Thử nghiệm sản phẩm Kiểm tra chất lượng An toàn kỹ thuật 5 Dịch vụ kỹ thuật 5 Đánh giá kinh tế 5 Bảo quản và quản lý hệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức sản xuất (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 54 - 58)

- Thứ năm: Chi phí xây dựng và chi phí địa lí gồm: Chi phí thuê hay mua

4. Thử nghiệm sản phẩm Kiểm tra chất lượng An toàn kỹ thuật 5 Dịch vụ kỹ thuật 5 Đánh giá kinh tế 5 Bảo quản và quản lý hệ

5. Dịch vụ kỹ thuật 5. Đánh giá kinh tế 5. Bảo quản và quản lý hệ thống năng lượng

2.2. Chuẩn bị các đặc điểm kỹ thuật:

Sau khi thiết kế sản phẩm phải chuẩn bị bảng các đặc điểm kỹ thuật giao cho các bộ phận sản xuất, bảng này chỉ rõ các yêu cầu về sản phẩm cuối cùng, phạm vi các quy trình sẽ ứng dụng. bảng liệt kê vật tư, chi tiết và khối lượng cần thiết cũng phải được chuyển cho bộ phận cung ứng để xúc tiến các đơn hang và nhà cung cấp.

Các bản vẽ kỹ thuật các yêu cầu quan trọng sẽ được giao cho các bộ phận sản xuất và các đơn vị liên quan.

2.3. Tiêu chuẩn sản xuất :

Các tiêu chuẩn cho sản phẩm phải được thiết lập làm cơ sở cho quá trình thiết kế quy trình, cung ứng sản xuất. Chất lượng các vật tư sử dụng phải có chất lượng đủ cao để đảm bảo có được sản phẩm chất lượng tốt, đồng thời khơng nên q cao vì sẽ làm tăng chi phí.

Cũng với lí do đó, sản phẩm cũng phải đạt được một tiêu chuẩn chất lượng nhất định phù hợp với những yêu cầu của người sử dụng, không nên quá cao. Cố gắng áp dụng tiêu chuẩn hóa tối đa các chi tiết bộ phận để giữ chi phí ở mức thấp.

2.4. Th nghim sn phm và các dch v k thut:

Thử nghiệm sản phẩmcó thể phải tiến hành với một số loại sản phẩm lớn, quan trọng để kiểm tra xem nó có chắc chắn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chế tạo và có khuyết tật hay không.

Dịch vụ kỹ thuật sản phẩm thực hiện cho các bộ phận sản xuất và bán hang bao gồm các trao đổi với khách hàng về những vấn đề phức tạp, hoặc giải quyết những trục trặc giữa yêu cầu kỹ thuật và khả năng của máy móc đang dùng.

3. THIẾT KẾ CHẾ TẠO:

Triển khai việc chế tạo ở các phân xưởng bao gồm việc xây dựng các quy trình và điều hành một cách hiệu quả. Cơng việc này địi hỏi những người có kinh nghiệm và đã qua đào tạo kỹthuật công nghiệp hoặc cơ khí.

3.1. Thiết kế các quy trình cơng nghệ sản xuất:

3.1.1. Phạm vi của việc thiết kế quy trình cơng nghệ sản xuất:

Trong việc thiết kế quy trình cơng nghệ sản xuất chế tạo có thể sử dụng một khn mẫu chung. Bao gồm các bước điển hình như sau:

- Rà soát các thiết kế và những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, để bảo đảm chắc yêu cầu kinh tế của việc chế tạo sản phẩm.

- Xác định các phương pháp chế tạo nhằm bảo đảm chi phí thấp nhất. - Lựa chọn hay triển khai mua sắm thiết bị dụng cụ cho việc chế tạo chất lượng, tốc độ sản xuất cần thiết.

- Bố trí khu vực sản xuất và mặt bằng phụ trợ, lắp đặt các trang thiết bị sản xuất.

- Lập kế hoạch và thiết kế kiểm tra vật tư, máy móc, nhân lực bảo đảm sản xuất sản phẩm hiệu quả.

3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế công nghệ:

Có ba nhân tố cơ bản có thể ảnh hưởng tới việc thiết kế quy trình cơng nghệ là:

Thứ nhất: khối lượng sản phẩm sản xuất. Có thể nhiều khối lượng sản phẩm sảnxuất đượchiểu là khối lượng sản xuất trên một đơn vị thời gian, vì thế, nó có thể đồng nghĩa với tốc độ sản xuất. Khối lượng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất củamáy móc thiết bị và phương pháp sản xuất.

Với các hệ thống sản xuất nhiều loại sản phẩm, việc áp dụng tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa cho phép tăng khối lượng các chi tiết giống nhau, hay sử dụng chung dây chuyền cho nhiều loại sản phẩm.

