Ý THỨC PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
2.2. QUAN NIỆM VỀ CƠNG VIỆC PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Mỗi một phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học được sử dụng bao giờ cũng gắn với những quan điểm về mỹ học, về tác phẩm văn học, về cơng việc phê bình, nghiên cứu văn học... Nĩi cách khác những quan điểm khi phê bình, nghiên cứu văn học sẽ quyết định cách thức phê bình, nghiên cứu văn học. Và cách thức phê bình, nghiên cứu văn học sẽ quyết định thành quả phê bình, nghiên cứu văn học. Ý thức sâu sắc điều này, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh đã nhiều lần nêu lên những lý thuyết và tơn chỉ phê bình, nghiên cứu văn học của mình. Qua những lý thuyết và tơn chỉ này, ta thấy các ơng đều là những nhà phê bình, nghiên cứu văn học cĩ tâm huyết, am hiểu nghề và cĩ trình độ lý luận văn chương vững vàng.
2.2.1. Bản chất của phê bình, nghiên cứu văn học
Phê bình văn học cũng là một phương diện của tiếp nhận văn học. Tuy nhiên khơng phải hễ cĩ tiếp nhận là cĩ phê bình. Phê bình là trình độ cao của tiếp nhận, nĩ là một sự tiếp nhận cĩ ý thức và cĩ phương hướng. Vì vậy, phê bình chỉ ra đời khi hội đủ những điều kiện cần thiết. Trước hết, đĩ là việc xác định một quan niệm về văn học để phân biệt với các lĩnh vực khác như: sử học, triết học, báo chí… Thứ đến là việc hình thành một lớp cơng chúng thật sự quan tâm tới văn học. Mãi đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, những điều kiện này mới cĩ ở nước ta. Thế nên từ đĩ văn học Việt Nam mới được chứng kiến sự xuất hiện của một nền phê bình bắt đầu mang tính hiện đại hĩa. Phê bình dần trở thành một nghề trong xã hội. Số người tham gia hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học khơng phải là ít. Đáng nĩi là nhiều người trong số ấy vẫn khơng thực sự hiểu về bản chất của hoạt động này. Hoặc họ nghĩ rằng phê bình là cơng việc kiêm nhiệm, phụ thêm của những người làm báo, làm văn, hoặc họ cho rằng chỉ những ai khơng đủ khả năng sáng tác mới đi viết phê bình. Cĩ thật vậy khơng?
Đặt tên tác phẩm của mình là Nhà văn hiện đại và phê bình cả những nhà biên khảo, nhà phê
bình trong tác phẩm ấy chứng tỏ Vũ Ngọc Phan đã xem biên khảo và phê bình cũng là những hoạt
động cĩ đặc thù như sáng tác văn học. Cĩ lần ơng trực tiếp phát biểu: “Nhà văn đều là những người
đi tìm cái đẹp, cái đẹp trong sự thực, cái đẹp trong mơ mộng, trong tư lự, trong nhân sinh, trong cảnh vật, vậy khi đọc tác phẩm của một nhà văn, nhà phê bình cũng là một nhà văn, nên cũng cĩ xu hướng tìm cho ra cái đẹp ấy” “để mà ngợi khen một cách chính đáng, cho người đời được biết mà thưởng thức” [79, tr.185].
Ở lời tựa cho cuốn Dưới mắt tơi, Văn Ngoạn nhận xét Trương Chính là người đã thực hành một “lối văn phê bình nằm trong địa hạt văn học và nghệ thuật” [104, tr.842]. Ơng cũng đem lối
văn phê bình “chân chính” này của Trương Chính đối lập với lối văn phê bình “thiện Tây” nhiều
màu sắc khoa học của Trương Tửu [104, tr.842].
Trong bài viết Nghệ thuật phê bình, Đinh Gia Trinh coi phê bình “là một cơng việc sáng tác,
sáng tác nhân dịp những sáng tác của người khác” [119, tr.157]. Ơng nhấn mạnh: “Phê bình cũng là một nghệ thuật, cĩ một nghệ thuật phê bình. Khi phê bình đã được nâng lên giá trị một nghệ thuật thì tất cả những rẻ rúng bất cơng đối với nĩ đều là vơ lý” [119, tr.155].
