Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của LienVietPostBank (Đơn vị: tỷ đồng)
Chi tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- +/- (%) +/- +/- (%) Dư nợ CVTD 302 33,82 364 34,73 456 31,19 62 20,53 92 25,27 Dư nợ cho vay khác 591 66,18 684 65,27 1.006 68,81 93 15,74 322 47,08 Tổng dư nợ 893 100 1.04 8 100 1.46 2 100 155 17,3 6 414 39,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh LienVietPostBank Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu cho thấy, dư nợ CVTD có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2019, dư nợ CVTD là 302 tỷ đồng. Năm 2020, con số này là 364 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng, tương đương 20,53%. So với năm 2020, dư nợ CVTD năm 2021 tăng khá nhiều, đạt 456 tỷ đồng, tăng 92 tỷ đồng, tương ứng 25,27%.
Sở dĩ có điều này bởi, giai đoạn 2019-2020, nước ta bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, khiến bối cảnh kinh tế khó khăn, đời sống người dân có phần giảm sút, ít khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng, mà thay vào đó là chuyển sang hướng tiết kiệm, do vậy mà dư nợ CVTD cũng thấp hơn các năm khác. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kép của thiên tai và đại dịch Covid-19, song với sự nỗ lực tập trung phát triển kinh doanh, LienVietPostBank Bắc Ninh đã đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định. Quy mô tăng trưởng phù hợp với diễn biến của thị trường và nền kinh tế.
Đến năm 2021, kinh tế khả quan hơn, cuộc sống con người dần ổn định và cải thiện, dẫn đến nảy sinh nhiều hơn các nhu cầu mua sắm chi tiêu phục vụ đời sống, dẫn tới dư nợ CVTD có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng này là bởi Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, LienVietPostBank Bắc Ninh cũng thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, chủ động chia sẻ khó khăn với người dân
trước ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chi nhánh cũng mở rộng hoạt động CVTD với những điều kiện thơng thống, ưu đãi hơn so với các ngân hàng cạnh tranh khác trên cùng địa bàn nên thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt với sự chăm sóc, hỗ trợ của CBTD giúp cho khách hàng có thể yên tâm, thoải mái giao dịch cũng như nhanh chóng thực hiện được kế hoạch của bản thân.
2.3.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của LienVietPostBank Bắc Ninh giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019So sánh 2021/2020So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- +/- (%) +/- +/- (%) Mua ơ tơ trả góp 98 32,45 107 29,39 164 35,96 9 9,18 57 53,27 Sửa chữa và mua nhà 103 34,11 132 36,26 178 39,04 29 28,16 46 34,85 Cán bộ công nhân viên 21 6,95 39 10,71 30 6,58 18 85,71 -9 -23,08 Du học 22 7,28 36 9,89 39 8,55 14 63,64 3 8,3
Cho vay tiêu
dùng khác 58 19,21 50 13,74 44 9,65 -8 -13,8 -6 -12
Dư nợ cho vay tiêu
dùng 302 100 364 100 456 100 62 20,53 92 25,27
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LienVietPostBank Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm cho thấy: dư nợ cho vay mua ơ tơ trả góp, mua nhà và du học đều tăng qua các năm. Cụ thể: dư nợ cho vay mua ơ tơ trả góp của chi nhánh tăng lần lượt từ năm 2019 đến năm 2021 là 98 tỷ, 107 tỷ và 164 tỷ. Từ 31/12/2019 đến 31/12/2020 dư nợ cho vay mua ô tô tăng 9 tỷ tương ứng tăng 9,18%. Nhưng đến 31/12/2021 dư nợ cho vay mua ô tô tăng lên 164 tỷ đồng, tăng 57 tỷ, tương ứng tăng 53,27% so với cùng kì năm 2020. Dư nợ cho vay du học sinh thời điểm 31/12/2019 đến 31/12/2020 tăng nhanh từ 22 tỷ đến 36 tỷ, tăng 14 tỷ đồng tương ứng tăng 63,64%.
