CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU – LƯU MẪU I.1 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty LD phạm asset - phần 1: tổng quan về công ty (Trang 76 - 80)

- Bơm nước thải từ hố gas vào bồn phản ứng theo từng đợt (tùy thuộc vào lượng nước

CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU – LƯU MẪU I.1 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

I.1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Mục đích:

Lấy mẫu là một quá trình lấy mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm nhằm xác định phẩm chất qua 3 quá trình: cảm quan, hóa lý và vi sinh.

Ý nghĩa:

Quyết định kết quả phân tích.

I.1.1. Đối với nguyên vật liệu

I.1.1.1 Bột mì, tinh bột, đường, muối

- Lấy mẫu từ các bao đựng bột, đường, muối bằng xiêm lấy mẫu. Trước khi đặt xiêm vào bao thì xiêm phải được làm sạch. Đặt xiêm theo hướng vào phần giữa của bao và hướng từ dưới lên trên, máy xiêm úp xuống sau đó phải xoay xiêm 1800 rồi rút ra.

- Đối với những bao không xiêm được thì lấy mẫu bằng cách mở miệng bao.

- Tùy theo số lượng trong lô hàng mà lượng bao được lấy mẫu được quy định trong bảng sau:

Dùng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để tìm bao được chỉ định, lấy mẫu và xiêm các bao đã được chỉ định. Lấy mẫu vào khai inox khoảng 3 kg và trộn đều. Sau đó dàn đều lên khai hình vuông rồi chia hình vuông theo đường chéo thành 4 phần, lấy 2 phần đối diện sau đó trộn đều và tiếp tục lặp lại quá trình chia mẫu như trên cho đến khi lượng mẫu khoảng 300 ÷ 500g rồi chia làm 2 mẫu, 1 mẫu đem thử nghiệm còn 1 mẫu đem lưu.

- Tần suất lấy mẫu: Mỗi khi hàng nhập về.

Số bao trong lô hàng Số bao được lấy mẫu

Nhỏ hơn 5 Tất cả

Từ 6÷100 Không ít hơn 5

I.1.1.2 Dầu thực vật Olein

- Lấy một can bất kỳ trong lô hàng nhập. Rót dầu ra becher 500 ml khô, sạch.

- Dùng đũa thủy tinh khuấy trộn đều và chia thành 2 phần bằng nhau, 1 phần dùng để làm thí nghệm, còn 1 phần để lưu mẫu.

- Tần suất lấy mẫu: Mỗi khi hàng nhập về.

I.1.2 Đối với bánh bán thành phẩm và thành phẩm

I.1.2.1 Phôi sấy 1

- Chờ nhiệt độ nguội đến 400C. Khi phôi đang chảy xuống băng tải rồi dùng hộp nhựa hứng mẫu, sau 1÷3 phút lại lấy mẫu lần nữa. Cứ tiếp tục làm như thế khoảng 4÷5 lần, lượng mẫu được từ 150÷200 g, trộn đều mẫu rồi đem xay khoảng 100g.

- Tần suất lấy mẫu: khi sấy phôi được 2h30 phút.

I.1.2.2 Phôi sấy 2

- Mở nắp ngoài của máy sấy, chờ cho lồng quay đến nút (mở - đóng) của lồng sấy rồi dùng hộp nhựa đựng mẫu lấy mẫu ở 2 ngăn liên tiếp nhau (trong mỗi lồng sấy thì có 4 ngăn) khoảng một lượng 150÷200g, trộn đều mẫu rồi đem xay khoảng 100g.

- Tần suất lấy mẫu: Khi sấy phôi được 6h.

I.1.2.3 Mẫu bánh sau rang và sau tẩm

a. Sau rang:

- Dùng ca nhựa khô, sạch (>5l), có nắp đậy (vì mẫu này dùng để làm ẩm), hứng mẫu khi mẫu đã được rang xong, qua máy ly tâm để ráo dầu và chạy xuống băng tải.

- Tần suất lấy mẫu: mỗi giờ lấy 1 lần.

b. Sau tẩm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dùng ca nhựa khô, sạch (>5l), có quai sách hứng mẫu bánh ở ngay lồng quay sau khi đã tẩm gia vị

- Tần suất lấy mẫu: mỗi giờ lấy 1 lần

I.1.2.4 Hàm lượng muối và béo trong bánh

a. Hàm lượng muối:

- Tần suất thực hiện:

+ Đối với bánh sau chiên: sau 1h làm 1 lần. + Đối với bánh sau tẩm: sau 1h làm một lần.

b. Hàm lượng béo:

- Mẫu dùng để xác định hàm lượng béo được lấy từ mẫu dùng để xác định muối. - Tần suất thực hiện: Mỗi ngày chỉ xác định hàm lượng béo một lần vào đầu ca.

I.1.2.5 Bánh đã đóng gói

- Xuống trực tiếp phóng đóng gói để lấy mẫu.

- Lấy mỗi máy là 2 gói nếu có 2 máy đang đóng gói trở lên. - Lấy 4 gói nếu chỉ có 1 máy đang đóng gói.

- Tần suất lấy mẫu: Sau 4h lấy 1 lần.

I.2. PHƯƠNG PHÁP LƯU MẪU I.2.1. Bột mì, tinh bột, muối, đường I.2.1. Bột mì, tinh bột, muối, đường

- Khối lượng mẫu lưu: 150÷300g. - Lưu mẫu vào bao ni lông màu trắng.

- Ghi phiếu lưu mẫu: nơi sản xuất của nguyên liệu, tên của mặt hàng, ngày giờ kiểm, tên người kiểm rồi bỏ tờ phiếu này vào trong gói chứa bột mẫu lưu.

- Lưu mẫu trong tủ lưu.

- Thời gian lưu: khoảng 1 tháng, sau khi đã sản xuất hết nguyên vật liệu nhập về. I.2.2. Dầu

- Khối lượng lưu khoảng: 150÷300g.

- Lưu vào chai bằng nhựa, có nút đậy kín hoặc trong bao nilon màu trắng

- Ghi phiếu lưu mẫu: nơi sản xuất của nguyên liệu, tên của loại dầu, ngày giờ kiểm, tên người kiểm sau đó gián tờ phiếu này ở bên ngoài chai.

- Lưu mẫu trong tủ lưu

I.2.3. Phôi sấy và bánh sau rang tẩm

- Các mẫu này không cần lưu vì chỉ làm trong ngày, trong ca.

- Nếu làm chưa kịp có thể đựng mẫu trong hủ nhựa có nắp đậy, kín rồi ghi ký hiệu tên của từng loại và thời gian lấy mẫu.

I.2.4 Bánh đã đóng gói

- Số lượng lưu tùy thuộc vào sự hoạt động của máy mà lấy mẫu lưu nhiều hay ít, cứ một máy đóng gói thì lấy hai mẫu để lưu.

- Ghi phiếu mẫu: tên sản phẩm, số máy đóng gói, tên người đóng gói, ngày giờ lấy mẫu lưu, tên người lấy mẫu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty LD phạm asset - phần 1: tổng quan về công ty (Trang 76 - 80)