CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Tài liệu thực nghiệm được xây dựng nhằm thực hiện định hướng đối mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao hiệu quả dạy và học Việt lớp 4 của trường Tiểu học. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm là HS của trường Tiểu học. Cụ thể, chúng tôi chọn trường để tiến hành thực nghiệm là trường Tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Chúng tơi chọn lớp 4A (47 học sinh) làm lớp thực nghiệm, lớp 4D (47 học sinh) làm lớp đối chứng. Các nhóm TN và ĐC của trường được chúng tôi lựa chọn đảm bảo chất lượng học tập tương đương nhau. Lớp TN do cô giáo Trần Thị Thu Hương phụ trách và HS được kiểm tra bằng hệ thống bài tập đọc hiểu mà nhóm nghiên cứu đề tài đã xây dựng, lớp ĐC cũng do cô giáo Ngơ Vũ Hồng phụ trách được kiểm tra theo hình thức bình thường theo chương trình của GV tự thiết kế.
Trước khi làm thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng một bài kiếm tra. Thơng qua bài kiểm tra để có thêm căn cứ trong việc lựa chọn đối tượng học sinh thực nghiệm. Từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả nhận thức của học sinh đạt kết quả chính xác nhất, việc so sánh giữa 2 nhóm học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phân loại đánh giá theo ba mức độ như sau: + Hoàn thành tốt (Điểm từ 9 - 10)
+ Hoàn thành (điểm từ 5 - 8) + Chưa hoàn thành (điểm dưới 5)
Bảng 3.1. Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm
Số bài Xếp loại
Chưa hoàn Lớp kiểm Hoàn thành tốt Hoàn thành
thành tra
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
4A 47 16 34% 28 59,6% 3 6,3%
4B 47 14 36,2% 28 59,6% 5 10,6%
Từ bảng so sánh trên tơi nhận thấy kết quả về năng lực, trình độ nhận thức của học sinh ở hai nhóm là tương đương nhau về các mức độ. Đây cũng chính là căn cứ để tôi yên tâm trong việc lựa chọn đối tượng để thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất. Kết quả so sánh giữa hai nhóm đối tượng được thể hiện cụ thể như sau: 60 50 40 30 20 10 0
Hoàn thành tốt Hoàn thành tốt Chưa hoàn thành
Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm
3.3.2. Thời gian thực nghiệm
Thời gian TN được tiến hành trong học kì 2 của năm học 2020 – 2021 từ 1/3/2021 đến 16/4/2021.
3.3.3. Tiến trình thực nghiệm
Đề tài chỉ được tiến hành TN trong 1 tháng của học kì II với 6 bài đọc hiểu lớp 4, tổng số 6 tiết học. Bởi vì trong khoảng thời gian đó, chúng tơi thực hiện trong đợt thực tập sư phạm, qua đợt thực tập này, chúng tơi mong muốn có một PPDH mới giúp kết quả học tập của HS đạt được cao hơn và HS hứng thú hơn. Do thời gian thực tập sư phạm hạn hẹp nên trong q trình TN, chúng tơi được sự hỗ trợ của GV chủ nhiệm để có thể hồn thành kịp thời.
Tiến trình TN của chúng tơi được chia thành các giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Thu thập số liệu trước TN
* Giai đoạn 2: Tiến hành TN
* Giai đoạn 3: Thu thập ý kiến của GV và HS * Giai đoạn 4: Xử lí thơng tin và phân tích kết quả
3.3.4. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm
* Đánh giá định tính
Việc đánh giá định tính được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trục tiếp với GV, HS nhóm TN. Phần đánh giá của GV hoặc nhận xét của HS với phiếu của bạn hay nhóm bạn được thiết kế sau tờ phiếu.
* Đánh giá định lượng
Các số liệu về điểm kiếm tra được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ các thang xếp loại hoàn thành tốt – hoàn thành – chưa hoàn thành.