LẮP ĐẶT TỦ ĐÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trình độ CĐTC) (Trang 78 - 86)

Mục tiêu:

 Hiểurỏcấutạocủa các loạitủđông;

 Thựchiện tháo, lắptủđôngđúng quy trình kỹthuật;

 Chuẩnđoánnhững hưhỏng, nguyên nhân cũngnhư cách sửachữa;

 Thựchiện kếtnốitủđôngđúng quy trình;

 Thao tác thực hiện tỉ mỉ, chính xác, an toàn.

I. CẤUTẠO

Bên cạnh các dòng tủ lạnh, tủ đông được biết đến như một trợ thủ đắc lực trong việc lưugiữ thực phẩm lâu ngày của người nộitrợ. Tuy nhiên, do dung tích của tủ khá lớn (từ vài trăm đến vài ngàn lít) nên chỉ thích hợp cho các hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh, nhà hàng. Tủ đông cũng có khá nhiều chủng loại như: tủ đông 1 cánh, tủ đông 2 cánh, tủ đông 3 cánh, tủ đông công nghiệp 6 cánh . . .

Hình 10.1 Tủđông 2 cánh SANAKY

Hình 10.2 Tủđông công nghiệploại 4 cánh và 6 cánh Inox.

Hình 10.3 Tủđông công nghiệploại 2 cánh có thớt.

Cấu tạo của tủ đông cũng giống như kết cấu của các loại tủ khác, gồm:

1. Phần khung: Khung tủ đông bao gồm toàn bộ phần khung vỏ, lớp cách nhiệt Poly Urethane dày 150 mm, các cánh cửa tủ, tấm kính, đệm cửa, các khay chứa thực phẩm.

2. Hệthống làm lạnh:

o Block: block dùng cho tủ dạng này thường có công suất 1/6 HP ÷ 3/4 HP.

o Dàn ngưng tụ: được lắp ở phía dưới của tủ và có quạt tản nhiệt.

o Dàn bay hơi: kết cấu dưới dạng các ống đồng (nhôm) quấn quanh khung nhôm theo kích thước của tủ đông.

Hình 10.4 Dàn ngưngtụtủđông.

.

Hình 10.5 Dàn ngưngtụtủđông có quạtgiảinhiệt

Hình 10.6 Dàn bay hơitủđông

1) Máy nén; 2) Đầu đẩy; 3) Đoạn dàn ngưng làm mát dầu; 4) Đường làm mát đầu vào;

5) Đường làm mát đầu ra; 6) Ốngxoắndưới đáytủ; 7) Dàn ngưng tụ; 8) Phin sấylọc;

9) Ống mao; 10) Dàn bay hơi; 11) Bình tách lỏng; 12) Hồi nhiệt; 13) Ống hút; 14) Ống dịchvụ; 15) Đầucảmbiến

3. Mạchđiện

Hình 10.7 Sơđồmạch điệntủđông SANAKY

Đối với các loại tủ đông công nghiệp, phần vỏ tủ là lớp thép không gỉ INOX, các khay chứa sản phẩm là nhôm đúc có độ bền cơ học và chống ăn mòn cao. Các sản phẩm loại này thích hợp cho khu vực bết nhà hàng, khách sạn, có công suất từ 100 W đến 1000 W, có loại 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh, 6 cánh (hình 5.3). Ngoài ra còn có loại tủ tích hợp 2 trong 1 là ngăn dưới trữ đông thực phẩm, phần trên có lắp phần thớt dùng cho việc chế biến thực phẩm (hình 5.4)

II. QUY TRÌNH KẾTNỐI:

1. Kết nối phần điện: thực hiện kết nối phần điện như sơ đồ mạch điện ở hình 10.7

2. Kết nốiphầncơ:

Bước 1: Lựa chọn block; lựa chọn công suất của block theo bảng 2.2. Sau khi lựa chọn ta thực hiện các bước kiểm tra block như: kiểm tra về điện, kiểm tra về cơ, kiểm tra dầu bôi trơn trong block, ngoài ra còn phải chú ý loại gas lạnh sử dụng trong tủ đông phù hợp với loại gas sử dụng cho block. Hiện nay, gas sử dụng cho các tủ đông là gas 134a và gas 404a.

Bước 2: Hàn nối ống đẩy của block với một đầu của dàn nóng, cấp nguồn cho block hoạt động, thổi sạch dàn nóng (thực hiện thổi sạch dàn nóng khi sử dụng dàn nóng cũ hoặc để lâu ngày có nhiều gỉ sét)

Bước 3: Cân cáp; hàn nối đầu còn lại của dàn nóng với phin lọc (đối với loại phi lọc có 3 lỗ, ta tiến hành hàn phần rắc-co vào phần lỗ đôi trước, sau đó mới hàn nối lỗ đôi còn lại với dàn nóng) hàn nối đầu còn lại của phin lọc với cáp, tiến hành cân cáp. Trị số cáp đối với tủ đông thường là 200 ÷ 220 PSI. Khi tiến hành cân cáp, ta gắn đồng hồ áp suất cao (đỏ) vào đầu rắc-co, khóa van đồng hồ, cấp nguồn cho block hoạt động, quan sát đồng hồ áp suất cao, nếu trị số áp suất trên đồng hồ cao hơn thì ta cắt bớt, nếu thấp hơn trị số yêu cầu thì ta thay cáp khác sao cho phù hợp trị số yêu cầu.

