.5 Khung phân tích

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng ở tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 37)

2.8Kinh nghiệm của các nước

2.8.1Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

Nhật Bản xác định hiệu quả ĐTPT thể hiện ở 6 kết quả chính: GDP, GNI tăng; GDP, GNI bình quân đầu người tăng; phân phối thu nhập công bằng; bảo

hiểm an tồn cho duy trì mức sống; nâng cao đời sống, sức khoẻ, vật chất, tinh thần; đảm bảo quyền tự do của người lao động.

Hàn Quốc từ thực tiễn phát triển của Hàn Quốc cho thấy, một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, xuất phát điểm kinh tế thấp, đất nước bị chiến tranh tàn phà nặng nề nếu ĐTPT hiệu quả sẽ đưa lại sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế. Điểm mấu chốt là xác định chiến lược phát triển KTXH đúng đắn và mềm dẻo thì ĐTPT mới có hiệu quả; coi trọng ĐTPT phát triển nguồn nhân lực; đa dạng hoá hệ thống tài chính để thu hút vốn ĐTPT; tập trung ĐTPT xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn kể cả vốn nhà nước và tư nhân để làm đầu tàu, nòng cốt cho phát triển kinh tế; củng cố và nâng cao hiệu quả các DNNN; thu hút tư nhân tham gia ĐTPT để bớt gánh nặng cho nhà nước.

Đài Loan lựa chọn CNH, HĐH với định hướng ĐTPT công nghiệp hướng vào kỹ thuật cao, tiếp đến là CNH gắn với HĐH. Tập trung nghiên cứu triển khai, đầu tư nhập khẩu công nghệ mới cho những ngành cơng nghiệp mới có triển vọng, trong đó lựa chọn chính xác các ngành chủ lực như vi điện tử, máy tính, bán dẫn. Đài Loan chú trọng ĐTPT chiều sâu, lựa chọn ngành nghề và sản phẩm chủ lực đúng nên chất lượng tăng trưởng tốt. Lựa chọn cơ cấu ngành nghề và ngành nghề chủ lực, mũi nhọn hợp lý, trong đó ưu tiên hàng đầu ĐTPT các ngành cơng nghiệp cơ bản có hàm lượng kỹ thuật cao.

2.8.2Đầu tư phát triển ở Trung Quốc

Đầu tư phát triển ở Trung Quốc có những đổi mới căn bản trong thời kỳ cải cách, mở cửa. Đây là những bài học về đổi mới ĐTPT cho Việt Nam. Trước hết là đổi mới tư duy trong ĐTPT. Đổi mới quan hệ sở hữu, quan trọng là sở hữu tư liệu sản xuất tạo điều kiện cho ĐTPT tăng trưởng. Cải cách công tác kế hoạch, từ đó ĐTPT từ NSNN được đổi mới căn bản. ĐTPT từ NSNN mạnh vào nông thôn để thực hiện cải cách nông thôn. Đổi mới lưu thông phân phối đảm bảo cho sản phẩm ĐTPT lưu thơng nhanh chóng, thuận lợi. Đổi mới hệ thống tài chính tiền tệ, tạo điều kiện cho ĐTPT thuận lợi. Đổi mới quan niệm về thị trường tạo điều kiện cho ĐTPT.

Đổi mới chính sách giá cả, trong đó có các loại giá cả liên quan đến ĐTPT. Sửa chữa uốn nắn thất bại kịp thời trong ĐTPT.

