QUAN NIỆM VĂN HỌC

Một phần của tài liệu đóng góp của vũ ngọc phan, trương chính, đinh gia trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 40 - 49)

Ý THỨC PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

2.1. QUAN NIỆM VĂN HỌC

Trong khi tiến hành cơng việc phê bình, bất cứ nhà phê bình nào cũng xác lập cho mình một điểm tựa – với phần lớn ý thức tự giác và một ít ý thức tự phát – gồm một hệ thống các quan niệm về văn học và những thao tác kĩ thuật để đi vào tác phẩm. Quan niệm văn học chính là cơ sở cho

hoạt động phê bình văn học. Ta cĩ thể tìm hiểu quan niệm văn học của một nhà phê bình qua những phát biểu trực tiếp của họ hoặc qua những đặc điểm tốt ra từ cách thức họ nghiên cứu tác phẩm.

2.1.1. Bản chất của văn học

Trong quá khứ, nghệ thuật văn chương ở Việt Nam nĩi riêng và ở phương Đơng nĩi chung thường làm việc cho đạo lý. Người ta quen quan niệm luân lý đi song hành với văn chương, do đĩ khía cạnh học thuật và giáo dục được quan tâm hơn là khía cạnh thẩm mỹ. Nĩi cách khác, cổ nhân cho rằng văn chương giá trị phải là văn chương vị đời. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Văn Siêu

đã viết: “Văn chương cĩ loại đáng thờ, cĩ loại khơng đáng thờ. Loại khơng đáng thờ là loại chỉ

chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Đến đầu thế kỷ XX,

Nguyễn Bá Học và Phạm Quỳnh cũng vẫn phân biệt văn chương thành hai loại: văn chương cĩ ích (thường là văn biên khảo hoặc tiểu thuyết luân lý) và văn chương chơi (thường là thơ văn trữ tình). Lẽ dĩ nhiên các ơng cổ xúy cho loại văn chương trên và bài xích loại văn chương dưới. Dường như trong suy nghĩ của một số người, việc sáng tác vì mục đích giãi bày cái tơi cá nhân hoặc vì khát khao hướng đến cái đẹp muơn thuở của hai từ Nghệ Thuật viết hoa là điều khơng thể chấp nhận. Họ đã khốc lớp áo của luân lý cho văn học mà khơng hề đếm xỉa đến bản chất sáng tạo của nĩ.

Quan niệm này đã bị nhiều nhà nghệ sĩ của giai đoạn 1930 – 1945, trong đĩ cĩ Vũ Ngọc Phan,

Trương Chính, Đinh Gia Trinh phản đối quyết liệt. Đinh Gia Trinh từng ngao ngán thốt lên: “muốn

cho người ta hăng hái, yêu hoạt động, được rồi, nhưng tại sao lại cứ lầm lẫn luân lý với nghệ thuật, một đạo sống với cái luật cảm xúc?” [119, tr.261]. Theo ơng, “nhà thơ bất cứ ở thời nào vẫn cĩ quyền được làm thơ và ca ngợi những cái gì đẹp. Cĩ lý nào đem tước bỏ trong các hồi bão của văn thơ cái mục đích dào dạt của tình cảm!” [119, tr.437]. Khơng ai phủ nhận tác dụng truyền tải đạo lý

của văn chương song đĩ chẳng thể là mục đích đầu tiên của người sáng tác. Nếu mỗi tác phẩm được viết ra chỉ nhằm minh họa hay cổ xúy cho lợi ích của giai cấp thay vì phụng sự cho cái đẹp thì sẽ khơng thể nào cĩ những áng văn cịn mãi tới muơn đời. Ở điểm này, người viết rất tán thành với

luận điểm của Hồi Thanh: “Một bài văn hay là một bơng hoa. Làm sao người ta lại cứ ép bơng hoa

thành quả là nghĩa gì? (…). Một tác phẩm đẹp tức là đã cĩ ích cho người xem rồi” [98, tr.38-41].

Bản thân cái đẹp đã là một giá trị. Nếu chỉ quan tâm đến tính giáo hĩa thay vì tính thẩm mỹ thì cái mà chúng ta nhận được sẽ là những bài báo, những lời kêu gọi hay xã luận chứ chưa phải văn chương đích thực.

Cùng một cách nghĩ như Hồi Thanh, trong quyển Trên đường nghệ thuật, Vũ Ngọc Phan tỏ bày: “viết cĩ thể gọi là một nghệ thuật đem phơ diễn những cái mình quý nhất, những cái mình u

nhất, những cái mình ham thích nhất, say sưa nhất trong trí não mình lên tờ giấy trắng” [79, tr.9].

