hợp ngồi tiểu sử, thân thế, con người, thì cịn cần đến quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật, hay nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Kiến thức về lịch sử: sử dụng kiến thức lịch sử qua từng thời kì, sự phát triển về hình thái kinh tế, xã hội,văn hóa, những sự kiện lịch sử quan trọng, lịch sử địa phương để thuyết minh về một đối tượng nào đó.
- Kiến thức về địa lý: sử dụng các vấn đề về địa lý như địa lý tự nhiên, khí hậu, địa hình các vùng miền, địa lý về dân cư, địa lý địa phương để dùng trong bài thuyết minh khi thuyết minh về một đối tượng nào đó
- Kiến thức về giáo dục công dân: khi thuyết minh về một đối tượng cụ thể, có dùng kiến thức liên mơn thì chủ yếu là giáo dục cho học sinh qua thuyết minh về đối tượng sẽ bồi dưỡng thêm về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đồng bào đồng chí, u thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, bồi dưỡng phát triển nhân cách như lòng tự hào dân tộc, niềm tin, lòng dũng cảm, sự hi sinh…
2.2. Những yêu cầu khi tích hợp kiến thức liên môn của phần làm văn thuyết minh ở trường THPT
2.1.1. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học chung của dạy học
2.1.1.1 Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của mơn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được
sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn học sẽ được cụ thể hố trong mục tiêu của từng bài học, giờ học. Một trong những cơ sở quan trọng của quá trình dạy học là bám sát mục tiêu của môn học, từ đó xác định năng lực cần được hình thành và phát triển ở người học. Đối với phần Làm văn thuyết minh 10 có thể căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn (lớp 10) và cách triển khai nội dung học tập trong sách giáo khoa Ngữ văn để xác định các yêu cầu, tiêu chí của việc vận dụng quan điểm tích hợp liên mơn vào dạy phần làm văn thuyết minh lớp 10.
2.1.1.2. Phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lý
Nội dung phần Làm văn thuyết minh lớp10 có hai loại bài chính là cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng mới và ơn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học. Do đó tiến trình dạy học bao gồm ba bước:
- Bước 1: học sinh đọc ngữ liệu, tìm hiểu, phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi hay yêu cầu trong sách giao khoa.
- Bước 2: Giáo viên dẫn dắt để học sinh dần dần hình thành kiến thức và kĩ năng.
- Bước 3: Luyện tập thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng. Bài luyện tập thường sử dụng các ngữ liệu khác, đa dạng hơn ngữ liệu ban đầu, hoặc đặt ra những yêu cầu luyện tập phong phú hơn.
- Với loại bài luyện tập, giáo viên cần gợi dẫn để học sinh nhớ lại các kiến thức, kĩ năng đã được học ở lớp dưới, đồng thời nâng thêm một bước nhận thức và năng lực sử dụng.
2.1.1.3. Dạy học tích hợp liên mơn phải đáp ứng được u cầu dạy học thực tiễn
Mục tiêu của việc dạy học Làm văn thuyết minh trong nhà trường là phải làm sao cho học sinh có kĩ năng thuyết minh một cách chính xác, khoa học về một đối tượng cụ thể như một di tích lịch, một danh lam thắng cảnh,
một lễ hội hay tác phẩm văn học. Đối với bậc THPT, trên cơ sở nhận thức khoa học, những kiến thức về làm văn thuyết minh mà học sinh có được, hình thành cho các em những kĩ năng thuyết minh phù hợp với mục đích sử dụng đa dạng trong gia đình, nhà trường và ngồi xã hội. Đây chính là vốn liếng đầu tiên mà nhà trường phải tạo cho các em để các em dễ dàng bước vào cuộc sống tương lai sau khi tốt nghiệp phổ thông. Do vậy, việc dạy học theo quan điểm tích hợp liên môn cần bám sát mục tiêu dạy học và đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn đối với môn học Ngữ văn.
2.1.2. Lựa chọn nội dung tích hợp liên môn phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép
Nội dung tích hợp liên mơn của ba phần trong mơn Ngữ văn (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là rất phong phú, có thể tích hợp liên mơn trong từng thời điểm (một tiết học, một bài học). Bên cạnh tích hợp liên mơn theo từng thời điểm, giáo viên cịn có thể tích hợp liên mơn theo từng vấn đề. Sau khi xác định được các đơn vị kiến thức có thể tích hợp liên mơn trong từng tiết dạy, bài học cụ thể, giáo viên cần lựa chọn mức độ và phạm vi tích hợp. Vấn đề chọn nội dung nào để tích hợp liên mơn và tích hợp liên môn đến đâu là vấn đề không đơn giản. Mặc dù ý đồ tích hợp được người biên soạn sách giáo khoa thể hiện trong từng bài cũng như trong tồn bộ chương trình Ngữ văn 10.
2.1.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập
Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên mơn giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, nội dung thích hợp liên mơn, cách thức hợp lý sao cho giảm tải được kiến thức và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn vậy, đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp liên mơn một cách hợp lý thì giáo viên cịn cần lựa chọn kiến thức và kỹ năng trọng tâm của bài học. Một bài học có thể hướng tới việc cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kỹ năng khác nhau nhưng
với thời lượng có hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn mạnh tới kiến thức, kỹ năng trọng tâm là điều rất cần thiết. Dạy học tích hợp liên mơn khơng nằm ngồi định hướng đó. Mặt khác, như đã nói ở trên, bản chất của dạy học tích hợp là phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập cho học sinh. Tức là với lượng thời gian ít nhất mà học sinh có thể có đảm bảo rút ngắn thời gian học tập và có thể có được nhiều nhiều kiến thức và kỹ năng nhất. Vì vậy cần tích hợp tối đa những kiến, kỹ năng mà học sinh đã có để tránh sự chồng chéo, dư thừa không cần thiết.
2.3. Một số biện pháp tích hợp kiến thức liên môn của phần làm văn
thuyết minh ở lớp 10 trường THPT