1.1. Tầm quan trọng của vị trí:
Quyết định vị trí xí nghiệp rất quan trọng, yêu cầu nhà quản trị phải quan tâm vì nhiều lí do.
1.1.1. Ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh:
Vị trí của xí nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và nhiều mặt hoạt động khác.
Trong hoạt động chế tạo, vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, bởi sự ảnh hưởng của chi phí vận chuyển, chi phí lao động và chi phí cung ứng khác.
Đối với hoạt động dịch vụ, vị trí lại ảnh hưởng đến nhu cầu và hiệu quả kinh doanh.
1.1.2. Ảnh hưởng đến chi phí:
Những sai lầm trong xác định vị trí rất đắt và để lại hậu quả lâu dài. Vì quyết định mua đất rất đắt, xây dựng cơ bản và việc khắc phục, sửa chữa sẽ tốn kém. Sai lầm về vị trí mà khơng sửa chữa hậu quả có thể cịn tệ hại hơn nhiều. 1.1.3. Tác động tiềm ẩn:
Tác động của vị trí ở dạng tiềm ẩn, vì khơng thể quan sát trực tiếp được. Các nhà quản trị phải thường xuyên hơn trong việc đánh giá vị trí xí nghiệp. Chi phí cho một vị trí khơng tốt là chi phí cơ hội, do đó nó là chi phí tiềm ẩn, khơng thể hiện trong sổ sách kế tốn. Như thế nó chỉ gây chú ý cho những ai thường xuyên đánh giá và xem xét kĩ lưỡng các hoạt động.
1.2. Quyết dịnh lựa chọn vị trí:
1.2.1. Quan điểm hệ thống về vị trí doanh nghiệp:
Mỗi hoạt động sản xuất có thể xem như bộ phận trong hệ thống lớn hơn đó làcơng ty. Đến lượt nó cơng ty là một bộ phận của hệ thống lớn hơn nữa - đó là chuỗi cung cấp lẫn nhau (logictic chain). Thực tế cho thấy mỗi công ty sẽ phụ thuộc vào một số nhà cung cấp, đến lượt nó lại cần phải cung cấp hàng hóa cho khách hàng.
Ví dụ: Trong nghành chế tạo sản phẩm kim loại chuỗi này gồm: Hầm mỏ → luyện kim → chế tạo chi tiết → sản xuất thành hình → kho → người bán lẻ → khách hàng.
Quan điểm hệ thống trong việc lựa chọn vị trí là phải xem xét tồn bộ các bộ phận trong mối liên hệ hữu cơ với nhau để có được vị trí tối ưu tất cả các bộ phận trong chuỗi phân phối, sản xuất.
Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều chỉ sở hữu một phần nhỏ trong chuỗi, có ít hoặc khơng có khả năng kiểm sốt vị trí của các đơn vị cịn lại. Thậm chí, ngay cả trong điều kiện sở hữu nhiều bộ phận liên quan trong chuỗi logistic, người ta vẫn phải chấp nhận các yếu tố sẵn có, các bộ phận sẵn có khó có thể đảo ngược. Bởi vậy, việc quyết định vị trí thường tiến hành từng phần và trong điều kiện của các bộ phận cấu thành đãcó sẵn của chuỗi cung cấp lẫn nhau. Với sản xuất dịch vụ, cũng có một số bộ phận của chuỗi cung cấp lẫn nhau, nó cũng có các đầu vào và cũng cần cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các công ty dịch vịu phải xem xét sự sãn có của các đầu vào và vị trí của nhu cầu. Với các dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, việc lựa chọn vị trí cũng ảnh hưởng đến quyết định tới sự thành công của công ty.
Các công ty dịch vụ loại này tập trung chú ý đến các yếu tố liên quan đến thị trường.