2.8.3Đầu tư phát triển ở một số nước ASEAN

Thái Lan từ 1998 đến nay, chủn sang thực hiện mơ hình CNH bền vững theo hướng bền vững, hội nhập (chiến lược hỗn hợp) do nền kinh tế phải đối mặt với tồn cầu hố, khu vực hố, thế giới có nhiều biến động. Thế giới có sự biến chuyển, thay đổi về lợi thế so sánh, tác động xã hội, mơi trường, văn hố. Trong phát triển kinh tế có sự tăng trưởng nóng, phát triển thái quá, lệch lạc. Từ đó, cần phải nhận thức lại và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng CNH bền vững theo hướng hội nhập. Mục tiêu là để phát huy lợi thế so sánh, khai thác tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để đạt tăng trưởng kinh tế cao, gắn tăng trưởng kinh tế với sự bền vững trong phát triển, vừa hướng ra thị trường quốc tế vừa coi trọng thị trường trong nước, chú trọng bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế gắn với phúc lợi xã hội. CNH không chỉ hướng về xuất khẩu mà còn tăng cường hội nhập khu vực và thế giới với việc tham gia sâu rộng vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế (APEC, WTO, AFTA, NAFTA).Theo đó ĐTPT được chuyển động theo hướng này. Malaysia đã tập trung ĐTPT phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH từ sớm. Kinh nghiệm của Malaysia là bài học cho Việt Nam: Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp tối ưu với điều kiện CNH, HĐH của một nước nơng nghiệp trình độ phát triển thấp. Khi đã phát triển được nông nghiệp, giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm để ổn định xã hội, tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng, phát triển về bề rộng. Lựa chọn và tập trung ĐTPT vào ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn là ngành khai thác, chế biến dầu mỏ. Khi đã phát triển được công nghiệp theo bề rộng, định hình và lựa chọn được ngành cơng nghiệp chủ lực mũi nhọn, tiếp tục ĐTPT công nghiệp về chiều sâu. Tăng cường ĐTPT triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích nghiên cứu triển khai ngay tại doanh nghiệp để đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu đến khâu áp dụng. Khuyến khích ĐTPT giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật và phát huy tối đa lợi thế đất nước. Trong công nghiệp

đặc biệt chú trọng ĐTPT vào khu vực tư nhân, coi khu vực tư nhân là chủ đạo của nền kinh tế.

Singapore từ thực tiễn ĐTPT ở Singapore có thể rút ra: Tận dụng thời cơ, lợi thế về địa lý, phát huy tiềm năng thế mạnh con người. Lựa chọn và thừa kế, phát triển hệ thống luật pháp của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng luật lệ trong đó có cả các văn bản liên quan đến ĐTPT. Xây dựng môi trường trong sạch cho ĐTPT. Nhà nước xây dựng hệ thống hành chính chuẩn mực, liên hồn, thống nhất toàn vẹn. Tinh giản bộ máy hành chính nhà nước, thiết lập hệ thống pháp lý tồn diện, lấy luật pháp làm nền tảng cho mọi hoạt động của tổ chức và công dân, kiên quyết chống tham nhũng. Ngồi mơi trường chính trị, KTXH, chú trọng phát triển môi trường tự nhiên, đảm bảo phát triển bền vững. ĐTPT những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo trong nước phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Tăng cường đầu tư vốn ra ngồi. Tập hợp đội hình các cơng ty như lớn như STRAITS, STEAMSHIP LAND, để tăng cường ĐTPT hướng ngoại. ĐTPT xây dựng nền kinh tế đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. ĐTPT khối thương mại tổng hợp. ĐTPT để sử dụng tối đa lợi thế của một cảng thương mại trung chuyển quốc tế. Phát triển KCHT tồn diện. Quy hoạch đơ thị, quản lý đất đai để ĐTPT đúng hướng, tránh lãng phí, dàn trải, manh mún. Cùng với ĐTPT KCHT kinh tế hiện đại, nhà nước quan tâm ĐTPT các cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và kỷ luật là chiến lược ưu tiên. Nhà nước ĐTPT nhà ở giá rẻ để đa số người dân có nhà ở thuộc sở hữu riêng hoặc thuê. Nhà nước chủ trương và kiên trì thực hiện ĐTPT tạo ra sự công bằng thể hiện ở mức sống, giáo dục, y tế, nhà ở giá rẻ; coi trọng ĐTPT để tạo dựng sự thống nhất về bản sắc quốc gia- dân tộc. Nhà nước ĐTPT tạo dựng một KCHT kỹ thuật và KCHT xã hội vững chắc. Nhà nước ĐTXD các cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, bưu điện, viễn thông, cung cấp dịch vụ về nhà ở, y tế, giáo dục. Thành phần kinh tế nhà nước đảm bảo dịch vụ hạ tầng và đảm bảo cơ sở pháp lý cho một chế độ kinh doanh tự do phát triển. ĐTPT từ NSNN rất hiệu quả.

