Nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH Tư vấn và

Một phần của tài liệu luan van nattaya 1 1một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH tư vấn và DỊCH vụ đại HỒNG PHÁT (Trang 41 - 45)

2.1 .Khái quát về Công ty TNHH Tư Vấn và Dịch Vụ Đại Hồng Phát

2.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH Tư vấn và

dịch vụ Đại Hồng Phát

2.4.1 Những kết quả đạt được

Qua phân tích nhìn chung cơng tác quản lý vốn lưu động của công ty trong giai đoạn ba năm 2014, 2015, 2016 có nhiều thành tựu như sau:

- Với sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên năng động,có trình độ.Cơng ty đã dần chiếm lĩnh được thị trường,doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm.

- Bộ máy quản lý của công ty được bố trí đơn giản,gọn nhẹ, phù hợp.Các phịng ban chức năng là các cơ quan tham mưu,giúp việc cho ban giám đốc một cách có hiệu quả nhằm giúp cho ban lãnh đạo cơng ty đưa ra quyết định kinh

doanh có hiệu quả.

- Khi xây dựng kế hoạch tài chính,cơng ty ln dựa vào những thế mạnh sẵn có để phát huy và tìm ra những biện pháp để giải quyết,tháo gỡ những khó khăn,kịp thời nắm bắt những diễn biến xảy ra ở môi trường xung quanh tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đều cho kết quả tốt, vốn lưu động được sử dụng tiết kiệm hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

- Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho đều tăng từ đó làm giảm số ngày hồn thành một vòng quay, dẫn đến tốc độ chu chuyển vốn lưu động cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động trong kinh doanh, dành nguồn này vào đầu tư lĩnh vực khác.

- Việc cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp luôn được thực hiện một cách đồng bộ giúp cho quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục, đúng theo kế hoạch.

2.4.2 Một số hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những điểm mạnh kể trên,trong những năm qua công ty đã thu được những kết quả sản xuất kinh doanh cao và có ý nghĩa, tuy nhiên trong quá trình phát triển của nhà máy cũng đã thể hiện một số vấn đề còn hạn chế:

- Biến động lãi suất, tỷ giá cũng gây những bất lợi cho việc tạo nguồn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Việc hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính cạnh tranh trong từng doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến ưu thế kinh doanh của doanh nghiệp

- Công ty chưa quản lý chặt chẽ các khoản phải thu ngắn hạn của công ty. Điều này cho thấy phần lớn vốn kinh doanh của công ty đang bị chiếm dụng từ người khác, đặc biệt là phía bạn hàng

- Cơ cấu nguồn vốn của công ty khá bất hợp lý. Nợ phải trả ngắn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của cơng ty.Có thể thấy hoạt động kinh doanh của cơng ty chủ yếu đến từ nguồn vốn đi vay và chiếm dụng của các nhà cung cấp, điều này phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp, khả năng gặp rủi ro trong thanh toán là khá cao

dài và khá cao.

- Vòng quay HTK chậm. Chứng tỏ DN chưa chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng HTK, ứ đọng quá nhiều so với mức cần thiết. Điều này ảnh hưởng tới quá trình huy động và sử dụng VLĐ của DN bởi có quá nhiều vốn bị tồn trong kinh doanh gây ra sự lãng phí vốn.

- Kỳ thu tiền trung bình của DN khơng được nhanh, vẫn ở mức cao, thời gian thu hồi vốn đang chậm,DN gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản phát sinh và thanh toán.

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhanh và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tức thời vẫn còn ở mức rất thấp. Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả của DN vẫn còn rất kém và hạn chế.

- Nguồn vốn kinh doanh tăng qua các năm, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong cả ba năm. Như vậy để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và ổn đinh Công ty cần phải thường xuyên huy động vốn, đồng thời nợ vay quá hạn lớn sẽ là gánh nặng cho Công ty trong việc trả nợ vay và lãi vay.

- Vốn chủ sở hữu của công ty ở ba năm vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, nên khả năng tự tài trợ, độc lập về tài chính của Cơng ty vẫn ở mức thấp.

- Cơng tác quản lý các khoản phải thu cịn nhiều hạn chế.

- Doanh nghiệp chưa có khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng phải thu khó địi.

2.4.3. Ngun nhân

*) Nguyên nhân khách quan

Tình hình biến động của cơ chế thị trường diễn ra căng thẳng, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho hoạt động kinh của cơng ty lâm vào tình trạng bất lợi. Sự cạnh tranh của đối thủ đòi hỏi mức chiết khấu ngày càng cao hơn. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải khơng ngừng đổi mới linh hoạt trong các đối tượng khách hàng, tăng cường quản lý vốn kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Có làm được đó mới hy vọng đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

- Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao và có sự gia tăng liên tục trong 3 năm qua. Lý do là để duy trì lượng doanh thu và cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, cơng ty đã duy trì một chính sách tín dụng thương mại tương đối lỏng đối với khách hàng, chính điều này đã khiến cho số lượng khách hàng chậm thanh toán và nợ đọng tăng cao trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Việc chậm thanh tốn và nợ đọng này đã làm giảm lượng tiền về cơng ty qua đó gây ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn.

- Chi phí của cơng ty tăng nhanh nhất là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệpo do cơng ty chưa có biện pháp tiết kiệm chi phí triệt để.

- Khâu tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được thực hiện tốt dẫn đến hàng hóa của cơng ty chưa tạo được chỗ dứng trên thị trường. Việc khai thác, huy động, quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

VÀ DỊCH VỤ ĐẠI HỒNG PHÁT

Một phần của tài liệu luan van nattaya 1 1một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH tư vấn và DỊCH vụ đại HỒNG PHÁT (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w