Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP, HỘI TỤ (Trang 50 - 51)

7 Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets

3.1.2Môi trường pháp lý

3.1.2.1 Hiệp hội nghề nghiệp

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (viết tắt VAA) là tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán tại Việt Nam được thành lập năm 1994, là thành viên IFAC từ năm 1998. VAA là tổ chức duy nhất được Bộ tài chính ủy nhiệm tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán. Hội hoạt động với mục đích:

• Tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam vì sự nghiệp duy trì và phát triển nghề nghiệp

• Nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn

• Giữ gìn phẩm chất, đạo đức nghê gnhiệp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của đất nước

• Hội nhập với tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán các nước trong khu vực và thế giới

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (viết tắt VACPA) được thành lập năm 2005, là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam. VACPA là thành viên của VAA. Mục đích của VACPA là:

• Tập hợp, đoàn kết những cá nhân cùng nghề kiểm toán.

• Duy trì, phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên hành nghề, chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Giữ gìn uy tín và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để trở thành Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp được khu vực và quốc tế thừa nhận, nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và tổ chức theo qui định của pháp luật.

Tuy nhiên các hiệp hội nghề nghiệp vẫn hoạt động mang tính quần chúng chưa thể hiện hết được vai trò của mình, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành và chỉ đạo hệ thống kế toán việt nam.

3.1.2.2 Chính sách thuế

Hệ thống thuế được hình thành cuối những năm 80 khi việt nam chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nên kinh tế thị trường nhiều thành phần,hệ thống kế toán chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách thuế, các doanh nghiệp quan tâm ghi chép và lập báo cáo tài chính tuân thủ theo pháp luật Kể từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo quy định hướng kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây. Chính sách thuế và hệ thống kế toán Việt Namđã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với cơ chế quản lý mới và hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và

trên thế giới. Cùng với xu thế này, sự khác biệt giữa chính sách thuế và hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán đã xuất hiện và ngày càng trở nên rõ ràng. sự khác biệt giữa chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP, HỘI TỤ (Trang 50 - 51)