Nhiệm vụ của tổ chức lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế tổ chức (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 34 - 39)

Tổ chức lao động khoa học, hợp lý đũi hỏi phải giải quyết đầy đủ hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ về kinh tế

Tổ chức lao động khoa học phải tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng làm việc tốt, bảo đảm tiết kiệm vật tư kỹ thuật, tiền vốn. Để giải quyết những nhiệm vụ đó trước hết phải đảm bảo tiết kiệm lao động sống trên cơ sở giảm bớt hoặc loại trừ hoàn toàn những thời gian bỏ việc, ngừng việc trên cơ sở áp dụng những phương pháỏp lao động tiên tiến cũng như cải thiện việc sử dụng lao động vật hóa bằng cách xóa bỏ tình trạng ngừng máy móc thiết bị, nâng cao mức độ sử dụng chúng, tận dụng công suất,...

Nhiệm vụ tâm lý xã hội

- Tổ chức lao động phải đảm bảo không ngừng cải thiện điều kiện làm việc trên cơ sở cơ giới hóa, tự động hóa hoạt động sản xuất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, bảo đảm an tồn, vệ sinh cơng nghiệp.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động được học tập, nâng cao trình độ chun mơn.

- Tăng cường ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động cao.

Những nhiệm vụ trên của tổ chức lao động khoa học phải được thực hiện đồng bộ để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Nội dung của tổ chức lao động

Xuất phát từ nhiệm vụ đã nêu trên, nội dung nghiên cứu của tổ chức lao động bao gồm:

- Tổ chức q trình lao động: Bao gồm việc phân chia cơng việc và bố trí cơng nhân, tổ chức tổ sản xuất, tổ chức nơi làm việc, ca làm việc…

- Định mức lao động

-Tổ chức tiền lương: Bao gồm việc áp dụng chế độ, hình thức trả lương, trả thưởng… - Củng cố và tăng cường kỷ luật an toàn lao động.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, môi trường, nâng cao thẩm mỹ trong công nghiệp.

- Đào tạo nâng cao trình độ văn hố, kỹ thuật cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

4.1.2.. Tổ chức tổ sản xuất

* Khái niệm

Tổ sản xuất là một hình thức hợp tác lao động giữa các cơng nhân có cùng một nghề hoặc một số nghề kết hợp chặt chẽ với nhau do một nhiệm vụ sản xuất quy định.

* Nhiệm vụ của tổ sản xuất

- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu KH đã giao cho tổ.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách, chế độ thể lệ của Nhà nước, nội quy, quy tắc, quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp.

- Thực hiện kèm cặp cơng nhân mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật cho cơng nhân cũ.

- Thực hiện đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. - Thực hiện hạch toán kế toán.

- Quản lý lao động, quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng tổ viên trong tổ.

* Phân loại tổ sản xuất

- Căn cứ vào đặc trưng chun mơn hố + Tổ chuyên môn (theo nghề):

Gồm các công nhân cùng làm 1 nghề giống nhau chỉ khác cấp bậc để đảm đương một bước công việc trong dây chuyền sản xuất. Loại tổ sản xuất này thường được áp dụng ở những nơi lao động được cơ khí hố và có điều kiện phân cơng lao động tỷ mỉ.

Ưu điểm: Cơng nhân nhanh chóng thành thạo tay nghề, có khả năng thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, có điều kiện áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, định mức và trả lương theo sản phẩm chính xác, cơng nhân có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.

Nhược điểm: Công nhân chỉ biết một nghề, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ gặp khó khăn. Địi hỏi phải có đủ số lượng cơng tác, có điều kiện về khơng gian cho phép.

+ Tổ tổng hợp:

Gồm những cơng nhân có nghề nghiệp khác nhau để thực hiện tất cả các công việc của cùng một quá trình sản xuất. Cơng nhân trong tổ thành thạo một nghề và biết nhiều nghề.

- Căn cứ vào số nơi làm việc + Tổ một nơi làm việc:

Công nhân dễ dàng nắm được tình hình sản xuất ở nơi làm việc, đơn giản hố cho cơng tác định mức và trả lương sản phẩm. Tuy nhiên nếu không đủ khối lượng cơng tác sẽ dẫn đến lãng phí lao động.

+ Tổ nhiều nơi làm việc: - Căn cứ vào số ca làm việc + Tổ theo ca:

Công nhân trong tổ làm cùng một ca. Tổ quản lý cơng tác theo ca, tính lương và năng suất lao động lấy đơn vị là trong một ca.