Các ý kiến trên cho thấy cả ba nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh
đều xem phê bình và nghệ thuật là cùng một mục đích, một tính cách: hướng đến cái đẹp, tức là
chúng chỉ khác nhau về hình thức (văn thể, lối viết), cịn về bản chất thì đồng nhất. Nhà phê bình như vậy cũng là nhà nghệ sĩ, anh ta sống với tác phẩm, cảm thụ tác phẩm cũng như cách nhà văn sống và cảm thụ cuộc đời. Cả hai đều đi tìm những giá trị chân thiện mỹ nhưng một bên thì trình bày các giá trị đĩ thơng qua những bức tranh đời sống, cịn một bên thì đào sâu và nối dài ý nghĩa của các giá trị đĩ bằng ngơn ngữ chính luận. Trong cách nghĩ này cĩ âm vọng câu nĩi nổi tiếng của
Hồi Thanh: “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình”
[98, tr.26].
Vì phê bình chính là một nghệ thuật nên khi phê bình một quyển sách, bên cạnh việc nĩi cho
đúng cịn cần phải nĩi cho hay nữa. Là một lối nghệ thuật gián tiếp, một lối nghệ thuật lấy nghệ thuật làm tài liệu, phê bình khơng thể nào thốt ly những đặc trưng của nghệ thuật nĩi chung và văn học nĩi riêng. Hoạt động sáng tác cĩ những yêu cầu khắt khe về hai mặt nội dung và hình thức thì hoạt động phê bình cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Phê bình cũng là một thứ văn. Một bài văn
phê bình cũng cần cĩ cái đặc sắc của nĩ. Phê bình phải là tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp bằng cái
đẹp. Nếu khơng thể đem đến cho văn chương những điều mới mẻ thì tốt nhất anh hãy gác bút như một cách chứng tỏ lịng yêu nghệ thuật. Tương tự như vậy, nếu khơng thể cho người khác một bài học về trơng nhìn và thưởng thức thì đừng nên hạ bút phê bình làm gì. Phê bình khơng phải là lĩnh vực của những kẻ chỉ biết chờ đợi để ăn theo cơng việc sáng tác. Nhà phê bình chân chính phải gieo mỹ cảm vào lịng người đọc bằng bản lĩnh nghệ thuật và giọng điệu riêng của mình.
Ở điểm này, Đinh Gia Trinh cĩ một nhận xét rất đáng chú ý: “Khi phê bình ta cũng đem tâm
hồn ta ra phơ bày với cơng chúng”, “tâm hồn nhà phê bình cĩ đặc sắc nhường nào thì nghệ thuật phê bình cĩ giá trị ngần ấy” [119, tr.159]. Sáng tác là bày tỏ một cách nhìn, cách nghĩ. Đến lượt
mình, phê bình là bày tỏ một cách cảm, cách hiểu. Nếu khơng cĩ những rung cảm thật sự thì càng tỏ
ra uyên bác càng rởm. Nhà phê bình khơng đĩng vai trị kẻ bề trên xem xét tác phẩm mà họ phải là những người đồng hành, tri âm tri kỷ với nhà văn. Hiểu một tấm lịng khơng cĩ cách gì tốt hơn là dùng một tấm lịng. Nhà phê bình phải bằng nhãn quan tinh tế và sự nhạy cảm nghệ thuật của mình
để phát hiện ra những cái hay, cái đẹp, những điều tới và chưa tới, nên và khơng nên trong tác phẩm. Từ đĩ họ mới đảm nhiệm được vai trị kẻ định hướng cho người đọc.
Tĩm lại, thuộc lĩnh vực tiếp nhận nhưng phê bình khơng dừng lại ở hành động đọc thuần túy như của độc giả mà đi tiếp tới hành động viết như của nhà văn. Chính vì vậy cĩ thể quan niệm mỗi nhà phê bình cũng chính là một nhà nghệ sĩ đích thực và phê bình cũng là một loại sáng tác văn học, một cách để bộc lộ tâm hồn, tài năng và phơ bày những gì tinh túy nhất của cõi lịng.
2.2.2. Sứ mệnh của phê bình, nghiên cứu văn học
Hiện nay vẫn cịn khơng ít người quan niệm phê bình chẳng qua chỉ là cơng việc kí sinh đối với sáng tác. Họ ví nhà phê bình như một cây tầm gửi hay một tên hầu lẽo đẽo chạy theo sáng tác nhưng khơng bao giờ đuổi kịp. Thậm chí cĩ người cịn cho rằng nhiệm vụ của phê bình là điểm sách, giới thiệu sách, giúp cho số lượng sách mới được bán ra càng nhiều càng tốt. Cách suy nghĩ nơng cạn ấy biểu hiện một sự kém cỏi về văn hĩa. Nĩ khơng chỉ ra được sứ mệnh thật sự của phê bình – điều mà các nhà nghiên cứu văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã bàn đến khá nhiều.
