SỬ DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CỦA PHƯƠNG TÂY

Một phần của tài liệu đóng góp của vũ ngọc phan, trương chính, đinh gia trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 62 - 96)

NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

3.2. SỬ DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CỦA PHƯƠNG TÂY

CỦA PHƯƠNG TÂY

Những thiết chế xã hội, giáo dục, văn hĩa mà chế độ thực dân Pháp xây dựng trên đất nước ta chính là những điều kiện khách quan đưa đến ảnh hưởng lớn lao của phê bình văn học Pháp đối với phê bình văn học Việt Nam. Sự tiếp xúc với phương Tây khiến các nhà phê bình nước ta được trang bị một cách khá đầy đủ những tri thức lý luận cần thiết để cĩ thể đi vào thế giới văn chương. Tinh thần trọng thực tiễn, yêu khoa học và khát khao khám phá chân lý của họ cĩ dịp phát triển. Nhờ đĩ, người cầm bút Việt Nam nhanh chĩng rút ngắn khoảng cách với sinh hoạt văn học thế giới hiện đại. Như trong phần trên đã viết, vào giai đoạn 1930 – 1945, cĩ khá nhiều phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học phương Tây xuất hiện ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng lý thuyết nước ngồi là sản phẩm của một tư duy khác, một nền văn học khác, văn hĩa khác, một hồn cảnh khác, do vậy khi ứng dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam tất nhiên sẽ cĩ sự vênh lệch. Vì thế phần lớn các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học phương Tây khi được ứng dụng ở nước ta thường chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần và đặc điểm của nĩ. Một số phương pháp mới chỉ ở dạng mầm mống, một số phương pháp đã cĩ sự pha tạp chứ khơng cịn triệt để và thuần nhất như ở nước ngồi. Cách gọi tên các phương pháp trong luận văn vì thế cũng chỉ mang tính tương đối, chủ yếu giúp cho việc hình dung bản chất của phương pháp hơn là nhấn mạnh rằng chúng ta đã làm chủ hồn tồn những cơng cụ mới của phương Tây.

3.2.1. Một lối phê bình gần gũi với phương pháp thực chứng

Phương pháp thực chứng cĩ cơ sở lý thuyết ở chủ nghĩa thực chứng trong triết học. Theo định nghĩa, chủ nghĩa thực chứng là một hệ thống triết học được dựa trên kinh nghiệm và kiến thức kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên, trong đĩ siêu hình học và thần học được coi là khơng thích đáng và là các hệ thống kiến thức khơng hồn hảo. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng trong lý thuyết nĩ khơng dựa trên những lập luận tư biện trừu tượng, mà hồn tồn dựa trên những sự kiện thực chứng, xác thực. Nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa thực chứng là chỉ quan tâm đến các sự vật và kinh nghiệm cảm giác chứ khơng quan tâm đến nguyên nhân và bản chất của các sự vật đĩ.

Trên cơ sở của chủ nghĩa thực chứng đã hình thành hai phương pháp chủ chốt: phương pháp thực chứng – lịch sử và phương pháp thực chứng – ngữ nghĩa. Phương pháp thực chứng – lịch sử yêu cầu nhà nghiên cứu văn học chỉ được căn cứ vào sự kiện văn học chính xác và cĩ thật của lịch sử để hiểu và đánh giá đúng tác phẩm, hiện tượng văn học. Phương pháp này cĩ ưu thế là giúp nhà nghiên cứu khơng bị rơi vào những suy luận mơ hồ, chủ quan nhưng nĩ cũng cĩ tác hại là dễ dẫn đến sự hạn chế ĩc tìm tịi, sáng tạo của nhà nghiên cứu và tuyệt đối hĩa khía cạnh lịch sử. Phương pháp thực chứng – ngữ nghĩa xuất phát từ chủ nghĩa thực chứng lơgic với quan điểm: một từ trong tác phẩm văn học cĩ thể cĩ những nghĩa khác nhau trong những cái khung quy chiếu khác nhau. Yêu cầu đặt ra với người nghiên cứu là phải tìm ra ý nghĩa rõ ràng lơgic của ngơn từ và ý nghĩa đĩ phải được kiểm nghiệm bằng cách đặt nĩ vào mối quan hệ với sự thật hiển nhiên.