Nhật bản Xác định hiệu quả ĐTPT thông qua: GDP, GNI; phân phối thu nhập công bằng; bảo hiểm an toàn cho duy trì mức sống; nâng cao đời sống, sức khoẻ, vật chất, tinh thần; đảm bảo quyền tự do của người lao động

Hàn Quốc Đa dạng hố hệ thống tài chính; tập trung ĐTPT xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn; củng cố và nâng cao hiệu quả các DNNN; thu hút tư nhân đầu tư

Đài Loan ĐTPT công nghiệp hướng vào kỹ thuật cao, ĐTPT chiều sâu lựa chọn ngành nghề và sản phẩm chủ lực như vi điện tử, máy tính, bán dẫn

Trung Quốc Đổi mới ĐTPT như đổi mới tư duy, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, lưu thông phân phối, hệ thống tài chính tiền tệ, thị trường, chính sách giá cả

Thái Lan Thực hiện mơ hình cơng nghiệp hóa bền vững theo hướng bền vững, hội nhập

Malaysia Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp tối ưu với điều kiện CNH, HĐH của một nước nông nghiệp. Khi đã phát triển được nông nghiệp, giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm để ổn định xã hội, tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng, phát triển về bề rộng; sau đó tiếp tục ĐTPT cơng nghiệp về chiều sâu.

Singapore Tận dụng thời cơ, lợi thế về địa lý, phát huy tiềm năng thế mạnh con người. Tinh giản bộ máy hành chính nhà nước, thiết lập hệ thống pháp lý toàn diện, lấy luật pháp làm nền tảng cho mọi hoạt động của tổ chức và công dân, kiên quyết chống tham nhũng, chú trọng phát triển môi trường tự nhiên, đảm bảo phát triển bền vững. ĐTPT những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo trong nước phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Tăng cường đầu tư vốn ra ngoài.

2.9Các nghiên cứu của Việt Nam

Thời gian vừa qua đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về hiệu quả đầu tư ở Việt Nam, trong đó có một số bài viết tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư cơng nói chung. Hầu hết các tác giả đều đưa ra kết luận là hiệu quả đầu tư cơng ở Việt Nam cịn thấp.

Nguyễn Anh Tuấn (2010) đã trình bày kết quả kiểm tốn các dự án đầu tư công ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Kết quả kiểm toán cho thấy trong thời gian này về cơ bản các khoản đầu tư công đã mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, việc thực hiện đầu tư cơng có tính ưu tiên cho các dự án trọng điểm và các vùng khó khăn. Tuy nhiên việc đầu tư cơng vẫn cịn nhiều hạn chế như sau: cơng tác quy hoạch và dự báo cịn yếu kém và hạn chế gây lãng phí trong đầu tư, chất lượng cơng tác lập và thẩm định dự án còn thấp; công tác khảo sát thiết kế không được thực hiện tốt; quá trình chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án còn chậm trễ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án; đền bù sai quy định và chậm trễ; bố trí VĐT dàn trải và sai quy định; cơng tác lựa chọn nhà thầu khơng được thực hiện tốt, khơng loại bỏ chi phí thừa, nhiều nhà thầu khơng đủ tiêu chuẩn vẫn lựa chọn; thi công không đúng thiết kế, nghiệm thu sai quy định.

Nghiên cứu của Viện chiến lược và chính sách tài chính (2012) cho thấy trong giai đoạn 2001-2010, đầu tư công ở Việt nam có vai trị rất quan trọng trong duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù vậy, đầu tư cơng ở Việt Nam vẫn cịn hạn chế như sau chưa phát huy được vai trò thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác; đầu tư công vẫn tập trung vào nhiều ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có khả năng đầu tư; khơng có các tiêu chí cụ thể xác định tính ưu tiên của các dự án dẫn tới đầu tư dàn trãi gây thất thốt, lãng phí; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch ở nhiều ngành và lĩnh vực còn thấp; mặc dù đầu tư công ở mức cao nhưng không tập trung được nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng có tác dụng lan tỏa để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhằm làm rõ hơn vấn đề, một số tác giả đã đi sâu hơn vào phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả đầu tư từ NSNN thay vì đầu tư cơng nói chung.

