Lựa chọn công nghệ thực hiện

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế gian hàng triển lãm - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 86 - 96)

I. THIẾT KẾ GIAN HÀNG TRIỂN LÃM

5. Lựa chọn công nghệ thực hiện

- Lựa chọn mẫu thiết kế gian hàng hội chợ triển lãm là yếu tố đang nhận được sự

quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Chính lẽ đó, Việt Nam có thêm nhiều hội chợ triển lãm

diễn ra với quy mô từ nhỏ đến lớn, những sự kiện này là cơ hội để các doanh nghiệp trong

và ngoài nước quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Vì đây là nơi hội tụ rất nhiều khách hàng đa dạng từ nhà đầu tư lớn cho tới các cửa hàng bán lẻ. Để có được một gian hàng ấn tượng và độc đáo nên cân nhắc lựa chọn cho mình một Cơng ty uy tín chun thiết

kế và thi cơng gian hàng triển lãm. (xem Hình 7.13)

Hình 7.13. Gian hàng Vestel

- Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thiết kế và thi công gian hàng triển lãm Công ty Gia Long hiện đang được rất nhiều khách hàng – đối tác tin tưởng lựa chọn.

Bởi đây sẽ là cầu nối mang đến cho doanh nghiệp một không gian giao thương thể hiện đặc

trưng và cá tính của thương hiệu. Nếu quý Doanh nghiệp đang quan tâm và đang tìm kiếm đối tác thiết kế thi cơng gian hàng hội chợ triển lãm thì Gia Long là lựa chọn đáng tin cậy!

5.1. Thiết kế gian hàng tiêu chuẩn

- Gian hàng tiêu chuẩn thường có kích thước 3m x 3m x 2,5m (dài x rộng x cao), những Công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm và mới tham gia hội chợ triển lãm thì giải

pháp tốt nhất là chọn gian hàng tiêu chuẩn. Đây là gian hàng thường được chọn sử dụng

nhiều trong các hội chợ với chi phí thiết kế và thi cơng thấp. Mặc dù chi phí thấp nhưng

khơng có nghĩa gian hàng khơng nổi bật, không thu hút khách hàng, quan trọng là cần biết

tận dụng điểm mạnh của gian hàng. (xem Hình 7.14 và Hình 7.15)

Hình 7.15. Thiết kế gian hàng theo tiêu chuẩn 2 mặt tiền

- Khi thiết kế gian hàng này ta phải thực hiện các tiêu chuẩn về thiết kế như: Bản vẽ tổng thể, bản vẽ kỹ thuật về mặt đứng và mặt cắt, bản vẽ sơ đồ điện, kích thước gian hàng triển lãm và sau đó xác định được cơng trình có phù hợp tại khơng gian khơng, hay có đảm bảo an tồn khơng. (xem Hình 7.16)

5.2. Thiết kế gian hàng độc quyền

- Thiết kế độc quyền là Cơng ty muốn gian hàng mình khơng đụng hàng với các

gian hàng khác, ấn tượng và độc đáo tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng tới tham quan.

Loại gian hàng này được đầu tư kỹ lưỡng, cẩn trọng, bỏ nhiều chi phí, thời gian và công sức để thiết kế và thi công. (xem Hình 7.17)

Hình 7.17. Mẫu gian hàng Maxtex được Gia Long thiết kế độc quyền

- Việc thiết kế và thi công loại gian hàng này được sử dụng nhiều loại chất liệu nên

mang tính độc đáo, thẩm mỹ, hình dáng, màu sắc và ấn tượng cao, thu hút được nhiều khách tham quan và tăng cơ hội tạo được ấn tượng với những khách hàng, đối tác tiềm năng. Điều này góp phần rất lớn vào sự thành công trong chiến lược quảng bá sản phẩm và thương hiệu

Hình 7.18. Mẫu gian hàng Colorant Corea được Gia Long thiết kế

5.3. Gian hàng tự thiết kế

- Gian hàng tự thiết kế, hiện nay đang nhận được sự quan tâm của khách hàng bởi

tính chi phí thấp. Kiểu gian hàng này doanh nghiệp tự thiết kế và chuyển sang nhà thầu thi công để đáp ứng yêu cầu về bản vẽ thiết kế có sẵn của Doanh nghiệp. Tuy ít tốn về mặt chi phí và thời gian thiết kế nhưng thay vào đó gian hàng của quý Công ty sẽ không được ấn tượng và độc đáo, không thu hút được khách hàng tiềm năng từ cái nhìn đầu tiên. Từ đó sẽ

Hình 7.20. Dưới đây là những mẫu gian hàng do Công ty Gia Long thiết kế và thi cơng

Hình 7.22. Gian hàng Taiwan Smart Machinery do Gia Long làm đơn vị thi cơng

Hình 7.24. Gian hàng Qatar Pavilion tại triển lãm VietNam Medi - Pharm Expo 2019

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII

1. Anh chị hãy cho biết cách xác định thông tin và lên ý tưởng thiết kế gian hàng? 2. Anh chị dựa vào thông tin ở câu hỏi 1 sau khi đã thu thập đủ, thực hiện phác

thảo và lựa chọn công nghệ thiết kế gian hàng sẽ được thực hiện?

3. Anh chị dựa vào phác thảo đã làm ở câu hỏi 2, hãy thiết kế trên phần mềm đã học 1 gian hàng hoàn chỉnh?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Quang Hiển, Hồng Đức, Giáo trình thực hành 3ds Max 20XX, NXB

Thống Kê, 2009.

[2]. Tơ Tiến Vũ, Giáo trình V-ray 3.4 for Sketchup, 2017.

[3]. Randy L.Derakhshani, Dariush Derakhshani, Cơ bản về Autodesk 3Ds Max

2014 - Autodesk 3Ds Max 2014 essentials - Thiết kế tạo hình cơ bản và nâng cao, NXB

Bách Khoa Hà Nội, 2015.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế gian hàng triển lãm - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 86 - 96)