7. Cấu trúc khóa luận
2.3. Mục đích, quy trình xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu
2.3.2. Các kiểu bài tập đọc hiểu
2.3.2.1. Bài tập trắc nghiệm
*Khái niệm
Trắc nghiệm: theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Câu hỏi TNKQ là loại câu hỏi mà một số phương án trả lời đã được cho sẵn để chọn, trong đó thường có duy nhất một câu trả lời đúng. Nếu HS phải viết câu trả lời thì đó là những thông tin ngắn gọn và duy nhất đúng.
*Phân loại:
Có 3 dạng bài tập trắc nghiệm: + Câu hỏi dạng đúng sai
+ Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn + Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi + Câu hỏi điền khuyết
a) Câu hỏi dạng đúng – sai
Câu hỏi dạng đúng sai là dạng câu hỏi được trình bày dưới dạng một câu khẳng định mà học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng hay sai.
- Ưu điểm:
+ Câu hỏi loại này tương đối dễ viết, GV có thể soạn nhiều câu trong khoảng thời gian ngắn.
+ Chấm điểm nhanh, dễ dàng.
+ Học sinh ít phạm lỗi về mặt kỹ thuật hơn so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khác.
- Nhược điểm:
+ Xác suất chọn phương án đúng do đoán mị cao. + Có độ tin cậy thấp.
+ Khi soạn thảo nếu dùng nhiều câu nguyên văn trong SGK sẽ khuyến khích HS học thuộc lịng một cách máy móc.
+ Khó phát hiện ra những yếu điểm của HS. - Lưu ý phạm vi sử dụng:
+ Nên sử dụng hạn chế.
+ Chỉ thích hợp khi cần kiểm tra những kiến thức có tính chất gợi nhớ, tổng quát như khái niệm, định nghĩa, công thức hoặc kiểm tra vấn đáp nhanh.
+ Thường được sử dụng khi câu hỏi nhiều lựa chọn không đủ phương án nhiễu.
- Lưu ý khi soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng đúng - sai:
+ Các câu khẳng định phải có tính đúng sai chắc chắn + Sử dụng từ ngữ chính xác, ngơn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
+ Mỗi câu chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh tình trạng một câu có nhiều ý hoặc nhiều câu có chung một ý.
+ Nên viết những câu yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã học, tránh trích những câu nguyên văn từ SGK vì làm như vậy sẽ khuyến khích HS học vẹt.
+ Khơng nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai hay sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có tính chu kì trong một bài trắc nghiệm.
b) Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn
Đây là dạng câu hỏi TNKQ khó viết nhất nhưng lại cho độ tin cậy cao nhất. Dạng câu hỏi này được trình bày dưới hình thức gồm hai phần: Phần dẫn thường là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng và phần lựa chọn gồm bốn hay năm phương án trả lời cho sẵn để HS lựa chọn phương án trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất, những phương án trả lời không đúng được gọi là phương án nhiễu.
- Ưu điểm:
+ Được sử dụng rộng rãi nhất trong các hình thức TNKQ. + Có độ giá trị và độ tin cậy cao.
+ Trong cùng một thời gian chúng ta có thể kiểm tra được một phạm vi rộng về kiến thức của HS so với các loại trắc nghiệm khác.
+ Đảm bảo tính khách quan trong khi chấm điểm.
+ Có thể phân tích được tính chất của mỗi câu hỏi, xác định được những câu khơng có giá trị đối với các mục tiêu cần đánh giá để chỉnh sửa.
- Nhược điểm:
+ Để soạn một câu hỏi hay và đúng chuẩn rất khó và tốn nhiều thời gian. + Khó đo được khả năng trình bày suy nghĩ, cách diễn đạt, tư duy logic của học sinh.
+ Nếu khơng có hình thức kiểm tra thích hợp thì HS rất dễ nhìn bài nhau.
- Lưu ý phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng cho mọi loại hình kiểm tra
đánh giá, đặc biệt là rất thích hợp để đánh giá phân loại HS.
- Lưu ý khi soạn câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn:
+ Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn thể hiện được vấn đề gì muốn hỏi.
+ Phần lựa chọn, mỗi câu chỉ nên có từ bốn đến năm phương án lựa chọn trong đó chỉ có duy nhất một phương án đúng. Các phương án phải được vẻ hợp lý, có sức thu hút đối với những HS không thiết kế sao cho trông có vẻ hợp lý, có sức thu hút đối với HS không hiểu kĩ bài.
c) Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi
Loại câu hỏi này được thiết kế thành hai cột: cột trái gồm hai hay nhiều ý, mỗi ý là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh và cột phải cũng gồm hai hay nhiều ý, mỗi ý là phần trả lời cho câu hỏi hoặc phần bổ sung cho câu chưa hoàn chỉnh ở cột trái.
- Ưu điểm:
+ Trong một thời gian ngắn GV có thể kiểm tra được nhiều nội dung. + Phù hợp khi sử dụng để kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan, gần gũi, những định nghĩa, quy tắc, định lí hay lập những mối tương quan.
+ Thích hợp để đo các mức độ tư duy khác nhau.