Mặc dù giữa phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh và phương pháp thực chứng cũng cĩ những nét tương đồng như: quy phục sự kiện, dựa vào những bằng chứng xác thực để tìm hiểu tác phẩm nhưng xét kỹ ta thấy giữa chúng vẫn cĩ khá nhiều khác biệt: Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh đều ít chú ý tới khía cạnh lịch sử của các hiện tượng văn học (một phần vì các ơng khơng phải những nhà văn học sử), các ơng cũng chưa mổ xẻ các tầng ý nghĩa của văn bản trong mối quan hệ với chủ thể và đối tượng. Xem xét những phát biểu của các nhà phê bình này, ta khơng thấy cĩ căn cứ nào để khẳng định các ơng đã chịu ảnh hưởng của phương pháp thực chứng ở phương Tây. Cĩ lẽ việc chú trọng đến những cứ liệu chứng tỏ tính chân thực của kiến thức trong khi nghiên cứu tác phẩm là kết quả của ĩc khoa học

được khai mở kết hợp với tinh thần “nĩi cĩ sách, mách cĩ chứng” của dân tộc Việt Nam thì đúng

hơn.

Để hiểu rõ tính khoa học của phương pháp thực chứng, ta hãy nĩi một chút về tầm quan trọng của tư liệu đối với khoa phê bình, nghiên cứu văn học. Tư liệu chính là điểm xuất phát để nhà phê bình cĩ thể đưa ra những luận điểm chính xác, thuyết phục. Giả sử cĩ nhà nghiên cứu nào đĩ nhắm trước một đích đến thì khi tiếp xúc với tư liệu, anh ta sẽ phải điều chỉnh lại cách nhìn của mình cho phù hợp nếu khơng muốn rơi vào khiên cưỡng, áp đặt. Tư liệu tuy là một dạng tiềm năng nhưng

khơng dễ gì phục tùng trước những thiên kiến. Mọi luận điểm sẽ qua đi nhưng tư liệu thì cịn lại. Những cơng trình nhiều tư liệu bao giờ cũng sống lâu hơn những cơng trình chỉ cĩ luận điểm chay. Thật vậy, người đời sau sẽ khơng thể thấy được giá trị của những bài phê bình hay nhưng thiếu tư liệu đơn giản vì họ khơng tìm đâu ra văn bản được nhắc tới trong bài phê bình. Hơn nữa, những lời đánh giá, phân tích về các vấn đề văn hĩa đều chịu ảnh hưởng của quan niệm thời đại và các chuẩn mực xã hội đương thời nên nĩ cĩ thể khơng cịn giá trị khi lịch sử sang trang.

Tư liệu quan trọng là thế nên việc sưu tầm tư liệu, xử lý tư liệu, khái quát vấn đề trên cơ sở tư liệu là một việc rất cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Việc này nhiều lần được Đinh Gia Trinh đề cập trong các bài viết của mình. Khơng dừng lại ở việc lý giải những nguyên nhân dẫn tới sự thất lạc tư liệu ở Việt Nam, ơng nêu ra trách nhiệm của các nhà văn học sử và các nhà phê bình văn chương: cần phải tìm kiếm và lưu giữ những tác phẩm cũ của cha ơng để linh hồn

quốc gia khỏi mai một (xem bài Tính cách văn chương Việt Nam trước thời kỳ Âu hĩa). Ơng khuyến

khích người ta học chữ Hán để cĩ thể đọc được cổ văn trong nguyên tác ngõ hầu nắm bắt những

nghĩ suy của người xưa. Quán triệt tinh thần này, khi “đọc sách mới Ly Tao của Khuất Nguyên”,

ơng đề nghị Nhượng Tống nên để thêm phần nguyên văn chữ Hán cạnh bên để người đọc tiện đối chiếu.

Tất cả các bài viết của Đinh Gia Trinh đều tốt ra một tinh thần khoa học, một thái độ trọng thực tiễn. Đa phần các vấn đề ơng đưa ra đều được lý giải thấu đáo, cặn kẽ chứ khơng vu vơ, dở dang (vấn đề nghệ thuật phê bình, vấn đề dịch văn thơ, vấn đề trách nhiệm của các văn sĩ và nghệ

sĩ…). Trong bài Nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, ơng nhiều lần nhắc Nguyễn Bách Khoa: “Phải trọng sự quan sát xác thực, khách quan, phải quy phục sự kiện” [119, tr.323]. Bản thân

ơng cũng luơn làm việc một cách chặt chẽ, tỉ mỉ, dựa trên những dữ kiện chính xác để miêu tả lại đối tượng.