Hình thức này tạo điều kiện cho việc thống kê, hạch toán rõ ràng năng suất của từng người, sinh hoạt tổ thường xuyên. Tuy nhiên bàn giao ca và xác định kết quả giữa các tổ phức tạp, dễ dẫn đến tình trạng giành thuận lợi về ca mình và để khó khăn cho ca sau.

Cơng nhân làm việc trong nhiều ca. Tổ tiến hành tổ chức quản lý và sản xuất trong 3 ca sản xuất. Tiền lương tính theo khối lượng cơng tác hồn thành trong 3 ca. Tổ được chia thành 3 nhóm.

Hình thức tổ ngày đêm có tác dụng đảm bảo sản xuất liên tục nhưng nhược điểm là khơng thống kê chính xác cơng việc của từng người, khơng thuận lợi cho sinh hoạt tổ.

4.1.3. Tổ chức nơi làm việc, ca sản xuất

Quá trình sản xuất và quá trình lao động vừa là quá trình tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội song đồng thời cũng là quá trình tiêu thụ các nguyên vật liệu, khấu hao máy móc thiết bị, sức lao động… Quá trình này được diễn ra tại nơi làm việc.

Nơi làm việc là một phần diện tích và khơng gian sản xuất được trang bị thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định. Đối với doanh nghiệp mỏ, nơi làm việc có thể là một gương công tác, một đoạn đường vận chuyển, một không gian nhất định.

Những biện pháp tăng năng suất lao động dựa trên cơ sở tổ chức lao động hợp lý trong doanh nghiệp đều được thực hiện ở nơi làm việc. Tổ chức nơi làm việc là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức quá trình lao động.

Nội dung của tổ chức nơi làm việc bao gồm:

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho nơi làm việc các công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng…

Nơi làm việc phải được thiết kế khoa học, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, trang bị phù hợp, đủ về số lượng, chất lượng, thiết kế các phương pháp và thao tác lao động hợp lý, xây dựng hệ thống mức cho nơi làm việc, tính tốn chính xác số lượng cơng nhân, số lượng sản phẩm trong một giờ tại nơi làm việc.

- Đảm bảo tính thuận tiện trong việc sử dụng các công cụ lao động, phương tiện kỹ thuật và tạo hứng thú tích cực cho người lao động.

Để đạt được điều đó u cầu cơng cụ lao động, phương tiện kỹ thuật phải được bố trí gần cơng nhân, dễ lấy, không cản trở hoạt động của công nhân, đúng quy cách, quy định…

- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh công nghiệp

Điều kiện lao động là tổng hợp của các nhân tố của môi trường sản xuất tại nơi làm việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của công nhân như ánh sáng, nhiệt độ, thơng gió, độ rung động…

Điều kiện lao động được sinh ra có thể bởi hệ thống lao động, sản phẩm, bởi môi trường lao động, bởi nội dung lao động, bởi bối cảnh kinh tế xã hội.

- Đảm bảo tính thẩm mỹ cơng nghiệp:

Là khả năng gây ra những cảm giác dễ chịu hỗ trợ cho hồn cảnh lao động có thể thu được nhờ mầu sắc, âm nhạc…

Tổ chức ca làm việc

* Tổ chức đảo ca sản xuất

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp mỏ thường tổ chức làm việc 3 ca/ngày đêm. Do điều kiện làm việc của người lao động giữa các ca là khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm sinh lý của người lao động giữa các ca cũng khác nhau nên cần tổ chức đảo ca sản xuất.

Thơng thường có hai hình thức đảo ca với thời gian đổi ca là sau 1 tuần làm việc. - Hình thức đảo ca thuận là hình thức đảo ca theo tuần tự của thời gian (sáng - chiều - đêm).

Lịch đi ca được bố trí như sau: Ca I → Ca II → Ca III → Ca I

Hình 3-1: Sơ đồ đổi ca thuận

- Hình thức đảo ca nghịch là hình thức đảo ca theo chiều ngược lại của thời gian (đêm - chiều - sáng).

Lịch đi ca được bố trí như sau:

Ca I → Ca III → Ca II → Ca I

Với chế độ cơng tác năm liên tục chỉ nên chọn hình thức đảo ca nghịch, với chế độ cơng tác năm gián đoạn có thể tuỳ chọn.

* Một số chú ý khi sắp xếp lịch đi ca

- Khoảng thời gian làm việc cũng như nghỉ ngơi phải phù hợp với luật lao động (Công nhân ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 5 đến 6 ngày).

