I dm tt Kt * dmD dm mmmm dmD
5. Mạch điện ứng dụng
3.5. Mạch điện đơn giản sử dụng công tắc
44
Sơ đồ nguyên lý
46
4. Nút ấn
4.1. Công dụng
Là loại nút nhấn duy trì trạng thái và đảo trạng thái sau mỗi lần bị tác động, loại nút này rất tiện lợi trong đóng mở các thiết bị mà khơng cần phải qua các hệ thống mạch tự giữ, giúp tiết kiệm dây dẫn trong các mạch điều khiển, đóng cắt nhanh các thiết bị, tiết kiệm diện tích mặt tủ điện vì chỉ cần một nút nhấn hai công dụng.
4.2. Phân loại, ký hiệu
4.2.1. Phân loại
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại nút nhấn (nút ấn). Nếu phân loại theo cấu trúc thì có các loại ở kín, loại hở, chống cháy nổ, kín nước, có đèn báo; theo cặp tiếp điểm có loại một cặp tiếp điểm và hai cặp tiếp điểm. Cịn theo cách dùng, có ba loại nút nhấn phổ biến sau đây:
#1 Nút nhấn giữ
Nút nhấn (nút ấn) giữ thường được sử dụng như một công tắc nguồn, công tắc chức năng trong các thiết bị như TV, đầu CD, DVD, máy xay sinh tố, máy hút bụi, các hệ thống tủ điện điều khiển trong công nghiệp…
Nút nhấn giữ
Các nút ấn giữ thông thường được chế tạo như một công tắc gồm 2 hoặc nhiều tiếp điểm. Các tiếp điểm sẽ đóng lại với nhau khi nhấn lần 1 và sẽ nhả ra khi nhấn lần 2. Chúng ta để ý tất cả
47
các nút nguồn của TV, đầu DVD đều dùng nút nhấn kiểu này. Nói tổng kết lại thì phím nhấn kiểu này đơn thuần là một công tắc với nhấn lần 1 thì đóng cơng tắc và nhấn lần 2 thì cơng tắc mở ra.
#2 Nút nhấn nhả
Phím nhấn nhả ngày càng được sử dụng trong các thiết bị điện tử gia dụng như bếp từ, lò vi song, quạt điện tử, nồi cơm điện tử, máy pha cà phê tự động, các cây ATM, các máy tự động trong công nghiệp… Phím nhấn nhả cũng bao gồm một nút nhấn và hai tiếp điểm chính, Khi chúng ta nhấn nút thì hai tiếp điểm này đóng lại nhưng khi ta nhả tay ra thì chúng lại mở ra. Vậy là chúng chỉ có dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn khi chúng ta nhấn. Việc nhận biết phím được nhấn sẽ do các bộ vi xử lý hoặc các mạch điện tử số đảm nhiệm. Với phím bấm kiểu này thì bộ vi xử lý có thể xử lý hàng trăm phím trong một khoảng thời gian vài phần ngàn giây để nhận lệnh từ người dùng.
Nút nhấn nhả
Hiểu biết về phím nhấn nhả sẽ giúp bạn thiết kế hoặc sửa chữa điện tử chuyên nghiệp hơn. Các phím nhấn nhả chiếm phần lớn trong các bảng điều khiển của các thiết bị điện tử. Bàn phím máy
tính và bàn phím điện thoại là minh họa rõ ràng và phổ biến nhất cho kiểu phím này.
#3 Kiểu cảm ứng
Cơng nghệ ngày càng hiện đại, các nhà thiết kế đã chế tạo ra các kiểu bàn phím cảm ứng nhằm điều khiển nhanh hơn, ít phải dùng lực ấn phím hơn, dễ tích hợp vào trong các màn hình LCD..
Bàn phím cảm ứng phổ biến nhất là trên các điện thoại cảm ứng thông minh (smart phone) , các hệ thống màn hình điều khiển tự động trong cơng nghiệp cịn gọi là HMI, các máy bán hàng tự động, các cây ATM…..
48
Nút ấn kiểu cảm ứng
Xét về cấu tạo thì phím nhấn kiểu cảm ứng sẽ gồm ma trận các điểm cảm ứng, mỗi điểm này sẽ có giá trị điện trở hoặc điện dung nào đó, khi tay ta nhấn vào các điểm này thì điện trở hoặc điện dung trong mạch sẽ thay đổi và một bộ vi xử lý sẽ nhận biết sự thay đổi này để biết thao tác của người dùng rồi từ đó điều khiển máy móc theo yêu cầu của người sử dụng.
Ngồi ra cịn có thêm nút nhấn khẩn, như tên gọi cơng dụng của nó được ứng dụng trong các
trường hợp khẩn cấp
Nút ấn dừng khẩn cấp
4.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc