Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Quản lý NN về KT phần 2 in (Trang 48 - 63)

6.3 .CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

6.3.6. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là những khâu trọng yếu, cơ bản thuộc hệ thống các cơ quan tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 126 - Hiến pháp 1992). Bằng hoạt động của mình các cơ quan tư pháp sử dụng quyền tư pháp để bảo vệ trật tự pháp luật, thông qua áp dụng luật của cơ quan lập pháp và các văn bản dưới luật của Chính phủ để giải quyết các vi phạm pháp luật, các tội phạm và các tranh chấp xảy ra trong bộ máy nhà nước và xã hội.

Hoạt động bảo vệ pháp luật của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua giải quyết các vụ việc cụ thể và bằng các hành thức, biện pháp khác nhau. Do đó cùng thực hiện một nhiệm vụ nhưng Tồ án, Viện kiểm sát có cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động khác nhau.

ĐỀ 01:

Câu 1: Tại sao công tác quản lý nhà nước lại thường theo đuổi một hệ thống các mục tiêu chứ không phải chỉ là một mục tiêu duy nhất? Anh/chị hãy nêu ví dụ minh họa!

Câu 2: Anh/chị hãy phân tích vai trị của đội ngũ công chức đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế và nêu ví dụ cụ thể để minh họa?

TRẢ LỜI: Câu 1:

Công tác quản lý nhà nước lại thường theo đuổi một hệ thống các mục tiêu chứ không phải chỉ là một mục tiêu duy nhất vì:

Mục tiêu là những cái mốc cần đạt tới sau một thời gian phấn đấu nhất định (sau mỗi năm, sau 3 - 5 năm hoặc 10 năm trở lên). Mục tiêu chỉ ra phương hướng và yêu cầu định lượng cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân

Căn cứ vào nội dung của mục tiêu quản lý Nhà nước về kinh tế, có thể chia chúng thành 10 mục tiêu lớn: 1) tăng trưởng kinh tế; 2) sử dụng tài nguyên hợp lý; 3) tạo công ăn việc làm; 4) ổn định vật giá; 5) phân phối của cải xã hội; 6) cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; 7) chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 8) bảo hộ sản xuất trong nước; 9) phát triển kinh tế vùng lãnh thổ và 10) nâng cao phúc lợi, đảm bảo công bằng.

Để dễ phân tích, chúng ta phân nhóm các mục tiêu trên thành 4 nhóm mục tiêu là: mục tiêu tăng trưởng

kinh tế, ổn định kinh tế, công bằng kinh tế và phúc lợi kinh tế tổng hợp.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Biểu hiện của mục tiêu tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành kinh tế chủ yếu, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố

- Sự đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu ổn định kinh tế

Mục tiêu ổn định kinh tế bao gồm ổn định vật giá, ổn định công ăn việc làm và ổn định tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tăng trưởng ổn định của kinh tế là cơ sở cho ổn định vật giá và ổn định công ăn việc làm.

So với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mục tiêu ổn định kinh tế rất khó quy kết thành mục tiêu số lượng cụ thể. Nói cách khác, ổn định ở đây nghĩa là mức độ thích hợp như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nằm trong biên độ thích hợp và phù hợp với nhau. Mục tiêu cuối cùng của ổn định kinh tế là bảo đảm ổn định đời sống các thành viên xã hội.

Mục tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng nhất là trong nền kinh tế thị trường ln có những nhân tố làm cho nền kinh tế phát triển không ổn định.

Nội dung của mục tiêu ổn định kinh tế

- Duy trì sự ổn định mức vật giá, ngăn ngừa và kiềm

chế lạm phát.

- Duy trì sự ổn định cơ bản của công ăn việc làm

ăn việc làm cho người lao động và xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút lao động.

- Duy trì sự ổn định cơ bản của tăng trưởng kinh tế,

làm cho tăng trưởng kinh tế ổn định hài hoà.

- Đảm bảo sự cân bằng cơ bản của thu - chi ngân

sách nhà nước và cán cân thanh toán quốc tế, tránh thâm hụt thương mại và nợ nước ngoài lớn, cần khống chế chúng ở mức độ hợp lý.

