Năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng trong công việc của người lao động trong công ty TNHH changshin việt nam (Trang 67 - 69)

6. Cấu trúc ủa nghiên ứu

3.2 Một số gi ải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao độ ng trong công vi

3.2.3 Năng lực lãnh đạo

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy thực tế mức độ hài lòng của người lao động tại công ty đối với năng lực lãnh đạo còn ở mức thấp.

3.2.3.1 Bản chất cơng việc

Hiện cơng ty có bảng mơ tả cơng việc cụ thể cho từng vị trí, tuy nhiên mối liên hệ cơng việc giữa các phịng ban trong cơng việc chưa được làm rõ. Điều này dẫn đến các chồng chéo trong cơng việc. Để giải quyết tình trạng này, tác giả kiến nghị thống nhất các quy trình và biểu mẫu cơng việc, thể hiện rõ trách nhiệm thực hiện và hỗ trợ đối với từng vị trí trong phịng ban. Giải pháp này sẽ hạn chế được những trùng lặp hay đùn đẩy nhau trong công việc, tạo mối quan hệ hỗ trợ nhau trong công việc giữa các đồng nghiệp.

- Dựa trên báo cáo năng suất theo giờ trong hai tháng (tháng 8 & tháng 9) cho thấy khung thời gian làm việc từ 8-10 giờ sáng và từ 16-18 giờ chiều là khoảng thời gian năng suất giảm thấp so với tiêu chuẩn năng suất trong ngày (Phụ lục 12). Công việc sản xuất tại xưởng thường không vận động tay chân nhiều mà chỉ ngồi tập trung vào làm việc để đảm bảo năng xuất, điều này dễ dẫn đến tình trạng áp lực cao trong cơng việc. Do đó, tác giả đề xuất ý kiến để cải thiện tinh thần làm việc của người lao động bằng chế độ nghỉ giữa giờ (tea break) trong vòng 15 phút bắt đầu từ 9 giờ sáng và 17 giờ chiều tại các xưởng. Trong thời gian này, người lao động được nghỉ ngơi tại chỗ, sử dụng điện thoại và trò chuyện với nhau. Điều này tạo điều kiện cho người lao động vận động thoải mái và giảm mức độ tập trung vào công việc trong thời gian lâu dễ gây áp lực. Giải pháp này cũng đã được sử dụng ở một số công ty sản xuất lớn như Taekwang Vina, Scancom Á Châu, Thiên Nam, Bo Hsing.

Trong phần nghiên cứu định tính, nhiều ý kiến đưa ra cho rằng công việc sản xuất lặp đi lặp lại trong nhiều năm tạo ra sự nhàm chán, không hứng thú trong công việc và không tạo ra được sự kích thích làm việc, gây ảnh hưởng đến năng xuất. Trong trường hợp này, tác giả đề xuất cho áp dụng dự án Matrix skills – Job Rotation (phát triển đa kỹ năng – luân chuyển công việc) tại cho từng công nhân tiềm năng tại các khâu sản xuất xưởng sản xuất. Dự án này đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong các xưởng sản tại Nhật.

Nội dung thực hiện dự án (tham khảo Phụ lục 13)

- Tổ trưởng lập bảng danh sách các công nhân trong chuyền và các công đoạn trong chuyền sản xuất mỗi khi sản xuất mã hàng mới.

- Tổ trưởng đánh giá kỹ năng tay nghề của từng công nhân đối với từng cơng đoạn và cho điểm. Có 4 mức điểm để đánh giá 25% - 50% - 75% - 100%. Việc đánh giá được thực hiện 1 tháng/ lần vào cuối tháng.

- Tổ trưởng theo dõi kỹ năng của từng công nhân và đưa kế hoạch luân chuyển công việc dựa trên kết quả đánh giá kỹ năng của từng cơng nhân.

Lợi ích dự án đem lại là:

- Tổ trưởng có thể xác định cơng nhân trong chuyền của mình tốt về kỹ năng nào.

- Cơng nhân có đa kỹ năng, có thể thực hiện được nhiều công đoạn, tạo ra được sự hỗ trợ linh động trong những trường hợp cơng nhân tại cơng đoạn nào đó vắng, những cơng nhân khác có thể thay thế.

- Giảm sự nhàm chán của công nhân khi phải lặp lại một công việc trong thời gian dài, nâng cao được năng suất làm việc.

3.2.3.2 Năng lực lãnh đạo của Ban quản lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực tế mức độ hài lòng của người lao động tại Công ty đối với năng lực lãnh đạo còn ở mức thấp (trung bình = 2.9609) so với thang đo Likert 5 mức độ. Trong đó thành phần cần được cải thiện nhiều nhất (trung bình = 2.91) đó là vấn đề liên quan đến việc tham gia đóng góp ý kiến vào các quyết

định quan trọng trong công việc, người lao động thường có xu hướng khơng hài lòng với các quyết định của cấp trên do tâm lý cho rằng ban lãnh đạo chưa có đủ kinh nghiệm thực tế trong cơng việc. Từ đó, người lao động khơng hồn tồn tin tưởng để thực hiện theo các quyết định. Vì vậy để nâng cao sự hài lịng về trong năng lực lãnh đạo, tác giả kiến nghị một số ý kiến:

- Lãnh đạo cần là người phân chia công việc hợp lý. Trước khi giao việc cần kiểm tra sự phù hợp với năng lực của từng người để phân chia. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao năng suất làm việc tại các phân xưởng sản xuất vì người lao động được làm việc đúng chuyên môn.

- Cấp lãnh đạo cần quan tâm đến cảm nhận của người lao động thông qua động viên, khuyến khích, đề xuất đào tạo các đối tượng tiềm năng, đánh giá cơng bằng năng lực đóng góp của mỗi cá nhân. Điều này sẽ tạo tâm lý yêu thích đối với cơng việc và nổ lực cố gắng để được công nhận của người lao động.

- Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng mềm và nâng cao năng lực quản lý cho các quản lý cấp trung, đặc biệt là các đội ngũ cấp trên của của khối văn phòng chủ yếu là những lao động thành nghề được tiến cử lên, có kinh nghiệm thực tế nhưng hạn chế về cách ứng xử và quản lý con người.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng trong công việc của người lao động trong công ty TNHH changshin việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w