Có sự kết hợp với các hoạt động trải nghiệm của học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học chủ đề hình học lớp 5 (Trang 40 - 41)

1.7.4.1 .Về phía giáo viên

2.1.4. Có sự kết hợp với các hoạt động trải nghiệm của học sinh

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù, nâng cao nhận thức về thế giới khách quan.

Hoạt động trải nghiệm trong mơn học Tốn nói riêng đã được hướng dẫn và Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh

nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, mơi trường”.

Trải nghiệm trong dạy học nói chung và trong mơn học tốn nói riêng có thể được tiến hành trên cả ba hoạt động: Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng; Trải nghiệm lời nói; Trải nghiệm hành động.

Trong mỗi tiết dạy nếu các em được trải nghiệm đầy đủ theo các hoạt động trên, các em không chỉ nắm vững kiến thức, năng động, sáng tạo mà cịn góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù.

Thông qua việc sử dụng biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với các hoạt động trải nghiệm, các em sẽ được khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cơ và cả người thân trong gia đình. Đặc biệt ngơn ngữ tốn học được chuẩn xác, khả năng lập luận trở nên logic, tư duy phát triển.

Để phát triển NLGQVĐ cho HS, GV khơng chỉ chú trọng tính logic của khoa học tốn học mà cịn cần chú ý cách tiếp cận vấn đề dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của HS. Chủ đề hình học có nhiều nội dung gắn với thực tiễn nên GV cần kết hợp với các hoạt động trải nghiệm của HS trong q trình dạy học chủ đề này, góp phần phát triển NLGQVĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học chủ đề hình học lớp 5 (Trang 40 - 41)