Tổng số điểm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 89 - 123)

được quy định như sau:

i) Đạt chuẩn:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất

15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

ii) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí khơng được cho điểm.

Cùng với kiểm tra GV gắn với 6 tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp, nhà quản lý càn tăng cường hơn nữa việc đổi mới kiểm tra, đánh giá và quản lý chặt chẽ hiệu quả việc dạy và học. Đánh giá đúng kết quả dạy và học thì mới tạo được động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá và quản lý chặt chẽ hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo

viên và kết quả học tập của học sinh là vấn đề then chốt tạo nên “nội lực” của các nhà trường.

- Phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng và công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn của Sở GD&ĐT. Kết quả kiểm tra đánh giá giáo viên phải được công khai, khách quan công bằng, tạo được niềm tin của đội ngũ nhà giáo.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Thành lập Ban kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp do hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng và chủ tịch cơng đồn làm phó ban, các thành viên ban kiểm tra gồm các tổ trưởng chun mơn, đại diện các đồn thể, đại diện các GV dạy giỏi.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra (về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, phương pháp đánh giá giáo viên...)

Tiến hành kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV; thăm dị, tìm hiểu qua phản hồi của HS (phản ánh của cán bộ lớp, cán bộ Đồn, hoặc gửi phiếu góp ý cho từng GV đến từng học sinh. Chú ý:vừa đảm bảo được truyền thống “tôn sư trọng đạo”vừa phát huy được tính dân chủ, thẳng thắn của HS trong việc góp ý cho thầy cơ)

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện vào cuối năm học và tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại:

Đối chiếu với Chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá (Phụ lục 3). Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên tự xếp loại đạt được. Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.

Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá- Phụ lục 3) và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác, dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của giáo viên được đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở

từng tiêu chí của giáo viên; đồng thời tổ chun mơn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung

trên được ghi vào Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn (Phụ lục 4). Điểm

của từng tiêu chí và nhận xét, đánh giá được ghi theo ý kiến đa số (khơng tính ý kiến của giáo viên được đánh giá), nếu tỉ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo

viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn (Phụ lục 5). Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại

Hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên,để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Trong trường hợp khơng có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trường, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường và giáo viên trước khi đưa ra quyết định của mình. Đối với các trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, Hiệu trưởng tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, Chi bộ đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh giá, xếp loại GV được ghi vào phiếu xếp loại GV của hiệu trưởng ( Phụ lục 6).

3.2.4.5. Điều kiện thực hiện

Công tác đánh giá xếp loại giáo viên phải được tổ chức công khai, minh bạch đảm bảo khách quan, tồn diện, khoa học, cơng bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

Kết quả đánh giá chính xác, khách quan, cơng bằng và sự đồng thuận của tập thể. Đảm bảo việc đánh giá chuẩn năng lực, chuẩn kỹ năng sư phạm theo mặt bằng chung và có yêu cầu riêng đối với nhà trường.

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.

Đồng thời với công tác kiểm tra cần có cơ chế phù hợp để khuyến khích nhà giáo tự giác chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.2.5. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, khích lệ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tổ chức thực hiện các chính sách thi đua khen thưởng của Nhà nước

- Xây dựng các chính sách khen thưởng của Nhà trường động viên kịp thời những cá nhân và tập thể tiêu biểu trong cơng tác; có chính sách khuyến khích cho ĐNGV khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ.

- Tạo sự an tâm công tác, ổn định lâu dài cho đội ngũ GV để họ gắn bó trách nhiệm với hoạt động giáo dục của trường, tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được phân cơng.

- Khuyến khích ĐNGV khơng ngừng phấn đấu, thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, NCKH để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Nhà trường cần cụ thể hóa các chính sách thi đua khen thưởng đối với ĐNGV bằng cách vận dụng phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường.

- Mặt khác, nhà trường cũng phải xây dựng bổ sung các chính sách thi đua khen thưởng riêng để từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách đối với đội ngũ GV nhà trường. Hiện tại, các nhà trường đang được tự chủ về tài chính trong một đơn vị sự nghiệp có thu. Vì vậy nhà trường cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng hợp lý nguồn thu; theo đó nhà trường cần ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, động viên nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

- Một số chính sách khen thưởng cơ bản cần được nhà trường quan tâm xây và bổ sung hồn thiện như:

+) Các chính sách khuyến khích đội ngũ GV tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn như: khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua 2 tốt, phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, hội thi giáo viên dạy giỏi, GV làm đồ dùng dạy học tốt…

+) Chính sách khen thưởng ĐNGV sau khi tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng chuẩn

- Nhà trường xây dựng chính sách khen thưởng hàng năm thông qua việc đánh giá thi đua khen thưởng theo kỳ, theo năm học, qua xem xét quá trình cơng tác, hiệu quả công việc và các thành tích tiêu biểu. Đồng thời, cần có chính sách thưởng đột xuất đối với các cá nhân và tập thể có những đóng góp hoặc có những thành tích nổi bật trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, có những ý tưởng và giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả trong việc phát triển nhà trường.