Trương Chính đặc biệt đề cao vai trị của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Ơng cho rằng
nhiệm vụ của họ là “chỉ cho ta biết tác phẩm ấy hay ở chỗ nào, dở ở chỗ nào, thành ở chỗ nào,
hỏng ở chỗ nào”, trên cơ sở ấy, “nâng giấc những tài năng mới phát triển”, đánh đổ dư luận sai lầm
đối với những kiệt tác, “trừ thải những cây bút khơng tương lai, sắp đặt lại thứ bực đích đáng cho
các nhà văn” [104, tr.841].
Quan điểm này cũng giống quan điểm của phần lớn các nhà phê bình, nghiên cứu văn học
đương thời. Ai đã đọc Nhà văn hiện đại sẽ nhận thấy Vũ Ngọc Phan rất chú trọng việc chỉ ra những
chỗ tốt xấu hay dở trong tác phẩm và trả lời xem tại sao hay, tại sao dở. Đây là căn cứ để ơng xét
nhận khuynh hướng và tính chất văn học, “đốn định về sự tiến hĩa và bước đường tương lai của
nhà văn” [78, tr.11], từ đĩ “tạm định giá và định vị các nhà văn hiện đại trong văn giới Việt Nam và hướng dẫn người ham chuộng văn chương khi đọc các văn phẩm thời nay” [78, tr.1261], đồng thời
“nhận cho rõ trào lưu, tình hình xã hội và những xu hướng về tinh thần, về vật chất, về chính trị, về
tơn giáo mà tác phẩm của họ chỉ là những tấm gương phản chiếu” [78, tr.30].
Điểm khác biệt giữa Vũ Ngọc Phan và Trương Chính cĩ lẽ là Vũ Ngọc Phan khơng đặt ra cho mình nhiệm vụ phát hiện những tài năng mới. Ơng phân chia các nhà văn đương thời làm hai loại.
Một là “những người giữ chức vụ hướng đạo” và hai là “những người theo trào lưu” [78, tr.30].
Chủ trương của ơng là chỉ phê bình những nhà văn loại một – những người cĩ ảnh hưởng thực sự
đến tiến trình hiện đại hĩa văn học. Đĩ là “những người viết văn xuơi hay văn vần, cĩ tính cách vĩnh
viễn, đăng trong các báo chí hay trong những sách đã xuất bản, mà điều cốt yếu là những văn phẩm của họ đã được người đồng thời chú ý” [78, tr.32]. Ơng lấy tính cách văn chương và sự chú ý của
Quả thực chỉ cách lựa chọn chặt chẽ như vậy mới khơng làm mất đi ý nghĩa của danh xưng nhà văn
hiện đại.
Khi phê bình Nguyễn Văn Tố, Vũ Ngọc Phan viết: “Nhà phê bình cũng là một nhà văn, cũng
là một nghệ sĩ, vậy sao nhà phê bình khơng đi tìm cả cái hay, cái đẹp để cho người đời hiểu một văn phẩm, một thi phẩm hơn nữa? Đĩ mới là giúp cho sự tiến hĩa của văn chương, nghệ thuật một cách đầy đủ. Những nhà văn mới mong cĩ người nâng đỡ cho tác phẩm của mình được thấy ánh sáng mặt trời” [78, tr.329]. Câu cuối trong nhận định này phần nào đã đề cao phê bình một cách thái quá.
Giá trị của tác phẩm phải đâu là do nhà phê bình quyết định. Phê bình là chiếc cầu nối trung gian giữa tác giả và cơng chúng, giữa tác phẩm và người đọc khơng cĩ nghĩa là bất cứ mĩn ăn tinh thần nào mà các nhà phê bình giới thiệu cũng sẽ được cơng chúng đĩn nhận nồng nhiệt. Phê bình khơng quyết định sinh mệnh của văn học, phê bình chỉ giúp cho sự tiếp nhận của độc giả trở nên cĩ định hướng cụ thể và sâu sắc thêm lên cũng như phản hồi lại những phản ứng của cơng chúng với người sáng tác.
