Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình quản trị ở nước ta

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế tổ chức (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 30 - 32)

* Thống nhất lánh đạo chính trị và kinh tế

- Chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tiễn nhất của một Nhà nước, một giai cấp…, phản ánh nhận thức của xã hội, phản ánh các mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong hệ thống Nhà nước.

- Kinh tế là tổng thể những yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và lưu thơng các hàng hóa, dịch vụ.

- Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế nhằm đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị đồng thời tạo động lực cùng chiều cho mọi người dân trong xã hội.

Đây là nguyên tắc cơ bản của quản trị đổi với bất kỳ hệ thống nào. Nguyên tắc này là sự thể hiện tính quy luật về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, nhất là trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế không đi chệch mục tiêu, đường lối của Đảng đã đề ra.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quản lý kinh tế phải có quan điểm kinh tế-chính trị-xã hội tồn diện. Mọi tổ chức trong hệ thống chính trị phải hướng vào hoạt động phục vụ phát triển kinh tế. Mặt khác, các cơ quan quản trị kinh tế phải tránh quan điểm kinh tế đơn thuần, cục bộ, địa phương.

Đường lối chính trị sai sẽ làm cho nền kinh tế bị kìm hãm dẫn tới bế tắc, thậm chí tới mức khủng hoảng kinh tế.

Để đảm bảo nguyên tắc này, Nhà nước cần ban hành các chính sách, điều luật…, các quy định pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn định và củng cố các vấn đề xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Nguyên tắc tập trung, dân chủ

Nguyên tắc này đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, tối ưu giữa tập trung và dân chủ. Đó là tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ của tập trung.

- Biểu hiện của tập trung

+ Thống nhất đường lối, chủ trương, kế hoạch phát triển của cả hệ thống. + Thống nhất các cơ chế quản lý.

+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các cấp.

Để thực hiện đúng nguyên tắc tập trung, các nhà quản trị cần đưa ra một lề lối làm việc hợp lý.

- Biểu hiện của dân chủ

+ Cần xác định rõ phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của từng khâu, từng cấp và mỗi thành viên phải tự chịu trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm của mình.

+ Phát huy quyền dân chủ, chủ động sáng tạo của các cấp.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng và Nhà nước trong mọi lĩnh vực.

* Kết hợp hài hịa giữa các lợi ích

- Lợi ích là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.

- Lợi ích là một động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người, kích thích con ngưới hành động.

- Lợi ích cịn là phương tiện của quản lý nên phải dùng lợi ích để động viên con người nhiệt tình hăng say lao động, làm việc với năng suất cao, có tinh thần trách nhiệm.

Mặt khác, thực chất của quản trị doanh nghiệp là quản trị con người, là tổ chức tính tích cực những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị là phải chú ý đến quyền lợi, lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực lao động của họ.

Nội dung chính của nguyên tắc này là phải kết hợp hài hồ giữa ba lợi ích: Lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân. Trên cơ sở những địi hỏi của các quy luật khách quan.

Ngồi những lợi ích về vật chất con người cịn có lợi ích về tinh thần, có những động cơ tinh thần, tư tưởng thúc đẩy hoạt động lao động của con người như giá trị tinh thần của mỗi con người với xã hội, niềm tự hào vinh dự của họ làm thúc đẩy thêm hứng thú lao động và sáng tạo, con người cịn có quyền lợi về chính trị, tự do dân chủ, quyền được hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần.

* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề. Làm sao với một nguồn lực có hạn (cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật...) cần sản xuất ra một lượng của cải vật chất và tinh thần nhiều nhất đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển của xã hội. Việc quản lý ngày càng có hiệu quả cao khi tiến hành triệt để tiết kiệm nguồn lực đó. Có tiết kiệm thì mới mang lại hiệu quả. Sự tiết kiệm phải ở cả trong sản xuất và trong tiêu dùng.Vấn đề tiết kiệm cần quan tâm nhất là tiết kiệm thời gian. Tiết kiệm là quy luật của nền sản xuất xã hội dựa trên cơ sở phải sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng, cơ hội của doanh nghiệp.

Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi các chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh phải được tính tốn một cách kỹ lưỡng và lựa chọn chính xác. Xác định hiệu quả không chỉ trước mắt mà cả lâu dài, không chỉ hiệu quả kinh tế đơn thuần mà cả về mặt chính trị – xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường, không chỉ với người sản xuất mà cả với người tiêu dùng.

* Kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ

Nguyên tắc này là sự thể hiện của tập trung dân chủ trên cơ sở khai thác tốt nhất các nguồn lực của các địa phương như lao động, các tài nguyên thiên nhiên theo một kế hoạch thống nhất.

Nội dung của nguyên tắc này là mỗi ngành có trách nhiệm cùng với địa phương thống nhất về mặt quy hoạch, công nghệ khai thác... Các địa phương khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ở lãnh thổ mình quản lý phải cùng với ngành thống nhất các điều kiện mang tính pháp lý nhằm mục đích chung là tạo điều kiện cho các đơn vị ở địa phương phát triển.

3.4. Phương pháp quản trị doanh nghiệp a. Khái niệm a. Khái niệm

Từ mục tiêu quản trị, các quy luật khách quan và các nguyên tắc quản trị giúp các nhà quản trị trả lời câu hỏi “Phải làm gì”. Tuy nhiên vấn đề thành công hay thất bại của

quản trị cịn trơng chờ vào việc trả lời câu hỏi “Làm như thế nào”. Phương pháp quản trị chính là cơng cụ giúp các nhà quản trị trả lời câu hỏi này.

Phương pháp quản trị là tổng thể các cách thức tác động có thể có, có chủ đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị và khách thể quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn luôn biến động.

Những tác động của phương pháp quản trị ln là những tác động có mục đích nhằm phối hợp hoạt động, đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống cũng như các cơ hội bên ngoài. Từ mục tiêu quản trị quyết định việc lựa chọn phương pháp quản trị.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế tổ chức (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)