- Cuối năm học cần chú trọng và làm tốt công tác đề xuất khen thưởng theo danh hiệu thi đua của nhà nước đối với những tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc theo tiêu chuẩn chung của Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Xây dựng nguồn tài chính để phục vụ cơng tác thi đua khen thưởng động viên, khuyến khích GV phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Xây dựng được chính sách khen thưởng GV phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường và đảm bảo công tác động viên khen thưởng đúng đối tượng và kịp thời. Đảm bảo các chế độ, chính sách được trả bằng hoặc cao hơn yêu cầu của pháp luật lao động. vận động từ các tổ chức và cá nhân thơng qua cơng tác xã hội hóa GD; trích từ quỹ khuyến học; trích từ quỹ khen thưởng của hội cha mẹ học sinh,..v.v...

Thực hiện việc khen thưởng động viên một cách minh bạch, chính xác, khách quan và kịp thời.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Biện pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên là tiền đề để cho quản lý ĐNGV theo

Chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 2: Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp là biện pháp then chốt và quan trọng trong

việc nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ là biện pháp cần thiết

Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên theo năng lực đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp là biện pháp cơ bản được coi là biện pháp đột phá

trong đổi mới công tác quản lý của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Nếu thực hiện tốt biện pháp này sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp 2 và biện pháp 3.

Biện pháp 5: Đổi mới cơng tác thi đua khen thưởng, khích lệ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ là biện pháp tạo động lực và môi trường thuận lợi nhằm giúp CBQL, GV thực hiện

tốt hơn các biện pháp trên trong công tác quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp có tác động tương hỗ lẫn nhau, song trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện cụ thể có thể có những ưu tiên nhất định.

Sơ đồ 3.1. Mối liên hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Lâm đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 135 người bao gồm: 8 CBQL của hai trường và 127 giáo viên THPT trên địa bàn nghiên cứu.

3.4.2. Cách đánh giá

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

3.4.3. Kết quả đánh giá BP1 BP2 BP3 BP4 BP5

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp

Stt Các biện pháp Tính cần thiết Σ Thứ bậc Rất cần thiết (3điểm) Cần thiết (2điểm) Không cần thiết (1điểm) SL % SL % SL % 1

Tăng cường công tác

giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên.

80 59,3 51 37,8 4 2,9 340 2,56 3

2

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp

104 77 29 21,5 2 1,5 372 2,76 1

3

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/ nhóm chun mơn, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ

76 56,3 53 39,3 6 4,4 340 2,52 4

4

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên theo năng lực đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp

95 70,4 38 28,1 2 1,5 363 2,69 2

5

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, khích lệ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ

70 51,9 52 38,5 13 9,6 327 2,42 5

Điểm TB chung 2,59

Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy cách đánh giá tính cần thiết của các biện pháp xây dựng đội ngũ GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp có

mức độ cần thiết rất cao bởi vì với điểm trung bình = 2,59 và có 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình > 2,0 trong đó có 4/5 biện pháp đề xuất (80%) có điểm trung bình > 2,5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:

Biện pháp: “Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp” có điểm trung bình = 2,76 xếp bậc 1/5.

Biện pháp: “Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên theo năng lực đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp” có điểm trung bình = 2,69 xếp bậc 2/5.

Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình khơng q xa nhau. Điều đó khẳng định để quản lý tốt đội ngũ giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp cần phải phối hợp cả 5 biện pháp kết quả thể hiện trong biểu đồ sau:

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Stt Các biện pháp Tính khả thi Σ Thứ bậc Rất khả thi (3điểm) Khả thi (2điểm) Không khả thi (1điểm) SL % SL % SL % 1

Tăng cường cơng tác giáo

dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên.

68 58,1 55 34,3 12 7,6 326 2,41 4

2

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

đáp ứng các yêu cầu của

Chuẩn nghề nghiệp

85 63 42 31,1 8 5,9 347 2,57 2

3

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/ nhóm chun mơn, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ

72 53,3 56 41,5 7 5,2 335 2,48 3

4

Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên theo năng lực đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp

98 72,6 35 25,9 2 1,5 366 2,71 1

5

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, khích lệ động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu nâng

cao năng lực đội ngũ

56 41,5 62 45,9 17 12,6 309 2,29 5

Điểm TB chung 2,49

Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy ý kiến đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp xây dựng đội ngũ GV THPT theo Chuẩn đã đề xuất với điểm trung bình chung = 2,49 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán 2,29 < < 2,71 tất cả các biện pháp đều có điểm trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 89 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)