Thứ hai: yêu cầu chất lượng sản phẩm sẽ chế tạo sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc thiết kế quy trình cơng nghệ. Trách nhiệm của kỹ sư thiết kế sản phẩm là phải cụ thể hóa các yêu cầu chất lượng thành những bản vẽ, chi tiết hóa các yêu cầu kỹ thuật.

Thứ ba: những trang thiết bị có thể sử dụng hay có thể mua sắm là nền tảng cho việc tạo ra quy trình sản xuất.

3.1.3. Trình tự thiết kế quy trình cơng nghệ:

Trình tự cơ bản có thể áp dụng cho việc thiết kế quy trình cơng nghệ như sau:

- Người thiết kế sản phẩm và kỹ sư thiết kế quy trình hợp tác với nhau trong quá trình thiết kế chi tiết để đảm bảo cho các vấn đề chế tạo đều được tính đến khi thiết kế chi tiết.

- Xác định các yếu tố cơ bản là khối lượng, chất lương, thiết bị cần thiết. Trong trường hợp có thể phải tính đến việc mua sắm them các thiết bị hiện đại hơn.

- Xét quyết định “mua haylàm” với một số các chi tiết.

- Xác định các công việc cần làm để chế tạo các chi tiết từ dạng nguyên liệu thành chi tiết hay gia cơng hồn chỉnh để lắp ráp.

- Gồm các công việc cần làm thành các công đoạn. Cần thực hiện bước này trong ảnh hưởng của khối lượng sản xuất, chất lượng yêu cầu và thiết bị.

Sau đó, xét giao các cơng đoạn này cho các kiểu máy nào, nơi làm việc nào cho hiệu quả, ước lượng nhu cầu của công nhân.

- Sắp xếp các cơng đoạn theo trình tự hợp lí nhất. 3.1.4. Cải tiến thiết kế sản phẩm để sản xuất:

Đôi khi sản phẩm hay chi tiết được thiết kế không bảo đảm hiệu quả trong sản xuất. Cách giải quyết trong trường hợp này là điều chỉnh thiết kế để có thể sản xuất hiệu quả hơn.

Trong trường hợp khơng có máy móc thiết bị có khả năng sản xuất chi tiết đã thiết kế có thể xem sét xử lý như sau:

- Có thể mua các chi tiết thiếu từ nhà máy khác. - Mua sắm thiết bị cần thiết

- Cải tiến thiết bị hiện có.

- Thiết kế lại chi tiết cho phù hợp với khảnăng thiết bị hiện có.

Tất nhiên người thiết kế quy trình khơng có quyền tự động thay đổi thiết kế mà nên đưa ra kiến nghị với nhóm thiết kế sản phẩm để tránh các thay đổi có ảnh hưởng đến sản phẩm.

3.2. Lựa chọn thiết bị cụ thể:

3.2.1. Phân loại thiết bị dụng cụ:

Thiết bị gia công bao gồm các máy móc cơng cụ, dụng cụ,thiết bị phụ trợ và những thiết bị khác sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, xử lí, kiểm tra, đóng gói chi tiết hay sản phẩm.

* Nếu phân loại theo kết cấu và cách lắp đặt của đơn vị thiết kế sẽ bao gồm: - Dụng cụ cơ khí thiết bị cố định: là tất cả các máy móc và những đơn vị gia cơng chạy điện khác được lắp trên sàn hoặc bàn thợ, như máy đột lỗ, máy phay gỗ.

- Dụng cụ cơ khí và thiết bị di động: là những thứ có thể cầm lên để sử dụng, như máy khoan điện.máy cưa tay.

- Dụng cụ cầm tay bao gồm các kiểu cle, chìa vắt vít, thước đo…

- Các dụng cụ và thiết bị phụ trợ là những thứ nhằm đảm bảo cho các thiết bị sản xuất cơ bản có thể tạo ra sản phẩm, hoặc dùng cho các quy trình đặc biệt như: lưỡi dao, khuôn dập,đồ gá, mũi khoan…

- Các trang thiết bị nhà xưởng và phương tiện phục vụ như: máy lọc bụi, tủ dụng cụ,bàn nguội,bàn ghế.

* Nếu căn cứ vào công dụng các thiết bị dụng cụ sẽ chia làm hai loại:

- Thiết bị vạn năng là các thiết bị được thiết kế với tính mềm dẻo cao,có thể thực hiện được nhiều chức năng, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Đôi khi các thiết bị này còn được sử dụng cùng với các đồ gá giúp nó thay đổi chức năng và tham gia vào những quá trình sản xuất khác nhau.

Loại thiết bị vạn năng thường dùng trong sản xuất gián đoạn và có thể được bố trí thành từng nhóm.

- Thiết bị chuyên dùng được sử dụng để sản xuất một vài loại sản phẩm đặc biệt.

Các thiết bị chuyên dùng có thể được trang bị hệ thống điều khiển tự động để giảm nhu cầu thợ lành nghề. Năng suất của các thiết bị chuyên dùng thường dùng trong hệ thống sản xuất liên tục, sản xuất dây chuyền, bố trí theo nguyên tắc đối tượng.