Sở dĩ cho vay du học ngày càng phát triển như vậy do đã có nhiều thay đổi linh hoạt cũng như đưa ra các hình thức hỗ trợ chi phí du học trọn gói trong suốt thời gian học phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó, các sản phẩm CVTD cịn đơn điệu tập trung chủ yếu vào mua ô tô; sữa chữa và mua nhà. Giai đoạn từ năm 2019-2021, sản phẩm mua ơ tơ trả góp có chút biến động. Cụ thể: Năm 2019, sản phẩm mua ơ tơ trả góp chiếm 32,45% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng; nhưng đến năm 2020, sản phẩm mua ơ tơ trả góp lại giảm cịn 29,39% trên tổng dư nợ CVTD; sản phẩm mua ơ tơ trả góp lại tăng vọt vào năm 2021 vớ 35,96% trên tổng dư nợ. Đối với sản phẩm sửa chữa và mua nhà lại tăng đều qua các năm lần lượt là 34,11%, 36,26%, 39,04% trên tổng dư nợ CVTD. Điều này chứng tỏ, sản phẩm mua ô tô; sửa chữa và mua nhà là sản phẩm được nhiều người tìm đến nhất trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng
2.3.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo nhóm nợ của LienVietPostBank Bắc Ninh giai đoạn 2019-2021
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo nhóm nợ (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 302 100 364 100 456 100 6 20, 92 25,3 - Nhóm 1 287, 5 95,2 348,6 95,8 436, 9 95,8 61,1 21,3 88,3 25,3 - Nhóm 2 9,8 3,2 10,2 2,8 12,4 2,7 0,4 4,1 2,2 21,6 - Nhóm 3 - - 3,1 0,9 2,5 0,5 - - -0,6 -19,4 - Nhóm 4 2,9 0,96 - - 1,8 0,4 - - - - - Nhóm 5 1,8 0,6 2,1 0,6 2,4 0,5 0,3 16,7 0,3 1,43
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank Bắc Ninh)
Qua bảng dư nợ cho vay tiêu dùng theo nhóm nợ của LienVietPostBank từ 31/12/2019 đến 31/12/2021 cho thấy: Nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn tăng đều qua các năm lần lượt là 287,5 tỷ; 348,6 tỷ; 436,9 tỷ. Nhóm 2- Nợ cần chú ý có xu hướng tăng nhẹ qua các năm lần lượt là 9,8 tỷ; 10,2 tỷ; 12,4 tỷ. Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn giảm đều trong 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 3,1 tỷ xuống còn 2,5 tỷ, tương ứng với giảm 19,4%. Nhóm 4- Nợ nghi ngờ giảm từ năm 2019 đến năm 2021 là 2,9 tỷ xuống cịn 1,8 tỷ. Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn lại có dấu hiệu tăng đều qua các năm lần lượt là1,8 tỷ; 2,1 tỷ; 2,4 tỷ.Nhóm 3,4 đều có xu hướng giảm qua các năm.
Dư nợ nhóm 1 tăng là do Chi nhánh đẩy mạnh công tác xem xét, đánh giá kỹ lưỡng các khoản vay trước khi ra quyết định cấp tín dụng, đồng thời tăng cường đơn thúc khách hàng trả nợ vay đúng hạn. Nhóm 2 và nhóm 5 cũng tăng, nhưng nhóm 5 có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm. Điều này là do thu nhập của khách hàng chịu tác động của nền kinh tế diễn biến phức tạp trong thời gian qua, làm cho khả năng trả nợ bấp bênh, từ đó làm cho các khoản nợ phải xem xét và điều chỉnh lại.Bên cạnh đó, một số CBTD thiếu năng lực, trách nhiệm, chủ quan trong việc thẩm định, giám sát, cố tình “nới tay” trong quá trình thẩm định tài sản thế chấp để nhận lại khoản
hoa hồng, khiến khoản vay bị đánh giá sai. Nguyên nhân là do thiếu kinh nghiệm dẫn tới những sơ sót trong nghiệp vụ; thẩm định TSĐB cao hơn giá thị trường… để nhận khoản lót tay của khách hàng vay vốn cho CBTD; khơng phân tích kỹ nhu cầu sử dụng vốn và thiếu sự giám sát thường xuyên mục đích tiêu dùng của khách hàng; cho vay khi chưa đủ điều kiện hồ sơ, tài chính…Tuy nhiên sau đó, Chi nhánh đã có sự tái thẩm định và kịp thời xử lý những sai phạm, kiểm tra chặt chẽ, liên tục hoạt động sử dụng vốn cũng như TSĐB của khách hàng để tránh rủi ro. Đối với những CBTD làm sai, Chi nhánh cũng đã đưa ra hình thức cảnh cáo, hạ lương, hoặc bắt đền bù thiệt hại; đồng thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại đội ngũ CBTD làm theo đúng quy trình, khơng tái phạm để hạn chế rủi ro ở mức tối ưu nhất.
