* Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phương pháp này có ý nghĩa to lớn trong quản trị vì đối tượng quản trị là con người – một thực thể năng động và là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội.
Nội dung cơ bản của phương pháp giáo dục:
- Giáo dục chủ trong đường lối, chủ trương của Đảng, của doanh nghiệp để mọi người hiểu và quyết tâm xây dựng doanh nghiệp.
- Giáo dục tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật.
- Giáo dục ý thức làm chủ cho người lao động...
* Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào đối tượng quản trị thông qua lợi ích kinh tế để cho đối tượng quản trị tự lựa chọn phương án hành động sao cho có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Thực chất phương pháp kinh tế là đặt mỗi cá nhân, mỗi tập thể vào điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích chung của doanh nghiệp. Điều đó cho phép mỗi người tự lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Phương pháp kinh tế tác động đến đối tượng quản lý theo các hướng sau:
- Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cho từng thời kỳ, từng bộ phận.
- Sử dụng các mức kinh tế, các biện pháp địn bẩy kích thích kinh tế để lơi cuốn, thu hút và khuyến khích các cá nhân, các bộ phận phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Bằng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi người, mọi bộ phận trong doanh nghiệp.
* Phương pháp hành chính
Là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khốt mang tính bắt buộc đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu ai vi phạm sẽ bị sử lý kịp thời, thích đáng.
Nội dung của phương pháp thể hiện ở các thể chế pháp luật, các quy định, chỉ thị... Phương pháp hành chính có tác động ngay, có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Khi áp dụng phương pháp hành chính các quyết định được đưa ra thì bắt buộc cấp dưới phải
thực hiện mà khơng được phép lựa chọn. Phương pháp hành chính xác lập trật tự kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi người trong doanh nghiệp.
Phương pháp hành chính tác động đến đối tượng quản trị theo hai hướng:
- Một mặt ban hành các văn bản quy định bắt buộc nhằm thiết lập tổ chức và xác định các mối quan hệ hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp.
- Mặt khác đưa ra các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định hoặc hoạt động theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong doanh nghiệp hoạt động ăn khớp và đúng hướng.