3.2.2. Các xu hướng thiết kế máy móc:

Xu hướng chun mơn hóa máy móc thiết bị.

Các máy vận chuyển đặc biệt. Robot ngày càng tham gia nhiều vào quá trình sản xuất. Từ những năm 60 của thế kỉ 20, robot đã tham gia vào các công đoạn sản xuất nặng nhọc, nguy hiểm, bằng những cổ máy khổng lồ.

Ngày nay, robot đã gọn nhẹ và cơ động hơn, tham gia vào nhiều cơng đoạn sản xuất đảm bảo tính chính xác với tốc độ cao, giảm chi phí nhân cơng nói riêng và chi phí sản xuất nói chung.

Các robot nhạy cảm đang xuất hiện và thúc đẩy sự ra đời của các nhà máy tự động.

Xu hướng lâu dài, và bước tiến khá xa so với trước là sự xuất hiện các

máy móc được điều khiển bằng kỹ thuật số. Đó là những hình thức tự động hóa

trong q trình sản xuất được kiểm sốt bằng số, chữ và các kí hiệu.

Dấu hiệu tương lai cho thấy việc thiết kế thiết bị gia công trong tương lai sẽ hướng tới tận dụng không gian đứng để tiết kiệm mặt bằng, vì các máy móc có xu hướng lớn hơn. Các máy vận chuyển sẽ vận chuyển lên xuống và tới lui. 3.2.3. Xu hướng cơ khí hóa và tự động hóa:

Cơ khí hóa là xu hướng tìm cách thay thế hay giảm bớt lao động chân tay bằng những dụng cụ và thiết bị khác bảo đảm tăng sức mạnh của con người hay bổ sung thêm năng lượng của con người bằng nguồn năng lượng khác.

Tự động hóa là tiếp tục cơ khí hóa bằng cách thay thế hoạt động chân tay bằng hoạt động của máy móc.

Sản xuất tự động gồm bốn bộ phậncấu thành:

(1) Vận chuyển sản phẩm giữa các bộ phận sản xuất. Lúc đầu, việc vận chuyển này tiến hành bằng băng tải, hay các thiêts bị vận chuyển chạy điện khác, bảo đảm dòng vận chuyển liên tục của đối tượng.

Robot công nghiệp đã tham gia vào việc vận chuyển theo cơng trình từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt đối với các chi tiết nóng, nặng hoặc trong điều kiện nguy hiểm..

(2) Tiếp liệu tự động cho các nơi làm việc. Có rất nhiều kiểu tiếp liệu, có thể phân thành sáu dạng như sau:

Dạng 1: máy tiếp liệu dạng thanh Dạng 2: cánh tay máy

Dạng 3: thùng tiếp liệu

Dạng 4: tiếp liệu từ kho chứa Dạng 5: mâm tiếp liệu

Dạng6: tiếp liệu từ lõi cuốn

Tất cả đều phục vụ việc chuyển vật liệu từ giá, thùng, băng tải đến vị trí gia cơng trên máy.

Trong một số trường hợp có thể sử dụng phối hợp các phương tiện trên. Việc lựa chọn khối tiếp liệu phụ thuộc vào loại máy được phục vụ, tính chất vật lí của đối tượng, năng suất mong muốn. Robot có thể tham gia vào q trình quy nạp và tháo vật liệu cho các phương tiện.

(3) Kiểm tra tự động các khối gia cơng trong suốt q trình vận hành. Theo định nghĩa của Hiệp hội cơ khí Mĩ thì bộ kiểm sốt tự động là một cơ chế đo lường những đại lượng biến thiên hay điều kiện bị thay đổi để điều chỉnh lại hoặc hạn chế độ sai lệch của nhưngx biến được đo với chuẩn đã chọn. Nó bao gồm các phương tiện đo đạc lẫn phương tiện điều khiển.

(4) Tự động tháo sản phẩm ra khỏi khối gia công. (5) Các yêu cầu lựa chọn thiết bị.

Việc lựa chon máy móc thiết bị cho một doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố. Kĩ sư thiết kế quy trình chịu trách nhiệm lựa chon máy móc thiết bị phù hợp vớiquy trình cơng nghệ chế tạo.

Lựa chọn thiết bị cần phải căn cứ vào các yếu tố phát triển chiến lược Công ty và chiến lược hệthống sản xuất.

Lựa chọn chiến lược mới phải phù hợp với trình độ tay nghề cần thiết của cơng nhân hiên có trong tổ chức. Thiết bị phải dễ sử dụng và đảm bảo an toàn. Về mặt kinh tế, nên đảm bảo tính chất tiêu chuẩn hóa vì tiêu chuẩn hóa sẽ giảm được chi phí bảo trì, giảm mức dự trữ các chi tiết thay thế, đội ngũ cơng nhân bảo trì dễ nắm bắt cơng việc của mình hơn. Tiêu chuẩn hóa cho phép sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức sản xuất (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)