Văn chương là tiếng nĩi của tình cảm, của lịng yêu tha thiết cái đẹp. Với Vũ Ngọc Phan, “các nhà

trong nhân sinh, trong cảnh vật” [79, tr.185]. Để làm được điều đĩ, nhà văn phải cĩ khả năng phát

hiện và cĩ cái nhìn độc đáo, sáng tạo.

Cĩ thể nĩi bản chất của văn chương là sáng tạo, và chỉ sáng tạo mới đĩng gĩp cho sự phát triển của văn học nước nhà. Tác phẩm văn chương khơng phải là phương tiện (cho dù là để phục vụ

mục đích gì), trái lại nĩ cĩ những mục đích tự thân của nĩ và nhờ những mục đích tự thân này mà

nĩ tồn tại bất chấp những quy luật nghiệt ngã của dịng chảy thời gian. Người ta đọc một cuốn sách là để tìm kiếm những cảm giác mới mẻ, lạ lùng hoặc đau thương, hùng dũng chứ nào phải để tìm kiếm một bài học về luân lý. Văn chương khác luân lý ở chỗ nĩ khơng phải những lời răn dạy về đạo sống, nĩ khơng chỉ dẫn người ta phải làm thế này hay thế nọ. Văn chương là sự kết tinh những rung động của nhà nghệ sĩ trước cái Đẹp vĩnh cửu, trước những buồn vui muơn thuở của Con Người viết hoa. Chính vì vậy văn chương phải làm lay động những dây tơ sâu thẳm nhất trong tâm hồn độc giả rồi mới cĩ thể tác động đến cách cảm, cách nghĩ của họ. Nĩi cách khác, nếu khơng tạo được sự rung cảm thì dù chứa đựng một nội dung vĩ đại đến đâu, thơng điệp của người sáng tác vẫn khơng

được người đọc tiếp nhận. Đúng như Trương Chính nhận xét: “Nếu nghệ thuật kém thì những tư

tưởng rất hay của tác giả cũng khơng cĩ một ảnh hưởng nào hết” [104, tr.905]. Ý thức được điều

này nên mặc dù đề cao mối quan hệ giữa văn chương và xã hội nhưng Trương Chính khơng rơi vào cực đoan, tuyệt đối hĩa giá trị nội dung và lãng quên giá trị nghệ thuật, ơng luơn luơn khẳng định:

“nghệ thuật phải cho ra hồn nghệ thuật đã” [104, tr.905]. Với quan niệm ấy, tác phẩm văn chương

khơng cịn mang tính chất truyền tải đạo lý thuần túy như trước kia. Nĩ được khu biệt khỏi những hoạt động khác của con người như sử học, triết học và thậm chí cả báo chí. Nĩi đến văn chương

chính là nĩi đến cái tuyệt mỹ. “Về nghệ thuật thì sự thành cơng là kết quả của ma luyện cơng phu,

và nếu khơng đạt tới sự tuyệt mỹ thì chỉ là bỏ đi” [119, tr.419]. Văn chương quý hồ tinh bất quý hồ

đa. Sinh thời Vũ Ngọc Phan từng viết: “Sống đến một trăm hai mươi tuổi mà chỉ lưu lại cho người

đời một thứ văn chương bã mía, thì anh chàng ấy là anh chàng đã lạc bước vào đường nghệ thuật, nghề văn đáng lẽ khơng phải là nghề của anh” [79, tr.197]. Chẳng cĩ hai dây đàn cùng một tiếng

ngân, hai con chim cĩ chung giọng hĩt. Sáng tác là thốt khỏi những khuơn phép tầm thường, những sáo ngữ ồn ào, những tình cảm dễ dãi để nắm bắt và diễn tả chính xác điệu hồn u uẩn, tinh tế của cá nhân mình. Khi khơng thể trao cho tác phẩm một hình hài đặc sắc, một ý tưởng độc đáo thì tốt nhất là đừng nên theo đuổi nghiệp văn. Thế cũng đã là làm một việc cĩ ích cho đời.

Đề cao đặc tính thẩm mỹ của văn chương, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh khơng chỉ muốn đối thoại với quan điểm nghệ thuật truyền thống mà cịn muốn đối thoại với quan điểm mácxít đương thời khi cĩ những nhà mácxít như Hồng Tân Dân đưa ra những luận điểm hết

sức cực đoan: “Phải giác ngộ chính trị thì mới sáng tác và thưởng thức được thi ca” [123, tr.141].

chiến sĩ ưu tú nhất chính là những nhà văn xuất sắc nhất của thời đại cịn những người nơng dân chân lấm tay bùn, quanh năm khơng bước khỏi lũy tre làng thì chẳng cĩ khả năng thưởng thức văn học? Hẳn khơng khí của cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 – 1939 đã đẩy nhiều người tới chỗ quá khích. Thời gian sẽ giúp họ cĩ được cái nhìn mềm mỏng và đúng đắn hơn.