- Đảm bảo tính chu kỳ của việc đảo ca là làm việc ở bất kỳ ca nào cũng có số ngày làm việc bằng nhau, sau một chu kỳ đảo ca (sau 3 lần đảo ca) số ca đêm là bằng nhau.

- Khoảng thời gian làm việc liên tục trong một ca không quá dài hoặc quá ngắn. Nếu quá dài năng suất lao động sẽ sút kém, dễ xảy ra tai nạn.Nếu quá ngắn thì sự thay đổi điều kiện lao động tâm sinh lý quá nhanh làm cơng nhân khó thích nghi, năng suất lao động có giai đoạn khơng ổn định.

Bên cạnh đó phải chiếu cố đến nguyện vọng có tính chất phổ biến của cơng nhân là cần có những khoảng thời gian nghỉ liên tục tương đối dài khi chuyển từ ca này sang ca kia và được phân bố nhiều lần trong tháng để thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi chăm sóc gia đình.

- Tạo điều kiện cho mọi người nắm vững lịch đi ca để tránh tình trạng lộn xộn hoặc vắng mặt trong công tác. Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Ngày Ca sản xuất Ca 1 Ca 2 Ca 3 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Ngày Ca sản xuất Ca 1 Ca 2 Ca 3

* Tổ chức làm việc trong ca

Con người trong quá trình làm việc cần phải nghỉ ngơi. Việc tổ chức hợp lý chế độ làm việc và nghỉ ngơi đóng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ, hứng thú và tăng khả năng lao động, sử dụng triệt để máy móc thiết bị, đảm bảo cho sản xuất liên tục.

Năng lực làm việc, %

Tổ chức làm việc trong ca là bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong ca sao cho quá trình lao động đạt năng suất cao nhất với chất lượng sản phẩm tốt nhất, đồng thời tránh tình trạng người lao động mất sức qúa giới hạn.

Khoa học quản lý đã sử dụng phương pháp kiểm nghiệm đối với những nhân cơng trung bình tiên tiến và đưa ra kết quả nghiên cứu khả năng làm việc của người lao động như (hình5-3).

- Thời kỳ làm việc thứ nhất:

1- Giai đoạn vào việc: Bắt đầu ca làm việc công nhân chưa đạt được năng lực làm việc cao nhất khi chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái làm việc mà phải có một thời gian nhất định để tạo ra các nhịp cử động ổn định và năng lực sản xuất tăng dần cho đến khi đạt lớn nhất. Thời kỳ này thường kéo dài từ 10 phút đến 1,5 giờ tuỳ theo dạng hoạt động và đặc điểm sinh lý cá nhân.

2- Giai đoạn năng lực làm việc ổn định và đạt max: Kéo dài từ 2ữ2,5 giờ

3- Thời kỳ giảm sút năng lực làm việc: Bắt đầu xuất hiện và tăng mệt mỏi, năng suất lao động giảm.

4- Thời kỳ nghỉ tập trung giữa ca: Để chấm dứt mệt mỏi thường bố trí nghỉ giữa ca từ 30 đến 60 phút.

- Sau khi nghỉ xong sẽ đến thời kỳ làm việc thứ 2, năng lực làm việc của công nhân cũng biến đổi như trên nhưng thời kỳ vào việc ngắn hơn, năng lực làm việc lớn nhất cũng nhỏ hơn và thời gian kéo dài cũng ngắn hơn, sự mệt mỏi cuối ca biểu hiện rõ rệt.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong ca như sau:

+ Giữa ca nên nghỉ từ 30 đến 60 phút để lấy lại sức khoẻ. Thời gian này nên dùng để ăn bồi dưỡng. Nếu nghỉ sớm hơn hoặc muộn hơn đều không tốt. Nghỉ sớm hơn sẽ làm gián đoạn thời kỳ năng lực sản xuất đạt lớn nhất, nếu nghỉ muộn hơn sẽ làm năng lực sản xuất giảm đáng kể trước khi nghỉ và không khôi phục đủ năng lực sản xuất sau khi nghỉ.

t (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 100 80 60

+ Nghỉ ngắn trong ca: Bố trí nghỉ ngắn xen kẽ trong ca, số lần và thời gian nghỉ tuỳ thuộc vào tính chất cơng nghệ, cường độ và mức độ nặng nhọc của cơng việc…., thường bố trí nghỉ 2 lần trước và sau nghỉ giữa ca. Hình thức nghỉ có thể áp dụng là nghỉ thụ động (nghỉ hoàn toàn) hoặc nghỉ tích cực (thay đổi cơng việc, hát, thể dục…).

4.2. TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 4.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 4.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế tổ chức (Dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)