- Đảm bảo cân bằng cơ cấu của tổng cung xã hội và

tổng cầu xã hội.

Mục tiêu công bằng kinh tế

Nội dung của mục tiêu công bằng kinh tế - Công bằng về phân phối thu nhập

- Công bằng về cạnh tranh

Vấn đề cạnh tranh công bằng liên quan đến môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Mục tiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp

Mục tiêu phúc lợi kinh tế tổng hợp do nhiều mục tiêu của hệ thống mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế cấu thành. Nói chung, bao gồm các thành phần sau đây:

- Phát triển kinh tế: tăng trưởng của GDP và GDP

bình quân đầu người, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, hiệu ích kinh tế và năng suất lao động không ngừng được nâng cao.

- Ổn định kinh tế: ổn định vật giá, ổn định công ăn

việc làm, ổn định tăng trưởng kinh tế.

- Công bằng kinh tế: công bằng về phân phối thu

nhập, công bằng về cạnh tranh và công bằng về cơ hội thị trường.

- Đảm bảo chất lượng của môi trường sống: bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, thoả mãn nhu cầu của cộng đồng xã hội, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục...

- Hài hồ trong quan hệ quốc tế: mở rộng giao lưu

quốc tế về kinh tế và chính trị.

- Hồn thiện chế độ nhà nước: bảo đảm sự vận hành thơng suốt của bộ máy nhà nước, hồn thiện chế độ kinh tế và chế độ xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và tôn trọng quyền lợi dân chủ của nhân dân.

Ba yếu tố đầu tiên thuộc phạm vi mục tiêu phúc lợi kinh tế và ba yếu tố sau thuộc mục tiêu phúc lợi phi kinh tế.

Ví dụ:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 2016 – 2020 như sau:

 Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững

mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

 Phát huy sức mạnh tồn dân tộc và dân chủ xã hội

chủ nghĩa.

 Đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới;

phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân

dân.

 Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc

Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 Giữ gìn hồ bình, ổn định, chủ động và tích cực hội

nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Câu 2: Vai trị của đội ngũ cơng chức đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế.

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cách là một hệ thống lớn phức tạp. Đó là tổng thể các ngành kinh tế, các vùng, các địa phương cùng các cơ sở kinh tế của chúng. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội với việc thực hiện hàng loạt chức năng.

Vai trị của đội ngũ cơng chức đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế:

1. Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế

Để quản lý nền kinh tế quốc dân, Nhà nước phải xây dựng, hoàn thiện và thực hiện một hệ thống pháp luật nói chung, một hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng.

Pháp luật về kinh tế theo nghĩa rộng là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và sản xuất - kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Xác định Vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường

Xác định khuôn khổ pháp luật đúng đắn cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như điều kiện tiên quyết hơn, đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả. Mơi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể trên thị trường. Vấn đề cơ bản của kinh tế là sở hữu và lợi ích kinh tế.

- Pháp luật kinh tế xác định vi trí pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinh tế. Ở nước ta, pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng thể hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn theo đường lối phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đó phải được cụ thể hố trong hệ thống pháp luật.

- Bằng pháp luật kinh tế, Nhà nước điều chỉnh hành vi kinh tế trên thị trường, xác định hành vi nào là hành vi hợp pháp, hành vi nào là hành vi phi pháp. Luật pháp về kinh tế chế tạo ra luật chơi cho các chủ thể trên thị trường.

3. Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Nhóm các yếu tố bên ngồi có tác động gián tiếp đến các dịch vụ kinh doanh được gọi là nhóm các yếu tố mơi trường vĩ mơ. Thuộc nhóm này bao gồm: mơi trường văn hóa - xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường vật chất và mơi trường cơng nghệ. Nhóm các yếu tố bên ngồi có tác động trực tiếp đến các đơn vị kinh tế là các yếu tố môi trường vi mô. Các yếu tố này

gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các nhóm quyền lợi trong các cơ sở kinh tế.

4. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ là giảm những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài.

Trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, yếu tố hàng đầu là ổn định tiền tệ và biểu hiện là ổn định tỷ giá hối đối, ổn định giá cả, lãi suất. Thơng qua đó tác động tích cực tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Nhà nước cần thực hiện hàng loạt các biện pháp: Gia tăng tiết kiệm dùng để đầu tư cho phát triển

Duy trì sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm sốt được.

Duy trì sự cân đối trong các cán cân thương mại bằng việc duy trì tỷ giá hối đối hợp lý.

Duy trì sự cân đối giữa tích luỹ và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài.

Đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như nạn quan liêu, tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại.

5. Bảo đảm ổn định xã hội

Bảo đảm ổn định xã hội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Để bảo đảm ổn định xã hội cần giải quyết các vấn đề sau:

Vấn đề dân số Vấn đề việc làm

Vấn đề công bằng xã hội Vấn đề xố đói giảm nghèo

Vấn đề củng cố và phát triển văn hóa Vấn đề khắc phục tiêu cực trong xã hội Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

6. Chức năng bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển

Tính tất yếu của chức năng Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế các dịch vụ cơ sở hạ tầng xuất phát từ 3 lý do:

Dịch vụ kết cấu hạ tầng có vai trị to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng được xem như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Sản xuất không thể phát triển được nếu không được đảm bảo về nguồn nhân lực, giao thông, điện nước và thông tin...

Dịch vụ cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài và việc thu hồi vốn khó khăn, thường thu hồi gián tiếp và ít thu hồi trực tiếp.

Dịch vụ cơ sở hạ tầng phần lớn là những hàng hoá cơng cộng. Những hàng hố này khơng được các nhà sản xuất tư nhân quan tâm vì lợi ích của người sản xuất ra nó ít hơn nhiều so với lợi ích xã hội và vấn đề sử dụng không phải trả tiền của hàng hố cơng cộng.

Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển thuận lợi, Nhà nước tất yếu phải có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hạ tầng cho xã hội. Để cung cấp dịch vụ hạ tầng sản xuất, Nhà nước có thể thể hiện bằng một trong hai hướng:

Cung cấp trực tiếp thông qua các doanh nghiệp hoặc các cơ quan sự nghiệp của Nhà nước. Theo hướng này, Nhà nước trực tiếp dùng vốn đầu tư để đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng.

Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích tư nhân cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng như trợ cấp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ hạ tầng.

Ví dụ:

Để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô là một yêu cầu quan trọng và xuyên suốt trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 5 năm 2016-2020 theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Đội ngũ cán bộ công chức cần phải

tiếp tục nỗ lực phấn đấu tạo nền tảng vĩ mô ổn định vững chắc hơn trong năm 2018 và những năm tiếp theo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 5 năm 2016-2020 theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

ĐỀ 02

Câu 1: Quản lý nhà nước có những đặc điểm gì khiến nó khác với quản trị cơng ty? Anh/chị hãy nêu ví dụ minh họa để làm rõ luận cứ của mình? Câu 2: Anh/chị hãy mơ tả hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam và trình bày chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một vài cơ quan, tổ chức mà anh chị biết?

TRẢ LỜI

Câu 1: Quản lý nhà nước có những đặc điểm gì khiến nó khác với quản trị cơng ty.

Quản lý nhà nước có những đặc điểm:

- Quyết định quản lý Nhà nước là sản phẩm hoạt

động của Nhà nước, đó là q trình tự đề ra và tự tổ chức thực hiện các quyết định của Nhà nước.

- Quyết định quản lý Nhà nước là hành vi thể hiện ý

trí quyền lực đơn phương của Nhà nước. Tức là chỉ có các cơ quan Nhà nước mới có quyền ra quyết đinh quản lý Nhà nước.

- Mục đích của các quyết định Nhà nước là đề ra và giải quyết một vấn đề nhất định đặt ra trước các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý.

- Quyết định quản lý Nhà nước đưa ra những qui định

Một phần của tài liệu Quản lý NN về KT phần 2 in (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w