Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý NN về KT phần 2 in (Trang 45 - 47)

6.3 .CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

6.3.4. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương

Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được tổ chức tương ứng với từng đơn vị hành chính, lãnh thổ. Theo Hiến pháp 1992 có 3 cấp đơn vị hành chính, lãnh thổ sau đây:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, quận, thị xã. - Xã, phường, thị trấn.

Uỷ ban nhân dân

Theo Hiến pháp quy định Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Ðiều 123).

Tổ chức - cơ cấu

Việc bầu Uỷ ban nhân dân theo luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994 được tiến hành bằng bỏ phiếu kín trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khố Hội đồng nhân dân theo danh sách đề cử, chức vụ của từng người do Hội đồng nhân dân - đoàn chủ tịch cuộc họp và các tổ đại biểu giới thiệu chung. Từng đại biểu Hội đồng nhân dân cũng có quyền giới thiệu.

Hình thức hoạt động

Hiến pháp 1992 quy định trực tiếp quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai tráicủa Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp mình bãi bỏ những Nghị quyết đó.

Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản lý thẩm quyền chung đứng đầu bộ máy quản lý thuộc đơn vị hành chính, lãnh thổ của mình. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý tổng thể theo lãnh thổ đối với mọi ngành, lĩnh vực trực thuộc địa phương mình đảm bảo việc thi hành pháp luật, văn bản của cấp trên và của Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan cấp trên ở địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lý theo lãnh thổ.

Ðể thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, các quyền và nghĩa vụ chung của mình, Uỷ ban nhân dân được quyền ra quyết định, chỉ thị trong phạm vi thẩm quyền và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân là bộ máy giúp việc của Uỷ ban nhân dân.

Các cơ quan chuyên môn tuy theo luật được gọi là Uỷ ban nhân dân cùng cấp nhưng thực tế đa phần trong số này được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc "Hai chiều trực thuộc".

- Theo chiều ngang: Cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và cơng tác của Uỷ ban cấp mình.

Thủ trưởng của cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân. Khi cần thiết, thủ trưởng cơ quan chuyên môn vẫn phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. (Ðiều 55, 56 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân 1989).

- Theo chiều dọc: Cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo đồng thời chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan chuyên môn cấp trên (Ðiều 56).

Xét tính chất của mối quan hệ ở cả hai chiều và căn cứ thực tiễn, rõ ràng chịu trực thuộc ngang là cơ bản đối với đa phần các cơ quan chuyên mơn. Tuy nhiên, có cơ quan chỉ trực thuộc ngang (văn phịng), có hai loại cơ quan chủ yếu trực thuộc dọc (nội vụ, quân đội, bưu điện).

- Cơ quan chuyên môn ở các cấp.

Trước kia ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số lượng xấp xỉ 35, ở cấp huyện: 25. Hiện nay, ở cấp tỉnh còn 22 - 25. Cấp huyện còn 10 - 15. ở cấp xã, công tác quản lý các ngành và lĩnh vực chuyên môn do các thành viên của Uỷ ban nhân dân kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý NN về KT phần 2 in (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w