2.2. Thực trạng về đội ngũ trong các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu
2.2.3. Cơ cấu tuổi và giới tính
Để biết được số lượng giáo viên THPT trên địa bàn nghiên cứu theo độ tuổi, ta có kết quả thu thập trong bảng sau:
Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ giáo viên theo độ tuổi, tính đến tháng 12/2013 Trường THPT Tổng số GV Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Dưới 30 Từ 30 – 40 Từ 41 – 50 Trên 50 Trưng Vương 66 14 52 15 42 8 1 Tỉ lệ (%) 21,2 78.8 22,7 63,6 12,1 1,5 Văn Lâm 76 22 54 23 45 4 4 Tỉ lệ (%) 28,9 71,1 30,2 59,2 5,3 5,3 Tổng 142 36 106 38 87 12 5 Tỉ lệ (%) 2,.4 74,6 26,8 61,3 8,4 3,5
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên)
Kết quả thu được từ bảng 2.5 cho thấy: Tỉ lệ GV nữ cao hơn tỉ lệ GV nam rất nhiều (số GV nữ chiếm khoảng 74.6 %). Tỉ lệ GV nữ trong độ tuổi sinh sản (40 tuổi trở xuống) chiếm trên 88.1%, do chiếm phần đông GV trong các trường là GV nữ, nên việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản của các GV nữ đã làm cho nhà trường thiếu giáo viên tạm thời. Với tỷ lệ GV nữ đơng thì trong q trình xây dựng và triển khai kế hoạch, nhà trường phải tính đến phương án đảm bảo chế độ chính sách đối với GV nữ và người lãnh đạo nhà trường phải có quan điểm về giới trong sự đánh giá công tác của GV.
Đội ngũ GV các trường THPT huyện Văn Lâm có tỉ lệ GV trẻ tương đối cao, gần 26.8% là GV có độ tuổi từ 30 trở xuống. Đội ngũ GV trẻ vừa có kiến thức, có tính năng động, nhạy cảm, sáng tạo của tuổi trẻ; tuy nhiên kinh nghiệm chưa nhiều, vốn sống thực tế ít, cần được bồi dưỡng nhiều về kỹ năng sư phạm, công tác tổ chức hoạt động, quản lý dạy học, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và hoạt động xã hội.
GV có độ tuổi từ 30 đến 40 ln chiếm số lượng nhiều nhất(61.3 %). Đây là điểm tương đối thuận lợi của các trường. Những GV này có sức khoẻ tốt, được đào
tạo chính quy, có độ nhanh nhạy để tiếp thu cái mới, có kiến thức và hiểu biết cơ bản, nhiệt tình trong cơng tác. Qua một thời gian cơng tác, họ đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhất định, kinh tế và cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định nên có nhiều điều kiện đầu tư cho chuyên môn nghiệp vụ,cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Mặt khác đây là lứa tuổi có độ chín về chun mơn cũng như vốn sống, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giáo dục, số GV này là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, sẽ giúp thế hệ trẻ những kinh nghiệm bổ ích trong cơng tác giáo dục.
Tỷ lệ GV có độ tuổi 41 đến 50 tuổi chiếm 8.4 %. Đây chính là đội ngũ nếu được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, được động viên khuyến khích, có chính sách thích đáng, thì chính là đội ngũ GV đầu đàn cho mỗi nhà trường. Tuy nhiên trong số này, một số GV vào nghề đã lâu năm, trình độ đào tạo ban đầu thấp, kiến thức chun mơn khơng được vững, khó tiếp cận được phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, đơi khi cịn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, đây thực sự là một trở ngại trong hoạt động của các trường.