3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm định trên thực tiễn tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm định hướng giải toán cho học sinh lớp 11 và bước đầu kiểm tra đánh giá tính khả thi hiệu quả của những lí thuyết đã đề ra.
3.2. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực ngiệm có đối chứng.
Thực hiện bài giảng giúp học sinh nhận biết và tiếp cận với những lý luận, cơ sở trong việc định hướng giải toán.
Tiến hành làm bài kiểm tra với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để so sánh kết quả.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Tiến hành dạy 2 tiết và cho học sinh làm bài kiểm tra.
Nội dung của phần định hướng và ứng dụng vào phần bài tập về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian được biên soạn thành giáo án lên lớp dựa trên sách giáo khoa hình học 11 có bổ sung thêm một số bài tập về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
Tiết 1: Dạy lý thuyết về đường thẳng và mặt phẳng song song. Tiết 2: Dạy kỹ năng định hướng giải các bài tập về phần này.
Mỗi tiết thực nghiệm được soạn thảo chỉ dẫn, tương ứng với nội dung 1 tiết học mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
3.4. Tổ chức thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11. Đã tiến hành chọn lớp 11A4 làm lớp thử nghiệm và lớp 11A5 làm lớp đối chứng.
Lớp 11A4 với sĩ số lớp là 38 học sinh do thầy Phạm Văn Hiếu chủ nhiệm và thầy Cao Mạnh Tuấn là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn Tốn.
Lớp 11A4 với sĩ số lớp là 35 học sinh do cô Nguyễn Thùy Liên chủ nhiệm, thầy Cao Mạnh Tuấn là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn Tốn.
Lớp Sĩ số DT Mường DT Kinh HL Giỏi HL Khá HL Trung bình HL Yếu 11A4 38 34 4 0 10 20 7 11A5 35 32 3 0 9 21 5
Nhìn chung hai lớp có thành phần dân tộc và học lực khơng có sự chênh lệch lớn lắm, cả hai lớp đều có học lực trung bình (số học sinh trung bình nhiều hơn 50% tổng số học sinh).
3.5. Tiến hành thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm được tiến hành như sau: + Tiến hành dạy 2 tiết ở lớp 11A4
+ Tiến hành kiểm tra ở 2 lớp 11A5
Thời gian tiến hành từ ngày 01 – 04 – 2013 đến ngày 07 – 04 – 2013. Đề kiểm tra (xem phụ lục).
3.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm 3.6.1. Về phương pháp dạy 3.6.1. Về phương pháp dạy
Đã vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực với giáo viên là người tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
3.6.2. Về khả năng lĩnh hội của học sinh
Học sinh đã tiếp nhận những kiến thức về đường thẳng và mặt phẳng song song nhanh trên cơ sở những kiến thức về hình học phẳng đã học từ lớp 10. Đặc biệt bước đầu hình thành cho học sinh thói quen vận dụng, phân tích, dự đốn, suy luận, dựa vào các phương pháp mà giáo viên đã đưa ra để định hướng tìm lời giải bài tốn cho các dạng toán về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
Sau 2 tiết dạy các em hứng thú với các bài tốn hơn và thích thú với việc tìm được nhiều cách giải khác nhau trong một bài toán.
3.6.3. Về kết quả kiểm tra
Trong đợt thử nghiệm đã cho học sinh hai lớp cùng làm một bài kiểm tra có nội dung giống nhau. Kết quả thử nghiệm như sau:
Điểm
Tần số Tần suất (%)
Lớp 11A4 Lớp 11A5 Lớp 11A4 Lớp 11A5
0 0 0 0 0 1 2 3 5,26 8,57 2 3 4 7,89 11,43 3 4 6 10,53 17,14 4 6 7 15,79 20 5 7 5 18,42 14,29 6 8 6 21,05 17,14 7 5 3 13,16 8,57 8 2 1 5,26 2,86 9 1 0 2,63 0 10 0 0 0 0 Tổng 38 35 100% 100%
* Nhận xét: Kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể:
- Tỉ lệ điểm dưới 5 của lớp thực nghiệm (39,47%) thấp hơn lớp đối chứng (57,14%) là 17,67%.
- Tỉ lệ điểm 5, 6 của lớp thực nghiệm (34,42%) cao hơn lớp đối chứng (31,43%) là 2,99%.
- Tỉ lệ điểm 7, 8 của lớp thực nghiệm (18,42%) cao hơn lớp đối chứng (11,43%) là 6,99%.
- Tỉ lệ điểm 9,10 của lớp thực nghiệm (2,63%), lớp đối chứng khơng có điểm 9, 10.
Nhìn chung học sinh hai lớp đều biết cách giải bài toán . Các em học sinh lớp 11A4 đã biết vận dụng những phương pháp để định hướng tìm lời giải nên lời giải của các em có phần linh hoạt, ưu điểm hơn so với các em lớp 11A5.
Học sinh đạt điểm giỏi đều có định hướng lời giải tốt, lời giải rõ ràng, chính xác. Các em đạt điểm khá đã có định hướng tốt nhưng lời giải vẫn còn nhiều thiếu sót. Học sinh có điểm trung bình biết cách định hướng tuy nhiên vẫn chưa biết vận dụng vào lời giải. Một số học sinh quá yếu vẫn chưa nắm vững được cơ sở và phương pháp để giải nên cịn lúng túng. Chính vì vậy trong q trình giảng dạy giáo viên nên hướng dẫn một cách tỉ mỉ hơn và đưa nhiều ví dụ hơn để các em có thể hiểu được trình tự các bước cũng như cách thức để có hướng đi đúng khi giải một bài tốn.
3.7. Kết luận thực nghiệm
Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm ta có thể kết luận phương pháp dạy học đổi mới so với phương pháp truyền thống đã kích thích được tính tích cực và trí tị mị, ham hiểu biết của học sinh. Điều đó thể hiện ở kết quả bài làm của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Số em khá giỏi tăng cao hơn, số điểm dưới trung bình giảm xuống ở lớp thực nghiệm.
Từ đó giúp các em có kĩ năng phân loại bài tốn trong giải toán. Qua thực nghiệm cho thấy khả năng nhận thức, vận dụng sáng tạo và hiệu quả đạt được ở lớp thực nghiệm cao hơn. Điều đó cho thấy các biện pháp đề ra có tính khả thi.