Bàn về cách phê bình của Trương Chính, Vũ Ngọc Phan viết: “lối phê bình của Trương Chính

đã bắt đầu kỹ càng và cĩ phương pháp. Sự khen chê của ơng đã cĩ căn cứ, khơng đến nỗi vu vơ như trong những bài phê bình của Thiếu Sơn, nghĩa là những chỗ hay, chỗ dở ơng đã chỉ ra rõ ràng, đã nĩi tại sao hay và tại sao dở” [78, tr.649]. Lời nhận xét này đã cho thấy cách nghiên cứu văn học

của Trương Chính khơng chỉ dựa trên những phán đốn trực cảm cịn là một cơng việc của sự chính xác và khoa học. Trương Chính đã biết phân tích những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm để khen chê chứ khơng dừng lại ở những nhận xét chung chung, thiếu sự chứng minh thường thấy trong các bài phê bình, điểm sách đầy rẫy trên sách báo lúc bấy giờ. Phần lớn những điều ơng nĩi đều cĩ lý lẽ

xác thực. Với giả thuyết của Trương Tửu “lối thơ lục bát khơng phải tự nhiên mà nĩ thành hình rõ

rệt như ta thấy bây giờ. Nĩ là cái điểm tiến hĩa cuối cùng của âm điệu Việt Nam sau rất nhiều trạng thể khác hiện vẫn cịn sĩt lại”, Trương Chính hồi nghi vì “thiếu chứng cứ vững” [104,

tr.940]. Liền đĩ ơng lấy thơ của Trần Tuấn Khải và Tản Đà làm phản chứng để bác bỏ luận điểm của Trương Tửu. Ý kiến của ơng rất đáng lưu tâm: nếu các biến thể của lục bát là những dấu tích của thể thơ này khi nĩ chưa tựu thành, thì tại sao lúc nĩ đã hiện nguyên hình rồi, người ta vẫn cịn vận dụng những trạng thể nhất thời – tất nhiên là chưa hồn tồn – của nĩ? Khi phân tích xung đột

khơng thể điều hịa giữa cũ và mới trong tác phẩm Đoạn tuyệt, khi bác bỏ những lý lẽ của Trương Tửu phê phán Nhung (Lạnh lùng) khơng biết hy sinh đời mình cho con, khi nhận xét Tuyết (Đời

mưa giĩ) cũng cĩ một linh hồn đáng cho ta trân trọng…, Trương Chính đều lập luận một cách chắc

chắn, sắc sảo trên cơ sở những dẫn chứng rút ra từ tác phẩm. Riêng ở trường hợp Thạch Lam, Trương Chính đã rơi vào vụn vặt, bắt bẻ chi li khi phê phán văn tài của Thach Lam bằng cách trích ra rất nhiều lỗi sai trong các câu văn cụ thể của tác giả này.

Người chú trọng nhiều nhất đến việc khảo dẫn tư liệu trong giai đoạn 1930 – 1945 cĩ lẽ là Vũ Ngọc Phan. Trong khi Hồi Thanh muốn thâu tĩm hồn thơ bằng lối hình tượng hĩa thay vì đi vào từng câu chữ cụ thể thì Vũ Ngọc Phan lại nép mình sau tác phẩm và trích dẫn dồi dào, ghi rõ xuất xứ, để các tác gia trực tiếp cất lên tiếng nĩi của mình với độc giả. Dẫn chứng của ơng đa phần là những bài thơ hay đoạn văn cĩ giá trị. Nhiều dẫn chứng trong số ấy đã trở thành tài liệu quý giá giúp chúng ta hình dung đầy đủ diện mạo văn học những năm đầu thế kỷ nhất là khi nguyên bản của

tác phẩm đã khơng cịn. Bài báo của Nguyễn Văn Tố bàn về truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự đăng trên Kỷ yếu của Hội Trí Tri Bắc kỳ – một tập nội san ít được biết đến – cĩ thể xem là một ví dụ

điển hình.

Vũ Ngọc Phan rất quan tâm đến tính chính xác của tư liệu. Với một tác phẩm được tái bản

nhiều lần, ơng chọn bản in sau cùng để chỉ ra những gì đã được sửa chữa (Nho giáo – Trần Trọng Kim, Một tấm lịng – Đồn Như Khuê…). Khi xem xét các sách biên khảo, ơng phê phán từng lỗi

sai trong việc biên chép thơ văn, câu đối của các nhà nghiên cứu (các bài về Nguyễn Văn Ngọc, Đồn Như Khuê…). Bàn về việc dịch thuật, ơng trích cả nguyên văn tiếng Pháp hoặc tiếng Hán để tiện việc so sánh (các bài về Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục, Đơng Hồ, Nguyễn Quang Oánh, Nguyễn Giang…). Ơng yêu cầu các tác giả phải nĩi rõ nguồn gốc, xuất xứ của văn bản mà mình

nghiên cứu (trường hợp Nguyễn Đỗ Mục với quyển Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải, Nguyễn Quang Oánh với quyển Ngâm khúc).

Vốn văn hĩa đọc chính là một trong những ưu thế quan trọng của Vũ Ngọc Phan. Ơng khơng

ngừng làm giàu kho tri thức của mình bởi “người làm nghề viết mà khơng đọc các nhà văn đồng

thời thì cũng chẳng khác nào người chèo thuyền chỉ biết cúi đầu nhìn vào khoang thuyền của mình, khơng biết đến giịng nước chảy quanh” [78, tr.29].