Nguyễn Quang A (2010) nói về đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 1995-2009. Bài viết đã nêu lên mối quan hệ giữa chi ĐTPT và VĐT từ NSNN, bên cạnh đó cịn nêu những hiện trạng đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 1995-2009 tập trung vào các lĩnh vực nào. Theo tác giả kết luận thì việc đầu tư từ NSNN ở Việt Nam quá chú trọng vào cái tạo ra giá trị “vật chất” mà không chú trọng vào con người. Việc chi đầu tư vào y tế, giáo dục còn chưa được chú trọng, thiếu tập trung vào vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam làm cho hiệu quả xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việc đầu tư từ NSNN là chưa hiệu quả chủ yếu do đầu tư chưa đúng chỗ.

Bùi Mạnh Cường (2012) nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp lập luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng phân tích định tính, thống kê. Để đánh giá hiệu quả đầu tư từ NSNN giai đoạn 2005-2006 tác giả dùng một hệ thống các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đánh giá một cách tổng quát nhiều khía cạnh sự đóng góp của đầu tư từ NSNN vào phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu nói rằng từ năm 2005 đến năm 2010, đầu tư từ NSNN chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội nhưng có xu hướng giảm. Cơ cấu đầu tư từ NSNN theo các ngành nghề kinh tế chưa hợp lý, còn dàn trãi và thiếu chiến lược dài hạn nên “không tạo ra được các ngành kinh tế, sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”. Đối với hiệu quả kinh tế, ICOR của VĐT từ NSNN tăng nhanh và cao thể hiện đầu tư từ nguồn vốn này là kém hiệu quả. Việc đánh giá hiệu quả xã hội cũng cho thấy đầu tư từ ngân sách có hiệu quả giảm trong việc nâng cao mức sống người dân, nhưng hiệu quả trong việc giảm nghèo ở nông thôn lại tăng lên.

Bên cạnh các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư cơng ở phạm vi cả nước cũng có một số tác giả nghiên cứu ở phạm vi hẹp hơn mà cụ thể là ở TP HCM.

Nguyễn Hoàng Anh (2008) đã đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP HCM giai đoạn 2001-2007. Để đánh giá hiệu quả tổng quát, tác giả sử dụng các chỉ tiêu vĩ mơ (ICOR, tỷ lệ GDP/VĐT), sau đó phân tích các dự án đầu tư cơng thực tế kết hợp với các chỉ tiêu vi mô (NPV) để đánh giá hiệu quả của dự án này. Nhằm đi sâu tìm hiểu các hạn chế trong quản lý đầu tư công, tác giả tiếp tục nghiên cứu năng lực của cơ quan nhà nước, nghiên cứu thủ tục hành chính, các quy định pháp luật và nghiên cứu vấn đề kinh phí. Kết quả đánh giá cho thấy hiệu quả công tác quản lý đầu tư công ở TPHCM chưa cao thể hiện ở việc tồn tại tình trạng nhiều dự án bị kéo dài tiến độ, một số dự án có chất lượng thấp, đầu tư nhiều hạn mục lãng phí, có tình trạng tham nhũng, rút ruột cơng trình. Tác giả đưa ra một số hạn chế trong quản lý đầu tư công như: năng lực cơ quan quản lý chưa cao, bộ máy hành chính chậm chạp, kém hiệu quả; thiếu xót và khơng rõ ràng trong các quy định về lĩnh vực đầu tư xây dựng và đấu thầu; tỷ lệ phần trăm phân chia giữa thu NSTW và NSĐP chưa mang tính khuyến khích và thiếu hụt vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn chung các nghiên cứu trên đã giúp làm rõ hơn vấn đề về hiệu quả đầu tư cơng nói chung và đầu tư từ NSNN nói riêng, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng hiệu quả đầu tư công và đầu tư từ NSNN ở Việt nam khá thấp. Các nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng ở tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w