5. Kết ủa lu ận văn
2.2.2. Nghiên cứu định lượng
2.2.2.3. Phân tích Cronbach's Alpha
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát
nào cần giữ lại. Khi đó việc tính tốn hệ số tương quan giữa biến -tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.3; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein, 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Các biến quan sát có tương quan biến -tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0.6).
Thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha thành phần thang đo sơ bộ ta được bảng tổng hợp 2.3 (xem chi tiết tại Phụ lục 4)
Bảng 2.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Apha thành phần thang đo sơ bộ STT Thang đo Mã số Số biến
quan sát Độ tin cậy Cronbach ’s Alpha Tương quan biến tổng nhỏ nhất 1 Uy tín UT 4 0.686 0.336 2 Chất lượng CL 4 8.825 0.584 3 Nhân viên NV 4 0.900 0.684 4 Cách thức thực hiện CTTH 5 0.757 0.269
5 Thông tin khuyến mại TTKM 3 0.806 0.563
Thang đo Uy tín có độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0.686 > 0.6, tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được lựa chọn.
Thang đo Chất lượng có độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0.825 >0.6 là thang đo lường tốt. Tất cả tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên đươc lựa chọn.
Thang đo Nhân viên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0.900 > 0.6 là thang đo lường tốt, tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên được lựa chọn.
Thang đo Cách thức thực hiện có độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0.757 >0.6 tuy nhiên trong đó có tương quan biến tổng CTTH_3 0.269 < 0.3. Khi loại bỏ biến CTTH_3 ta được hệ số Cronbach’s Alpha mới 0.809 và các tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên quyết định loại bỏ biến CTTH_3 trong các bước nghiên cứu tiếp theo. Ta có biến CTTH_3 là “Đối tượng được tham gia chương trình khuyến mại đa dạng”, trong các biến khảo sát ta đã có CTTH_1 là “Khách hàng có thể dễ dàng tham gia chương trình khuyến mại”. Trên thực tế để khách hàng dễ dàng tham gia chương trình khuyến mại thì ngồi cách thức thực hiện chương trình khuyến mại để khách hàng dễ dàng hiểu rõ và tiếp cận thì cũng có bao gồm nội dung đối tượng khách hàng được tham gia chương trình khuyến mại phải đa dạng để khách hàng có thể dễ dàng thỏa mãn điều kiện tham gia chương trình khuyến mại. Như vậy CTTH_1 cũng đã bao gồm ln CTTH_3 nên ta có thể loại bỏ biến này mà không gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và ý nghĩa thực tế.
Thang đó Thơng tin khuyến mại có độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0.806 > 0.6 là thang đo lường tốt, các tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên được lựa chọn.
Đối với thang đo sự hài lịng của khách hàng:
Bảng 2.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sự hài lòng STT Thang đo Mã số Số biến quan sát Độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Tương quan biến tổng nhỏ nhất
1 Sự hài
lòng
HL 5 0.720 0.338
Từ bảng 2.4 ta thấy thang đo Sự hài lịng có độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0.720 > 0.6, các tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên được lựa chọn.