1.2.2. Các yếu tố xác định vị trí:
Lựa chọn vị trí có liên quan đến nhiều nhân tố và có thể ảnh hưởng đến thu nhập hay chi phí, thậm chí cả thu nhập lẫn chi phí, do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Có nhiều yếu tố có thể đo lường ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận hơn song vẫn được coi là yếu tố quan trọng khi xem xét vị trí. Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vị trí thành 3 nhóm chính.
Một là: Các yếu tố liên quan đến thị trường biểu hiện trong vị trí của nhu cầu và đối thủ cạnh tranh.
Hai là: Các yếu tố chi phí hữu hình như: Vận tải, sử dụng lao động, chi phí xây dựng, thuế…
Ba là: Các yếu tố vơ hình: thái độ của địa phương với nghành sản xuất, các quy tắc của vùng hay địa phương, khí hậu, trường học, nhà thờ, bệnh viện…. * Các yếutố liên quan đến thị trường:
Các chiến lược thị trường cần được xem xét trong quyết định vị trí là: - Thị trường mục tiêu: Vì mỗi sản phẩm, nhóm sản phẩm bao giờ cũng phải có một thị trường mục tiêu. Tương quan giữa vị trí của doanh nghiệp khi cung cấp các sản phẩm với thị trường mục tiêu sẽ ảnh hưởng tới chi phí, khả năng kiểm sốt các hoạt động Maketting… Công ty cần xét đến yếu tố này khi xét đến lựa chọn vị trí.
- Vị trí của đối thủ cạnh tranh: Cũng là yếu tố cần được xem xét tới khi định vị trí.Sự tương tác giữa các đơn vị cạnh tranh nhau về khơng gian rất có ý nghĩa tới sự thành công của chúng, ứng với mỗi loại sản xuất, ứng với từng chiến lược cạnh tranh, các công ty phải xem xét vị trí của đối thủ cạnh tranh và quyết định nên ở gầnhay ở xa người cạnh tranh của mình.
- Vị trí tương đối của người cung cấp: Nếu các công ty phải mua sắm khối lượng lớn đầu vào, sử dụng suốt trong thời gian dài thì nó sẽ có khuynh hướng di chuyển việc mua sắm của nó đến gần các nhà cung cấp.
Các công ty sử dụng hệ thống sản xuất đúng thời hạn, hay giảm thấp tồn kho cầncó vị trí gần người bán.
Ngược lại, các nhà cung cấp muốn hưởng lợi qua các hợp đồng chất lượng cao với chi phí phụ trội thì phải tìm cách đóng trong phạm vi chấp nhận được của khách hàng nhất định.
* Các yếu tố hữu hình:
- Trước hết là các yếu tố giao thơng vận tải. Bất kì các cơng ty nào đều phải nhận được các đầu vào và phân phối các đầu ra nên yếu tố giao thông vận tải được đánh giá rất kĩ lưỡng.
- Sự sẵn sàng của các loại phương tiện vận tải. Có thể tạo khả năng mềm dẻo và khả năng có đượcchi phí vận chuyển các vật liệu cực tiểu.
- Mức vận chuyển trên mỗi tấn vận chuyển: Biến đổi theo vị trí của cơng ty.
Vị trí tương đối của hệ thống sản xuất so với những người cung cấp, với các khách hàng của nó sẽ quyết định mức vận chuyển tương ứng.
- Thứ nhất : Chi phí xét theo trọng lượng tương đối
Các cơng ty xem xét quyết định vị trí theo các hướng sau:
Nếu công ty sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu từ một nguồn và vận chuyển sản phẩm của nó đi nhiều hướng, hoặc sử dụng các nguyên vật liệu nặng, cồng kềnh thì có khuynh hướng định vị trí hướng về nhà cung cấp.
Ngược lại, cơng ty có sản phẩm mau hỏng, khó vận chuyển, phải giao hàng ngay, nguyên vật liệu phân tán thường chọn điểm đặt gần khách hàng. Cơng ty này có vị trí định hướng theo thị trường.