2.1.2. Sứ mệnh của văn học

“Thi dĩ ngơn chí, văn dĩ tải đạo”. Người xưa quan niệm thơ ca dùng để tỏ lịng, nĩi chí, di

dưỡng tinh thần, giữ gìn phong hĩa, khuyên điều thiện, răn điều ác, nĩ chính là cơng cụ giáo hĩa con người. Kế thừa quan niệm đĩ, nhiều người tiến tới đồng nhất văn học và luân lý, coi chúng là những hiện tượng giống nhau về bản chất và chức năng. Họ yêu cầu nhà văn phải đồng thời là một nhà đạo đức, đảm đương sứ mệnh cải tạo xã hội. Như một cách phản ứng lại với lối nghĩ này, Thiếu

Sơn tuyên bố: “Người nào muốn sống với văn chương trước hết phải biết giải phĩng linh hồn, phải

thốt ly được với hết thảy những thành kiến về luân lý, về xã hội, về chính trị, về tơn giáo mà chỉ biết cĩ nghệ thuật mà thơi” [123, tr.143] . Cùng ý kiến với Thiếu Sơn, Hồi Thanh phân biệt con

người sáng tác và con người cơng dân: “Nhà văn là một người sống giữa xã hội, cố nhiên phải tùy

sức mình làm hết phận sự đối với xã hội; tơi muốn nĩi nhà văn cĩ lúc phải bênh vực kẻ yếu chống lại sức mạnh của tiền tài, của súng đạn nhưng trong lúc đĩ nhà văn khơng làm nhà văn nữa mà làm cái phận sự của một người cầm bút mà thơi” [59, tr.34]. Những ý kiến trên cĩ phần siêu hình và cực

đoan. Siêu hình trong chia tách các giá trị rồi cực đoan trong việc tơn thờ các giá trị văn chương. Nhà văn là một phần tử của xã hội, lớn lên trong xã hội, lẽ nào lại khơng chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố chính trị, tơn giáo, luân lý, đạo đức… Làm gì cĩ một thứ văn học tách bạch hồn tồn với đời sống, nhất là khi đời sống cịn đang đầy rẫy phiền lo như tình hình xã hội nước ta những năm đầu thế kỷ. Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nảy sinh từ đời sống và lẽ dĩ nhiên nĩ khơng thể thốt ly mà phải quay trở lại tác động vào đời sống. Chính vì nhận thức được điều này, trên những trang viết của mình, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh đều đề cập đến mối quan hệ giữa văn sĩ, tác phẩm và xã hội.

Vũ Ngọc Phan cho rằng “tiếng nĩi của một nước là hồn của nước ấy” [78, tr.434] mà văn

chương lại là hình thức phát triển cao nhất của tiếng nĩi, nên lẽ dĩ nhiên văn chương của dân tộc nào phải là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc ấy. Vẫn biết văn chương là những sáng tạo mang tính cá nhân. Những tác phẩm giá trị bao giờ cũng thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm độc đáo của riêng một người. Thế nhưng đâu phải trong đời khơng cĩ mình, trong tơi khơng cĩ ta. Khí chất dân tộc là một cái gì đĩ rất đặc biệt. Nĩ vừa trừu tượng, xa xơi, khĩ hiểu lại vừa giản dị, gần gũi, dễ hiểu. Một con người sinh ra và lớn lên giữa cộng đồng bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng và tương tác nhất định với cộng đồng. Mỗi người là một cá thể khác nhau nhưng tập hợp những người sống trên cùng một lãnh thổ lại cĩ thể tạo thành một dịng chảy văn hĩa riêng khu biệt với các dịng chảy

khác. Cái chung của dân tộc và cái riêng của thời đại luơn đan xen, hịa lẫn trong con người. Nhờ vậy, những buồn vui xa xưa đã ngưng đọng trên trang giấy vẫn cĩ thể làm thế hệ hơm nay thổn thức. Năm tháng trơi đi, những gì đã được văn học lưu giữ vẫn khơng hề xưa cũ. Vũ Ngọc Phan tin tưởng văn chương đã ghi dấu lại cả một thời quá vãng và nhiệm vụ của mỗi nhà văn là phải khơng ngừng nắm bắt những biến đổi tế vi, sâu sắc của tâm hồn dân tộc để tiếp tục diễn tả một cách trọn vẹn hình ảnh cuộc đời Việt Nam, con người Việt Nam trong tác phẩm của mình. Chỉ khi ấy văn

chương mới thực sự là “thứ văn chương đáng quý” – “văn chương phụng sự quốc gia” [79, tr.32]. Cĩ thể thấy Vũ Ngọc Phan rất đề cao vai trị của văn chương. Ơng quan niệm “văn chương tuy

khơng bổ ích trực tiếp cho người đời như cơm gạo, nhưng nĩ chính là một thứ đồ ăn về đường tinh thần của một dân tộc văn minh; nĩ chính là hồn của một dân tộc biết suy nghĩ, biết nhận xét và luơn luơn cĩ cái hy vọng chen vai thích cánh với những dân tộc hùng cường trên thế giới. Một dân tộc khơng biết trọng văn chương của mình chỉ cĩ thể là một dân tộc man di hay sắp đến ngày diệt vong” [78, tr.1261].