Làm cách nào mà nhà phê bình cĩ thể đem lại những khối cảm thẩm mỹ trong thưởng thức
nghệ thuật cho cơng chúng? Đinh Gia Trinh đã trả lời câu hỏi ấy như sau: “Nhà phê bình tái tạo cả
cái thế giới tinh thần trong đĩ tác giả đã sống, khiến độc giả cũng rung động trong cái bầu khơng khí ấy, cũng sống những băn khoăn, những hồi hộp, những cảm xúc của nhà thi sĩ hoặc của triết gia, đem tâm hồn mình hịa với tâm hồn tác giả để hiểu những biến trạng, những hiện tượng của tâm hồn ấy. Kẻ cĩ tài dùng chiếc đũa thần khơi nguồn cảm xúc của độc giả thơng với nguồn cảm xúc của tác giả, ấy là nhà phê bình” [119, tr.156]. Như vậy thiên chức của nhà phê bình là giảng
giải phân tích, làm rõ rệt các manh mối tư tưởng, tính tình của tác giả rồi định giá những tư tưởng, tính tình ấy để mà khen chê. Nhà phê bình cĩ nhiệm vụ chỉ cho người ta thấy cái nghĩa lý của câu truyện, chỗ dụng ý của tác giả, cái nghệ thuật của người sáng tác và cái văn thể của cuốn sách. Cần lưu ý rằng khơng phải mọi nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình đều bảm đảo tính chính xác, thuyết phục. Nhà phê bình dù tài năng đến mấy cũng chịu những giới hạn nhất định về hồn cảnh lịch sử, về nền tảng văn hĩa và cả về thiên kiến thẩm mỹ.
Muốn hồn thành thiên chức của mình, nhà phê bình cần cĩ một học vấn bao quát, một trí tuệ
mẫn tiệp, một tâm hồn nghệ sĩ và một năng lực cảm hội rất mạnh mẽ để hiểu được nhiều tác giả, lĩnh hội được nhiều tư tưởng, sống được nhiều trạng thái tinh thần khác nhau. Ngồi ra cịn cần phải cĩ văn tài để giữ được chất văn chương trên trang viết. Chỉ văn chương thực sự mới cĩ thể làm say lịng khách văn chương. Yếu tố thẩm mỹ chính là điều làm cho phê bình văn học cũng là văn học và nhà phê bình cũng là nhà văn.
Phê bình, nghiên cứu văn học là một cơng việc nhiều khĩ khăn, đồng thời cũng là một cơng việc cĩ sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Nĩ gĩp phần phát hiện những giá trị
tiềm ẩn của tác phẩm, dự báo khuynh hướng phát triển trong tương lai của người sáng tác hoặc phong trào sáng tác, đồng thời bồi bổ thị hiếu cho cơng chúng. Với cách suy nghĩ này, phê bình, nghiên cứu văn học khơng cịn là hoạt động mang tính thù tạc, thu hẹp trong phạm vi giao lưu giữa các nhà văn với nhau như thời trung đại mà đã trở thành một cơng việc chuyên nghiệp cĩ mục đích hướng đến đơng đảo bạn đọc.
2.2.3. Yêu cầu đối với cơng việc phê bình, nghiên cứu văn học
Phê bình là một loại văn cĩ tính cách chủ quan nhưng khơng phải là khơng cĩ nguyên tắc. Nhà phê bình, như các nghệ sĩ khác, cũng cần phải học nghề của mình và quan niệm rõ những yêu cầu, luật lệ của nghề mình.
2.2.3.1. Phải phê bình từ gĩc độ nghệ thuật
Kế thừa cách nhìn truyền thống của văn học trung đại, một số nhà phê bình nửa đầu thế kỷ XX đề cao vai trị của văn học ở khía cạnh học thuật và giáo dục. Họ quan niệm văn học trước hết phải là phương tiện giáo hĩa con người. Từ đĩ, khi phê bình, nghiên cứu tác phẩm, họ thiên về đi tìm bài học đạo đức hơn là các vấn đề khác. Một biểu hiện cực đoan của điều này là họ đã căn cứ vào những chuẩn mực luân lý nhất định, xem đĩ là thước đo phổ biến để phán đốn giá trị tác phẩm. Lối phê bình ấy vơ hình trung đã khiến văn chương khơng được nhìn nhận đúng với bản chất của nĩ. Giá trị hiện thực và cấu trúc nghệ thuật bị lãng quên trong khi nội dung tư tưởng và chủ đích luân lý lại được đề cao quá mức.
Nhận thức được văn chương khơng phải là tên thị tỳ của luân lý, văn chương tồn tại vì những mục đích tự thân của mình, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh hết sức bác bỏ việc định
giá văn chương dựa vào những cái bên ngồi nĩ: “muốn chê bai sách họ chỉ cần vạch rõ cái “khơng
nghệ thuật”, làm chi phải long trọng đứng trên lập trường đạo đức để lên tiếng. Vẫn biết phê bình một tác phẩm khơng bỏ hẳn ra một bên được cái vấn đề luân lý của các nhân vật trong truyện, nhưng chỉ theo luân lý mà định giá các tác phẩm nghệ thuật thì thật là thất sách” [119, tr.160-161].
Người ta vẫn cĩ thể đứng về phương diện xã hội hay phương diện triết lý, đạo đức mà phê bình một