Nhờ biết chú ý đến những “giịng nước chảy quanh” nên trước khi đi vào tìm hiểu mỗi tác

phẩm đĩ. Để rộng đường dư luận, thay vì nêu ngay ý kiến của mình, ơng thường trích dẫn lý luận của nhiều tác giả và đối chiếu chúng với nhau nhằm làm sáng tỏ vấn đề (nhiều chỗ ơng trích dẫn

gần hai trang sách). Phê bình Nho giáo (Trần Trọng Kim), ơng khơng quên nhắc đến những bài báo của Phan Khơi trên Phụ nữ tân văn và quyển Phê bình Nho giáo Trần Trọng Kim của Ngơ Tất Tố. Trên cơ sở đĩ, ơng lý giải ý kiến của từng tác giả rồi mới rút ra kết luận: “Bộ Nho giáo của Trần

Trọng Kim thật đáng là một bộ sách học thuyết rất quý cho những người hiếu học muốn biết cái học căn bản của nước nhà” [78, tr.229]. Để khẳng định giá trị của Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần

Trọng Kim hiệu khảo, ơng đối chiếu nĩ với những bản hiệu khảo khác của Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Can Mộng… Nhờ biết khảo sát cẩn thận tất cả những thơng tin liên quan đến tác phẩm nên những bài viết của Vũ Ngọc Phan bao giờ cũng cĩ tính chính xác và độ tin cậy cao. Khi phê bình một tác giả, ơng thường kết hợp nhận xét luơn về những

lời phê bình của các tác giả khác với tác giả đĩ. Nhắc đến Giấc mộng con của Tản Đà, ơng nhớ ngay tới những lời phê bình “tuy cĩ nhiều chỗ đúng, nhưng cũng khơng khỏi cĩ điều khắc nghiệt” [78, tr.377] của Phạm Quỳnh. Nĩi về Người sơn nhân của Lưu Trọng Lư, ơng liền chỉ ra sự quá đáng

trong những lời khen ngợi mà Phan Khơi dành cho tác giả này. Đơi khi ơng trích dẫn quá nhiều, thành ra bài phê bình của ơng cĩ vẻ giống một bản tổng hợp tư liệu (ví dụ như các bài về Trần Trọng Kim hay Sở Cuồng…). Cĩ lúc ơng tỉ mỉ bắt bẻ từng câu chữ hay lỗi chính tả (ví dụ như các bài về Nguyễn Văn Ngọc, Đồn Như Khuê, Thiếu Sơn…) dẫn đến việc thấy điểm mà khơng thấy diện, thấy cây mà khơng thấy rừng.

Nhìn chung, việc sử dụng một lối phê bình gần gũi với phương pháp thực chứng đã mang đến màu sắc khoa học trên các trang văn của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh. Phương pháp này chính là cơ sở để các ơng cĩ thể đi đến bổ sung thêm những phương pháp khác phù hợp với sở trường của mình.

3.2.2. Phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học gắn với đặc trưng thể loại, cấu trúc tác phẩm và phong cách tác giả

Từ tập phê bình đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ Phê bình và Cảo luận của Thiếu Sơn đến

Dưới mắt tơi của Trương Chính, thể văn phê bình đã cĩ những chuyển biến khá rõ. Trong khi phong

cách phê bình của Thiếu Sơn vẫn cịn mang đậm dấu ấn của lối phê bình văn học phương Đơng cổ: giản ước, hàm súc, chỉ nhằm nắm lấy cái thần của tác giả hoặc tác phẩm hơn là bám vào nội dung và hình thức của văn bản tác phẩm mà phân tích thì Trương Chính đã bước đầu thực hiện phương pháp phê bình văn học của phương Tây, với những tiêu chí thơng thường: chủ đề, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật (văn tả người, văn tả việc, văn tả cảnh, văn tả tình) và cách giải quyết chủ đề. Cĩ thể ghi nhận đây là một bước tiến của thể văn phê bình trong việc phân tích tác phẩm bằng các yếu tố căn bản của cấu trúc tác phẩm. Nĩ đánh dấu sự hình thành của kiểu phê bình mang tính chun nghiệp.

Để mở đầu các bài phê bình, Trương Chính thường nêu nhận xét trực tiếp về tài năng của tác

giả hoặc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cĩ khi ơng khen ngợi hết mực: “Đến Trống

Mái, nghệ thuật Khái Hưng đã điêu luyện và hồn mỹ lắm” [104, tr.862]; cĩ khi ơng nhìn nhận một

cách chừng mực, xác đáng: “Ơng Vũ Trọng Phụng đã dùng tài phĩng sự của ơng để viết Giơng tố

Một phần của tài liệu đóng góp của vũ ngọc phan, trương chính, đinh gia trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 62 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)