Cách diễn đạt giản dị, nơm na đã cho thấy tác dụng thiết thực của văn chương đối với cuộc

sống con người. Đĩ là “một thứ đồ ăn về đường tinh thần” – thứ đồ ăn cĩ tính chất vĩnh viễn chứ khơng nhất thời. Cơm gạo chỉ giúp người ta no bụng trong chốc lát cịn dịng nước ngọt mà văn

chương đem lại cĩ thể tưới mát tâm hồn độc giả đến suốt cuộc đời. Giá trị của văn chương chân

chính sẽ đo bằng thiên thu chứ khơng phải chỉ bằng khoảnh khắc. Thực tế đã chứng minh văn

chương chính là một trong những yếu tố giúp con người trở nên nhân bản hơn. Sự phát triển của văn chương cho thấy sự phát triển của trí tuệ dân tộc. Khơng một dân tộc văn minh nào lại thờ ơ với thi ca, hờ hững với nghệ thuật ngơn từ. Và những dân tộc mà tiếng nĩi chưa phát triển chính là những dân tộc dễ bị tiêu vong nhất.

Thấy được những ảnh hưởng về mặt tinh thần của văn chương đối với người đọc, Vũ Ngọc

Phan thường phê bình tác phẩm dựa trên tác dụng của nĩ đối với xã hội. Tuy nhiên “chất xã hội”

trong những bài phê bình của Vũ Ngọc Phan vẫn khơng đậm nếu so với Trương Chính. Vũ Ngọc Phan dành cảm tình cho khá nhiều loại văn học trong khi Trương Chính khơng ngần ngại nĩi về sở

thích của mình: “Tơi thích văn chương tranh đấu. Tơi đặt nĩ trên văn chương tâm lý vì tơi thấy rằng

văn chương cũng là một khí giới mầu nhiệm để cải tạo xã hội.” [104, tr.904]

Nhận định này gợi nhắc đến lời mở đầu tập Giĩ đầu mùa của Thạch Lam: “Đối với tơi, văn

chương khơng phải là một cách đem đến cho người đọc sự thốt li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta cĩ, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lịng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” [104, tr.619].

Nội dung cĩ phần giống nhau nhưng cách phát biểu thì nhiều nét khác biệt. Thạch Lam mềm mỏng, nhẹ nhàng với một câu văn nhiều mệnh đề cịn Trương Chính mạnh mẽ, quyết liệt với những vế câu

dứt khốt. Bao giờ cũng vậy, Trương Chính luơn hùng hồn khi diễn đạt, sắc sảo khi tỏ bày quan niệm. Cĩ cảm giác nhiệt huyết của ơng với văn chương và xã hội trào dâng như từng lớp sĩng khơng ngừng xơ tới. Nĩ khiến ơng cĩ đủ dũng khí để tuyên ngơn và sống theo những tuyên ngơn của mình. Trương Chính khơng phải người duy nhất nĩi đến sứ mệnh cải tạo xã hội của văn chương nhưng cách tuyên bố của ơng vẫn làm người đọc ấn tượng:

“Bổn phận của ta là phải soi sáng những ĩc cổ hủ ngu dốt. Nhà nghệ sĩ khơng cĩ quyền đứng

ngồi xã hội, ẩn nấp trong tháp ngà để hưởng hạnh phúc mình một cách ích kỷ và khốn nạn. Đời của ta cĩ liên can tới đời của mọi người. Vả lại, nếu nhà thi sĩ gọt được một câu thơ hay, nhà điêu khắc tạo được một tác phẩm cĩ giá trị, nhà hội họa tơ được một bức tranh thần tình, mà trong lúc ấy xung quanh họ bao nhiêu người vẫn phải cố sống trong cảnh lầm than cực nhục, thì cơng trình của họ cũng là cơng trình bỏ đi. Tơi tưởng cái vấn đề nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh đã kết liễu từ lâu và bây giờ khơng ai cứng đầu khơng chịu hiểu rằng nghệ thuật sẽ là một sự mỉa mai nếu mục đích của nĩ khơng phải là nâng cao trình độ sinh hoạt của nhân loại” [104,

Một phần của tài liệu đóng góp của vũ ngọc phan, trương chính, đinh gia trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)