+ Hạn chế được khả năng đốn mị nếu số lượng ý ở hai cột khác nhau. - Nhược điểm:
+ Nếu số ý trong mỗi cột quá dài, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc tất cả cột mỗi lần muốn ghép đôi.
-Lưu ý phạm vi sử dụng: Nên sử dụng hạn chế, chủ yếu là để kiểm tra
những kiến thức cơ bản cuối chương hay một chủ đề nào đó.
- Lưu ý khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm đối chiếu:
+ Số lựa chọn ở cột phải nên nhiều hơn số câu cần ghép ở cột trái nhằm tăng độ tin cậy, tránh tạo nên việc ghép đôi theo kiểu một - một.
+ Số ý trong mỗi cột không nên quá dài làm học sinh mất quá nhiều thời gian để đọc và lựa chọn.
+ Thứ tự các câu hỏi và câu trả lời tương ứng không nên trùng khớp nhau, mỗi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hoặc không sử dụng lần nào.
d) Câu hỏi dạng điền khuyết
TNKQ loại điền khuyết thường là những mệnh đề hay những phát biểu trong đó có những chữ hoặc câu quan trọng được chữa trống để HS trả lời vào. Nếu trình bày loại này dưới dạng câu hỏi, chúng ta gọi là câu trả lời ngắn. Nếu được trình bày dưới dạng một phát biểu chưa đầy đủ thì được gọi là câu điền khuyết.
- Ưu điểm:
+ Với loại câu hỏi này HS có cơ hội trình bày những câu trả lời hay, độc đáo, phát huy khả năng sáng tạo của HS.
+ HS khơng thể đốn mị mà phải nhớ và nghĩ ra câu trả lời. + Loại câu hỏi này giúp luyện trí nhớ cho HS khi học.
- Nhược điểm:
+ Thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm.
+ GV có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị của các câu trả lời sáng tạo, khác với ý của GV nhưng vẫn hợp lý.
+ Mất nhiều thời gian chấm điểm và các khoảng trống nằm rãi rác khắp nơi chứ không được sắp xếp thành cột.
- Lưu ý phạm vi sử dụng: Sử dụng hạn chế.
+ Chỉ sử dụng dạng điền khuyết khi câu trả lời ngắn, có tiêu chuẩn đúng, sai rõ ràng và các từ, cụm từ, kí hiệu, giá trị, ... cần điền phải là đơn trị.
+ Khi soạn câu hỏi dạng này nên tránh lấy nguyên văn những câu từ SGK ra để khỏi khuyến khích HS học thuộc lòng.
+ Chỉ nên chừa trong những từ quan trọng.
+ Trong mỗi câu chỉ nên có một đến hai chỗ trống, độ dài khoảng trống phải bằng nhau để HS khơng đốn được từ phải điền dài hay ngắn.
2.3.2.2. Bài tập tự luận *Khái niệm:
Tự luận là dạng kiểm tra quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong nhà trường. Nó cho phép học sinh trả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợp nhất, với một giới hạn tương đối rộng về nội dung. Do vậy, bài tập tự luận có thể đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp và sự sáng tạo trong trình bày của học sinh. Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng u cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi.
* Phân loại:
Câu hỏi tự luận hạn chế:
Là dạng câu hỏi học sinh có xác suất dự đốn câu trả lời cao với tỉ lệ 50 -50 Dạng tự luận hạn chế cung cấp thông tin giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ hơn, người trả lời có thể ước lượng được độ dài của câu trả lời, Với loại bài kiểm tra này việc chấm điểm dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn.
Câu hỏi tự luận mở rộng:
Là dạng câu hỏi mà số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu dẫn.
Dạng tự luận này bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời mở rộng, khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Loại câu này có thể phát huy khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo... nhưng khó chấm điểm và độ tin cậy khơng cao.
* Ưu điểm:
- Có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa ưên những trải nghiệm của cá
nhân.
- Đề kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị, tốn ít thời gian và công sức.
* Nhược điểm:
- Bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khỏ đại diện đầy đủ cho nội dung cần đánh giá
- Việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian.
- Các tiêu chí đánh giá thường khơng thống nhất do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm.
*Yêu cầu đối với kiểm tra viết dạng tự luận
- Nghiên cứu mục đích và nội dung vấn đề cần kiểm tra. Xác định được trọng tâm của vấn đề cần kiểm tra và tìm ra một sổ câu hỏi xác đáng bao quát được nội dung vấn đề.
- Ra đề chính xác, dễ hiểu, sát với trình độ các em, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy trí tuệ ở các em.
- Tổ chức cho học sinh làm bài thực sự nghiêm túc, tránh mọi tiêu cực trong khi làm bài, Thu bài đúng giờ
- Tạo điều kiện cho học sinh làm bài đầy đủ, không gây phân tán chú ý. - Giao bài cho hai người chấm độc lập và nhóm trưởng làm trọng tài quyết định điểm sổ cuối cùng nếu có sự chênh lệch thái quá. Chấm bài cẩn thận, có nhận xét về nội dung, hình thức trình bày và thái độ khi lảm bài...