BỘ ĐẾM THỜI GIAN (TIMER)

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trình độ CĐTC) (Trang 41 - 43)

Hình 4.7 Timer tủlạnh

 Cấu tạo: gồm 1 độngcơ điện, bộ phận truyền chuyển động (bánh răngăn khớp

– bằng nhựa) và các tiếp điểm.

 Vị trí lắp đặt: Được lắp trong hộp ở ngăn mát.

 Nguyên lý hoạt động: Timer có chức năngđịnh kỳcấp điện, ngắtđiện cấp vào block và cấp nguồn cho hệ thống điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Khi cấp nguồn

cho tủ lạnh, ở chế độ chạy lạnh tiếp điểm 3 – 4 trong timer tiếp xúc với nhau cấp nguồn cho block hoạt động đồng thời động cơ trong timer quay truyền chuyển động lên các bánh răng ăn khớp (đếm thời gian). Khi kết thúc quá trình chạy lạnh (khoảng 8 ÷ 10 giờ) tiếp tiểm 3 – 4 hở ra (block ngừng hoạt động), tiếp điểm 3 – 2 đóng lại cấp nguồn cho hệ thống xả đátẩy tuyết dàn lạnh (thời gian đếmtừ 18 ÷ 30 phút). Khi kết thúc q trình xả đá, tiếp điểm 3 – 2 mở ra đồng thời tiếp điểm 3 – 4 đóng lại tiếp tục quá trình hoạt động của block. Chu trình cứ thế tiếp tục trong suốt quá trình hoạt động của block.

 Phương pháp kiểm tra:

o Chân 1, 3 là chân cuộn dây. Đểđồng hồ VOM ở thang đo Ohm và đo giá trị điện trở, giá trị này thông thường khoảng 10 KΩ.

o Dùng tua-vít đầu dẹp từ từ xoay trục của timer (ngược chiều kim đồng hồ) cho đến khi nghe tiếng“click”đơn(tiếngthứnhất) và đođiện trở thông mạch giữa chân 3 – 2 (cấp nguồn cho mạch xả đá).

o Tiếp tục xoay nhẹ trục cho đến khi nghe tiếng “click” thứ hai và đo điện trở

thông mạch giữa hai chân 3 – 4 (cấp nguồn cho block).

 Nhữnghưhỏngthườnggặp :

o Cọc tiếp điện không tốt : do môi trường làm việc của timer có độ ẩm cao nên

rất dễ bị ơxi hóa các cọc tiếp điện, ta có thể quan sát bằng mắt thường thông qua sự biến đổi màu hay sự ăn mòn của các cọc tiếpđiện. ta khắcphục bằng cách rút các jack cắm, dùng giấy nhám mịn P1000 đánh sạch tiếp điện, dùng đồng hồ VOM đo kiểm thông mạchtrước khi đưa vào sửdụng.

o Các đầu tiếp xúc không tốt : trong quá trình hoạt động, các đầu tiếp xúc trong lúc đóng, ngắt dịng điện có phát sinh tia lửa điện, về lâu dài các đầu tiếp điện hình thành các lớp ơxit kim loại– hình thành lớp cách điện. Ta có thể dùng đồnghồ VOM đo thơng mạch giữa các cọc 3 – 2, 3 – 4. Nếu cặp cọc nào tiếp xúc khơng tốt ta có thể tháo rời các thanh tiếp điện của từng cọc, dùng gấy nhám mịn P1000 đánh sạch phần tiếp điện, lắp lại chính xác các vị trí thanh tiếp điện, dùng đồng hồ VOM đo kiểm thông mạch trước khi đưa vào sử dụng.

V. THIẾTBỊXẢĐÁ1. Điệntrở âm (sò lạnh)

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trình độ CĐTC) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)