Những kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP, HỘI TỤ (Trang 51 - 54)

7 Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets

3.2Những kinh nghiệm cho Việt Nam

Có thể thấy tiến trình hội tụ kế toán quốc tế là hướng đi tích cực đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế nhưng quá trình đó cũng đầy cam go và phức tạp. Việt Nam cần phải nhận định đúng đắn tình hình để có những lộ trình thích hợp, đáp ứng phát triển kinh tế.

Hệ thống kế toán Việt Nam chịu tác động bởi nhiều yếu tố tụ hội từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa. Theo thời gian, mức độ chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố đã dần hình thành hệ thống kế toán Việt Nam mang bản sắc riêng.

Hệ thống kế toán Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản: hệ thống kế toán được qui định thống nhất từ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản và các BCTC; hệ thống kế toán còn chịu ảnh hưởng của các qui định về thuế; hệ thống kế toán liên quan đến ghi nhận và đo lường đảm bảo tính tuân thủ thể hiện qua việc ghi nhận giá gốc đối với các tài sản, hạn chế các xét đoán theo giá hợp lý và mức độ trình bày và công bố thông tin trên BCTC còn hạn chế, mang tính bảo thủ. Như vậy, có thể thấy hệ thống kế toán Việt Nam do Nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán, không những thế kế toán còn chịu ảnh hưởng bởi các qui định của thuế.

Từ thực trạng xu hướng hội tụ kế toán quốc tế kết hợp những đặc điểm cơ bản trong hệ thống kế toán Việt Nam, cho thấy khó có thể áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam. Hệ thống IAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát triển nhưng chưa phù hợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn đầu, nên tiếp cận theo xu hướng hoàn hợp theo khu vực mà cụ thể là khu vực đối với các công ty niêm yết. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Theo đó, hệ thống CMKT Việt Nam có thể bao gồm hai phần, một phần dành cho các công ty niêm yết, phần còn lại cho các công ty không niêm yết. Đối với các công ty niêm yết, CMKT được thực thi theo các IAS/IFRS. Riêng đối với các công ty không niêm yết áp dụng các CMKT Việt Nam hiện hành nhưng theo hướng giản lược những nội dung phức tạp trong chuẩn mực. Điều này thể hiện sự hài hòa, linh hoạt nhằm tránh những biến động nhưng đảm bảo cho tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không những với hoạt động tài chính nhà nước mà còn vô cùng cần thiết đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên để giúp cho việc thu thập, ghi chép và truyền đạt thông tin một cách tốt nhất hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định kinh tế, kế toán cần phải được hệ thống hóa, chuẩn mực hóa thành những quy định mang tính mực thước. Những quy định này hiện hữu trong hầu hết các quốc gia trên thế giới nhưng không phát triển đơn độc mà luôn phản ánh môi trường kinh doanh, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Chính sự khác biệt này nên nội dung, phương pháp xây dựng và cơ quan thiết lập chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia cũng không giống nhau. Bên cạnh đó, xu hướng quốc tế hóa thị trường vốn và sự chuyển dịch đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác đã tạo nên mong muốn từ những người sử dụng phải chăng nên có một ngôn ngữ chung về kế toán? Đây cũng là lý do tất yếu mà hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời. Nhìn chung, vì lợi ích của mình, các quốc gia đều cố gắng xây dựng hệ thống kế toán quốc gia phù hợp với các thông lệ kế toán quốc tế trong điều kiện của quốc gia mình. Trung Quố cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Hệ thống kế toán Trung Quốc áp dụng IAS/IFRS chỉ mang tính hình thức, được thể hiện bên ngoài là IAS/IFRS nhưng thực tế vẫn thực thi chế độ, chính sách kế toán doanh nghiệp ,và theo xu hướng đó thì quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán của Trung Quốc còn cản trở và nhiều khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài hệ thống kế toán Trung Quốc sẽ phải thay đổi để hài hòa, hòa hợp với xu thế tất yếu là hội tụ kế toán quốc tế để thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế.

Với sự hạn chế về kiến thức và tài liệu, bài thảo luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm 18 mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài thảo luận được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP, HỘI TỤ (Trang 51 - 54)