Bước 4: Hàn nốiđầu còn lạicủa cáp với dàn lạnh, hàn đầu còn lại của dàn lạnhvới ống hút của block.

Bước 5: Thử kín; sau khi kết nối hoàn thiện hệ thống, ta cấp nguồn cho block hoạt động (trị số trên đồng hồ áp suất cao lớn hơn khoảng 5 PSI so với trị số cân cáp) ta dùng bọt xà phòng thử kín những chổ đã hàn, nếu có bọt xà phòng nổi lên nhiều thì nơi đó hàn chưa kín, ngược lại không có bọt xà phòng nổi lên thì nơi đó đã được hàn kín.

Bước 6: Hút chân không; sau khi kiểm tra các chổ kết nối đã kín, ta gắn dây đồng hồ áp suất thấp (xanh) vào đầu dịch vụ của block, dây trung gian (vàng) vào máy hút chân không, mở hết hai van của đồng hồ áp suất, cấp nguồn cho máy hút chân không hoạt động, quan sát kim đồng hồ áp suất thấp khi trị số áp suất chân không đạt khoảng 40 PSI thì ta khóa hai van đồng hồ áp suất, tắt nguồn máy hút chân không. Thông thường thời gian hút chân không khoảng 15 phút, bên cạnh đócần phải chú ý đến môi trường, nếu có độ ẩm cao (trời mưa) thì thời gian hút chân không có thể diễn ra lâu hơn.

Bước 7: Nạp gas; sau khi rút chân không, ta tháo dây trung gian gắn vào bình chứa gas cần nạp cho tủ, mở van bình gas, đuổi sạch không khí trong dây trung gian bằng cách mở đầu kết nối dây trung gian với đồng hồ áp suất đến khi nghe tiếng xì (khoảng 2 giây) ta siết chặt lại. Nạp tĩnh (nạp sơ bộ) bằng cách mở van đồng hồ áp suất thấp sao cho áp suất khoảng 80 PSI (thời gian khoảng 5 giây) sau đó ta khóa van đồng hồ áp suất

thấp lại, cấp nguồn cho block hoạt động và ta tiến hành nạp gas cho đến đủ theo thông số ghi trên tủ hoặc trị số đồng hồ áp suất thấp đạt từ 5 đến dưới 10 PSI.

Bước 8: Kiểm tra tình trạng làm việc; tủ lạnh làm việc bình thường thì dàn nóng có nhiệt độ nóng đều ở hai vách, phin lọc ấm, dàn lạnh đóng băng, nhiệt độ ống hút block bằngvớinhiệtđộ môi trường, dòng điện làm việcđạttrịsố ghi trên tủ.

III. NHỮNGHƯHỎNGTHƯỜNGGẶP:

1. Đokiểm:

 Kiểm tra thông mạch: Sau khi lắp mạch ởsơ đồ hình 10.7, ta có thể dùng đồng hồ VOM thang đo Ohm X1 để đo, kim đồng sẽ chỉ thị 1 giá trị điện trở nào đó, nếu kim đồng hồ lệch hẳn về vị trí 0Ω → mạch điện bị ngắn mạch → kiểm tra lại phần đấu nối sơ đồ mạch điện

 Kiểm tra từng thiết bị trước khi đưa vào đấu mạch hoặc thay thế thiết bị trong mạch điện.

 Khi thay thế, thiết bị mới đưa vào chú ý phải cùng chủng loại, điện áp, dòng tác động, công suất của hệ thống.

2. Nhữnghưhỏng thườnggặp:

 Cấp nguồn, tủ đông hoạt động khoảng 5 phút ngưng hoạt động

o Nguồn điện không ổn định: dùng đồng hồ VOM thang đo vôn đo giá trị điện áp cấp cho tủ lạnh.

o Rơ le bảo vệ nhỏ hơn giá trị của block: thay Rơ le bảo vệ đúng trị số của block.

o Thermostat chỉnh quá thấp: điều chỉnh lại trị số Thermostat thích hợp.

 Tủ đông hoạt động bình thường, một thời gian sau không còn đó ng băng sản phẩm

o Quạt thông gió giải nhiệt cho tủ đông bị hỏng, dùng đồng hồ VOM đo kiểm tra, thay mới.

o Cửa tủ đông bị cong vênh, không kín. Kiểm tra và làm kín lại tủ.

o Block yếu bơm: kiểm tra không có dấu hiệu của xì gas lạnh, tháo rời block, dùng đồng hồ áp suất kiểm tra áp suất đầu đẩy của block, thay mới nếu block yếu bơm, chú ý công suất block thay mới phù hợp với tủ lạnh.

 Tủ lạnh chạm vào bị điện giật

o Có hiện tượng rò điện của thiết bị: kiểm tra phần đấu nối, dây điện có phần lừi chạm vào vỏ kim loại của tủ lạnh → tỏch phần chạm → dựng đồng hồ VOM đo kiểm lại trước khi cho mạch hoạt động.

o Block bị chạm vỏ: dùng đồng hồ VOM đo kiểm phần chạm vỏ ở cọc đấu dây với vỏ của block → thay mới nếu block chạm vỏ, chú ý đo kiểm phần chạm vỏ block mới trước khi lắp vào tủ lạnh.

CÂU HỎI

4. Cấu tạo tủ đông ?

5. Các bước thực hiện kết nối tủ đông ? 6. Những hư hỏng thường gặp tủ đông ?

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trình độ CĐTC) (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)