30 đây cũng trở thành điểm giao lưu, hội tụ cán bộ, công nhân kỹ thuật của tất cả các tỉnh đây cũng trở thành điểm giao lưu, hội tụ cán bộ, công nhân kỹ thuật của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có hàng ngàn cơng nhân, cán bộ kỹ thuật nước ngoài.
Bên cạnh về thế mạnh về dầu khí, Đơng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. Hai địa phương ven biển là Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch biển, đảo, phát triển các loại hình dịch vụ như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái rừng – biển – đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ... Các di tích lịch sử cũng tạo nên sự phong phú cho các hoạt động du lịch. Đặc biệt, Vũng Tàu cũng được xem là không gian trọng điểm du lịch cuối tuần cho du khách ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt quan trọng cho du khách Liên Xô (cũ), phục vụ cho các chương trình dầu khí Việt – Xơ.
2.4. Tiểu kết luận chuyên đề
Việc nhận diện đầy đủ về tiềm năng thế mạnh biển, đảo Đông Nam Bộ sẽ góp phần mang lại nhận thức đúng đắn, cấp tiến để phát huy những giá trị tiềm năng thế mạnh biển, đảo của vùng. Thực tiễn phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Đông Nam Bộ trong những năm 1975-1986 cho thấy Đảng bộ và chính quyền Đơng Nam Bộ bước đầu đã tận dụng thời cơ, phát triển tài nguyên vị thế biển đảo, khẳng định tầm quan trọng chiến lược biển đảo trong vùng khơng gian Biển Đơng, trong đó Cơn Đảo giữ vị trí tiền tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay vùng ven biển Đơng Nam Bộ có vai trị to lớn để phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển phía Nam. Đây là vấn đề ln có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Đông Nam Bộ nằm trên các trục đường giao thông quan trọng về cả thủy, bộ và là trung tâm kinh tế của miền Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá của miền Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Với vị thế ấy, Đông Nam Bộ ở vào một vị trí rất năng động của cả nước với sự tăng trưởng nhanh chóng của vùng động lực, tam giác kinh tế- văn hố thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hồ và Vũng Tàu.
Thành cơng nổi bật trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Đông Nam Bộ (1975-1986) là hoạt động thăm dị dầu khí trên thềm lục địa Đơng Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dị, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông.
31 Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, việc phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, việc phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Đông Nam Bộ (1975-1986) đặt những cơ sở quan trọng tiến tới hình thành những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Việc phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Đông Nam Bộ (1975-1986) đã tạo nên sự tăng trưởng về phương tiện, sản lượng, nhiều nghề đánh bắt mới cũng phát triển như: nghề vây kết hợp ánh sáng, nghề câu, nghề chụp mực... ở Đông Nam Bộ trong bối cảnh đất nước nước trong thời kỳ bao cấp.
Tóm lại, việc phát huy tiềm năng vị thế biển đảo Đông Nam trong những năm 1975 – 1980 tạo những tiền đề quan trọng để Đông Nam Bộ hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH và hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng; tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế. Đây cũng là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, viễn thơng, dịch vụ cảng…. Đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thơng thống. Từ đó, đặt nền móng hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, cơng nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng cơng nghiệp hóa của vùng và của cả nước, là vùng duy nhất hiện nay của cả nước hội tủ đủ điều kiện và lợi thế cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để có tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững, thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới.
32
Chuyên đề 3
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1975 – 1986)