MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA

Một phần của tài liệu Giáo trình Máy điện (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trung cấp) (Trang 67 - 71)

BÀI 4: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ

5. MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA

Để động cơ mở máy đƣợc thì momen mở máy của động cơ phải lớn hơn momen cản của tải lúc mở máy, đồng thời momen mơ máy phải đủ lớn để thời gian mở máy trong phạm vị cho phép.

Dòng điện mở máy lớn bằng 5 đến 7 lần dòng điện định mức.

Hình 4.10. Sơ đồ mở máy động cơ 3 pha rotor dây quấn dùng điện trở 5.1. Mở máy động cơ rotor dây quấn

Muốn mômen mở máy cực đại thì hệ số trƣợt tới hạn phải bằng 1:

Khi có điện trở mở máy thì dòng điện mở máy là:

Theo biểu thức trên ta thấy khi có điện trở mở máy thì dòng điện mở máy giảm xuống. Đó là ƣu điểm lớn của động cơ rotor dây quấn.

5.2. Mở máy động cơ lồng sóc 5.2.1. Mở máy trực tiếp:

Đây là phương pháp đơn giản nhất chỉ việc đóng động cơ trực tiếp và lưới điện.

Nhược điểm của phương pháp này là dòng điện mở máy lớn, tụt áp rất nhiều. Nếu quán tính của máy lớn, thời gian mở máy sẽ lâu có thể làm chảy cầu chì bảo vệ. Vì thế, phương pháp này chỉ được sử dụng khi công suất của

54

mạng điện lớn hơn rất nhiều so với công suất động cơ, việc mở máy sẽ rất nhanh chóng và đơn giản.

a b c

a - Sơ đồ mở máy trực tiếp động cơ 3 pha rotor lồng sóc

b - Mở máy động cơ 3 pha rotor lồng sóc dùng cuộn kháng c - Mở máy động cơ 3 pha rotor lồng sóc dùng MBATN

Hình 4.11. Sơ đồ mở máy trục tiếp 5.2.2. Giảm điện áp stator khi mở máy

- Dùng điện kháng nối vào mạch stator: điện áp mạng điện đặt vào động cơ qua điện kháng ĐK. Lúc mở máy cầu dao D2 mở, cầu dao D1 đóng. Khi động cơ đã quay ổn định thì đóng cầu dao D2 để ngắn mạch điện kháng. Nhờ đó điện áp đặt vào động cơ giảm đi k lần, dòng điện sẽ giảm đi k lần, song mômen sẽ giảm đi k2 lần. (hình 4.12)

- Dùng máy tự biến áp: điện áp mạng điện đặt vào sơ cấp máy tự biến áp, điện áp thứ cấp máy tự biến áp đƣa vào động cơ. Thay đổi vị trí con chạy để cho lúc mở máy điện áp đặt vào động cơ nhỏ, sau đó dần dần tăng lên bằng định mức. (hình 4.13)

Gọi k là hệ số biến áp của máy tự biến áp, U1 là điện áp pha lưới điện, zn là tổng trở động cơ lúc mở máy.

+ Điện áp đặt vào động cơ khi mở máy là:

+ Dòng điện chạy vào động cơ lúc có máy tự biến áp:

55

+ Dòng điện I1 lưới điện cung cấp cho động cơ lúc có máy tự biến áp:

(1)

+ Khi mở máy trực tiếp, dòng điện I1 bằng:

(2)

Từ công thức (1) và (2) ta thấy dòng điện của lưới giảm đi k2 lần. Đây ưu điểm so với dùng điện kháng. Vì thế phương pháp dùng máy tự biến áp đƣợc dùng nhiều đối với động cơ công suất lớn.

- Phương pháp đổi nối sao – tam giác:

Phương pháp này chỉ dùng được với những động cơ khi làm việc bình thường dây quấn stator nối hình tam giác. Khi mở máy ta nối hình sao để điện áp đặt vào mỗi pha giảm đi √ lần. Sau khi mở máy ta nối lại thành hình tam giác đúng nhƣ quy định của máy.

Hình 4.12. Mạch khởi động sao – tam giác

Trên sơ đồ hình vẽ, khi mở máy ta đóng cầu dao sang phía Y, mở máy xong đóng sang phía .

+ Dòng điện dây khi nối hình tam giác:

+ Dòng điện dây khi nối hình sao:

56

So sánh 2 biểu thức trên ta thấy lúc mở máy thì dòng điện dây của lưới điện giảm đi 3 lần.Mômen giảm đi 3 lần.

Yêu cầu thực hiện:

1. Lắp đặt mạch điện mở máy động cơ 3 pha dùng biến áp tự ngẫu:

- Đo kiểm tra bộ dây động cơ - Đấu dây theo sơ đồ

- Cấp nguồn và vận hành

2. Lắp đặt mạch điện mở máy động cơ 3 pha đổi nối sao – tam giác dùng dao đảo:

- Đo kiểm tra bộ dây động cơ - Đấu dây theo sơ đồ

- Cấp nguồn và vận hành Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Trình bày phương pháp mở máy động cơ dùng cuộn kháng?

Câu 2: Trình bày phương pháp mở máy sao –tam giác động cơ 3 pha?

57

BÀI 5: XÂY DỰNG SƠ ĐỒ DÂY QUẤN 1 LỚP STATO ĐỘNG CƠ

Một phần của tài liệu Giáo trình Máy điện (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trung cấp) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)