6.2.1. Khái niệm
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến địa phương.
Việc phân định rõ ràng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong bộ máy nhà nước là khó khăn bởi một số nguyên nhân sau đây:
- Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng được thực hiện thơng qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp.
- Theo nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế, có những cơ quan trực tiếp quản lý các ngành, các lĩnh vực kinh tế; có những cơ quan tham gia gián tiếp vào quản lý kinh tế (quản lý nguồn nhân lực, quản lý khoa học, công nghệ và môi trường, quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật...).
- Có những cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tập thể về các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước hay từng địa phương như Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
6.2.2. Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước vềkinh tế kinh tế
6.2.2.1. Những nguyên tắc chung của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
a) Chun mơn hố và phân nhóm chức năng
Mỗi hệ thống ln có những mục tiêu nhất định. Để đảm bảo cho mục tiêu được thực hiện, các hoạt động trong hệ thống phải được chun mơn hố theo chức năng. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, quy mô của hệ thống, số lượng các chức năng, nhiệm vụ có thể rất lớn và phải có những bộ phận, con người để đảm nhiệm các chức năng đó.
Khơng phải có bao nhiêu chức năng là có bấy nhiêu bộ phận. Để tinh giản bộ máy người ta tiến hành phân nhóm các chức năng có mối quan hệ gần gũi thành các bộ phận, phân hệ. Phân nhóm theo chức năng được xem là mơ hình phổ biến để xây dựng cơ cấu của mọi hệ thống.
Q trình chun mơn hố và phân nhóm chức năng trong tổ chức hệ thống phụ thuộc vào các yếu tố:
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống
- Đối tượng quản lý: số lượng, quy mơ, tính phức tạp của đối tượng.
- Trình độ cán bộ quản lý, phương tiện, phương pháp, công cụ quản lý.
b) Phân định phạm vi quản lý và phân cấp quản lý
Muốn xác định được phạm vi quản lý và số cấp bậc quản lý cầm tìm hiểu những mối quan hệ:
- Trong tình hình đối tượng quản lý khơng thay đổi, giữa phạm vi quản lý và cấp bậc quản lý có mối quan hệ tỷ lệ nghịch; tức là phạm vi quản lý càng lớn thì số cấp bậc quản lý càng nhỏ và ngược lại.
- Tính phức tạp của quản lý và phạm vi quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu cơng việc quản lý ổn định, khơng phức tạp thì phạm vi quản lý có thể lớn và ngược lại nếu những cơng việc được quản lý hay thay đổi, giàu tính sáng tạo thì phạm vi quản lý lại nhỏ.
- Phạm vi quản lý và trình độ của các cán bộ quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Sự phân biệt giữa các cấp quản lý khác nhau về tính chất cơng việc và phạm vi quản lý.
c) Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất
- Mục tiêu của các bộ phận, phân hệ, con người trong hệ thống phải phục tùng mục tiêu chung.
- Sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, phân hệ phải rõ ràng, rành mạch để đảm bảo tất cả các cơng việc quản lý đều có người đảm nhiệm nhưng cũng khơng xảy ra tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
- Mối quan hệ giữa các bộ phận, phân hệ phải hợp lý cả về thông tin, con người và nguồn vật chất đảm bảo sự hiệp đồng và phối hợp cao để thực hiện mục tiêu chung.
- Thống nhất chỉ huy: đảm bảo một đầu mối chỉ huy kết hợp chế độ làm việc tập thể với trách nhiệm cá nhân rành mạch.
d) Nguyên tắc tương hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn, giữa quyền hạn với trách nhiệm, giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện
Trong hoạt động quản lý, chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn - trách nhiệm - phương tiện là những yếu tố tạo điều kiện cho nhau nên phải tương xứng với nhau.
Tất cả các cơ quan của bộ máy nhà nước đều được xác định: - Mục tiêu - Chức năng, nhiệm vụ - Thẩm quyền - Cơ cấu tổ chức - Đội ngũ cán bộ - Tài chính, cơ sở vật chất...
e) Nguyên tắc hiệu quả và hiệu lực
g) Nguyên tắc chính trị - xã hội thể hiện
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất
Quyền lực nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc ba quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Quyền lực ấy
là thống nhất, khơng phân chia, nhưng có sự phân chia rành mạch trong việc thực hiện giữa các quyền.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc nhà nước pháp quyền
Nguyên tắc này khẳng định tính tối cao của pháp luật