2.3.4. Tỷ trọng thu nhập của hoạt động CVTD tại LienVietPostBank Bắc Ninh
Bảng 2.7: Tỷ trọng thu nhập của hoạt động CVTD tại LienVietPostBank Bắc Ninh giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chi tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 +/- (%)+/- +/- (%)+/- Tổng thu nhập từ hoạt động cho vay 123,8 119,47 158,03 -4,33 -3,5 38,56 32,28 Thu nhập CVTD 42,2 40,5 48,2 -1,7 -4,03 7,7 19,01 Tỷ trọng thu nhập (%) 34,1 33,9 30,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ trọng thu nhập của LienVietPostBank Bắc Ninh có xu hướng giảm dần lần lượt là 34,1%; 33,9%; 30,5%. Mặc dù tỷ trọng thu nhập có xu hướng giảm dần nhưng tổng thu nhập từ hoạt động cho vay và thu nhập từ CVTD lại có sự biến động. Năm 2020, tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng giảm 4,33 tỷ đồng so với năm 2019. Nhưng đến năm 2021, tổng thu nhập từ cho vay lại có xu hướng tăng vọt lên 38,56 tỷ đồng tương ứng tăng 32,28% so với năm 2020. Và thu nhập từ hoạt động cho vay cũng biến động vào năm 2020 với mức giảm 1,7 tỷ đồng tương ứng giảm 4,03% so với năm 2019 và đến năm 2021 có xu hướng tăng trở lại với mức tăng 7,7 tỷ đồng tương ứng tăng 19,01% so với năm 2020.
tác động kép, Thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế Thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự, thậm chí là phá sản đã tác động xấu tới khả năng trả nợ của khách hàng cũng như chất lượng CVTD của ngân hàng, khiến thu nhập CVTD thấp hơn so với năm trước.
2.3.5. Số lượng khách hàng vay vốn của LienVietPostBank Bắc Ninh
Bảng 2.8: Tăng trưởng số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị: khách hàng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020
KH % KH % KH % +/- (%)+/- +/- (%)+/- Tổng số KH cho vay 1.178 100 1.356 100 1.509 100 178 15,11 153 11,28 Số KH cho vay tiêu dùng 431 36,59 518 38,2 604 40,03 87 20,19 86 16,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LienVietPostBank Bắc Ninh)
Qua bảng thống kê tăng trưởng số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng của chi nhánh ta thấy số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy chi nhánh đang phát triển, mở rộng mảng cho vay tiêu dùng. Cụ thể năm 2019, số lượng khách hàng vay tiêu dùng là 431 khách hàng, nhưng đến năm 2020 số lượng khách hàng đạt 518 khách hàng, tăng 87 khách hàng tương ứng tăng 20,19% so với năm 2019. Và đến năm 2021 số lượng khách hàng tiếp tục tăng lên tới 608 khách hàng tăng 86 khách hàng tương ứng tăng 16,6%. Số lượng khách hàng mỗi năm một tăng cho thấy ngân hàng đã và đang thu hút được nhiều khách hàng và trong tương lai sẽ phát triển mạnh về kênh bán lẻ và ngày càng mở rộng mạng lưới của chi nhánh.
2.3.6. Tỷ lệ nợ quá hạn của LienVietPostBank Bắc Ninh
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 +/- +/- (%) +/- +/- (%)
Tổng dư nợ cho vay tiêu
dùng 302 364 456 62 20,52 92 25,3
Dư nợ quá hạn CVTD
14,5 15,4 19,1 0,9 6,2 3,7 24,02
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD
(%) 4,8 4,23 4,19 -0,57 -11,9 -0,4 -0,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh LienVietPostBank Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu về tỷ lệ quá hạn của LienVietPostBank Bắc Ninh giai đoạn 2019- 2021 cho thấy: tỷ lệ nợ quá hạn CVTD có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn CVTD lên tới 4,8%, tức là trong 100 đồng dư nợ CTD thì có 4,8 đồng là nợ q hạn. Sang năm 2020, tỷ lệ này đã giảm 0,57%, nghĩa là trong 100 đồng dư nợ CVTD thì có 4,23 đồng nợ q hạn. Cịn năm 2021, trong 100 đồng dư nợ CVTD thì 4,19 đồng nợ quá hạn, giảm 0,4 đồng so với năm 2020.
Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2019, tài chính của một số khách hàng có diễn biến bất ổn do kinh tế suy thối, bên cạnh đó cịn có một số khách hàng ý thức trả nợ kém, từ đó dẫn đến chậm trả nợ vay. Rút kinh nghiệm từ việc này nên sang năm 2020-2021, Chi nhánh đã có những biện pháp cứng rắn hơn, yêu cầu CBTD có sự kiểm tra, giám sát các khoản vay có sử dụng đúng mục đích hay khơng, tình hình tài chính của khách hàng như thế nào… một cách thường xuyên, cẩn thận; đồng thời tuân thủ, chấp hành theo đúng các quy tắc về quy trình cho vay để phịng ngừa các rủi ro.
Tuy tỷ lệ nợ CVTD quá hạn của Chi nhánh giảm tốc độ và thấp hơn 5% theo quy định của NHNN, song vẫn khá cao so với các chi nhánh ngân hàng khác, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng CVTD, do đó Chi nhánh cần chú ý điều này. Qua thời gian, chỉ tiêu này giảm dần chứng tỏ LienVietPostBank Bắc Ninh cũng đã có sự nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ nợ CVTD quá hạn, cải thiện hình ảnh và nâng cao chất lượng trong mắt khách hàng ngày một tốt hơn.